logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/01/2016 lúc 09:18:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hơn mười năm trước tôi có về thăm làng lụa Vạn Phúc.(1) Năm nay trong lúc đi tìm thành cổ Sơn Tây, trên đường về ghé qua làng lụa nổi tiếng xưa nay, được biết thêm: Vạn Phúc còn có mấy di tích độc đáo đã bao nhiêu đời: Đình cổ – Miếu xưa.

UserPostedImage
Cổng Miếu (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)

Từ Sơn Tây về Nhổn, có đường Xuân Phương rẽ phải, con đường nhỏ nhà cửa hai bên nửa tỉnh nửa quê. Chạy được một đoạn thì gặp một đoàn xe tải lớn nhỏ, chở đầy hàng hóa, ì ạch nặng nề nối đuôi nhau, vận tốc chừng mươi km/giờ. Mỗi khi có xe ngược chiều tránh nhau là đường bị tắc nghẽn, xe máy không dám len qua. Có lẽ đây là con đường tẽ cho giới xe hàng tránh trạm kiểm soát chăng. Vất vả lắm tôi mới qua được con đường chưa tới 10 km để về Hà Đông.

UserPostedImage
Một người đàn bà bi Thần Xà nhập (Net)


Vạn Phúc nay thay đổi nhiều, đường rộng phẳng phiu, cổng làng như cổng chào ngày nay, quảng cáo dán đầy hai trụ. Dãy quán lá ngày trước nay sửa sang đàng hoàng sạch sẽ hơn. Đường làng thành đường phố, những gian hàng tơ lụa sáng sủa mượt mà màu sắc tươi thắm hoàn toàn khác xưa.
Thoáng qua biết thế, tôi chạy tìm đình Vạn Phúc, một anh tài Taxi chỉ cho: “Bác vào một đoạn có miếu Vạn Phúc, cạnh miếu có con đường hẻm, chạy ra gần đường lớn bác sẽ thấy cổng đình. Bác đi đây là lối sau.”
UserPostedImage
Triệu Ngọc Ánh nhập vong Thần (Net)

Nhìn cổng miếu bốn trụ xây, một lối vào rộng thoáng giữa hai trụ chính vươn cao hơn hẳn hai trụ ngoài, bốn trụ đều có chạy chỉ đắp hoa văn đơn giản, đầu trụ có búp sen nở, có khắc câu đối chữ Hán. Tiết tấu kiến trúc hài hòa, toàn bộ màu đá Thanh, màu xi măng đằm thắm khơi gợi sự bình an đạo hạnh trong lòng khách thập phương. Hai cánh cổng gỗ bỏ ngõ, cảnh vắng lặng. Tôi có cảm tưởng mình đang đứng trước cổng đền thờ một bậc vĩ nhân lịch sử. Xưa nay Miếu chỉ lớn hơn am, thờ các oan hồn dọc đường, không qui mô như vầy. Ngôi miếu Vạn Phúc nằm ở tổ dân phố Độc Lập. Khuôn viên miếu khá rộng (1,000 m2), rợp bóng cây xanh. Đường vào miếu lát bê tông sạch sẽ.

UserPostedImage
Bò tế tặng dân nghèo (Net)

Ngôi Miếu có nhiều nét đặc biệt, khuôn viên rộng như thế nhưng cách thờ phượng lại rời rạc và măm mún. Một ngôi nhà ngói bốn gian chỉ có vách hai đầu hồi, để trống hai mặt trước sau. Trong nhà nhiều bàn ghế, một hai khung dệt như là một hội trường để dân làng sinh hoạt. Trước thềm nhà là gốc đa tím nghìn năm tuổi (?), dưới gốc đa một bàn thờ Thần Đa, kết bằng những tảng đá thiên nhiên nhẵn mặt, có một bia đá lớn khắc “Cây di sản Việt Nam, Viet Nam Heritage tree...”. Một bia đá khác khắc:

UserPostedImage
Cửa hàng lụa (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)

“Lịch sử Miếu Vạn Phúc.
“Miếu thờ Thành Hoàng A Lã Đê Nương. Thần Hiệu sắc phong: Quốc Vương Thiên tư, Hoàng Đại Vương.
“Bà sinh ngày 10 tháng 8 tại châu Tụ Long, đạo Tuyên Quang, cha là Hùng Thụy hậu duệ của vua Hùng, mẹ là Phạm Khương. Sau khi được lập làm Nga Hoàng đệ nhị Cung Phi ở thành Đại La, bà đi du ngoạn đến ấp Vạn Bảo, thấy cảnh đẹp dân cần cù, phong tục thuần hậu liền ở lại đây cho đến cuối đời.
“Bà dùng nhân nghĩa để cố kết lòng người, lấy hòa mục yên vui để xây nên mỹ tục. Bà dạy chữ, dạy nghề chăn tằm dệt lụa cho dân khiến vùng đất này ngày càng trù phú.
“Do công đức to lớn của Bà nên sau khi mất dân tôn Bà làm Thành Hoàng và lập miếu thờ tại nơi Bà hóa (ngày 25 tháng chạp).
“Những khi đất nước có giặc, các Tướng đến cầu Bà phù hộ đều được linh ứng. Nhiều Triều Đại Đế Vương đã ban mỹ tự và sắc phong, như:
“Trần Nhân Tông ban mỹ tự: Linh Ứng Phù Trấn Cứu Dân.
“Lê Trang Tông ban mỹ tự: Quang Khánh, Minh Chính, Bảo Tự.
“Từ thời vua Lê Hiển Tông đến thời vua Khải Định được ban 11 sắc phong hiện còn lưu giữ tại nơi thờ Bà.
“Miếu Vạn Phúc đã có trên nghìn năm và còn lưu truyền mãi mãi.”

UserPostedImage
Nơi thờ Thần Xà (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)

Đây đó trong vườn có những hang động nhân tạo tương tự và cũng nhang đèn quả phẩm. Một khu thờ lộ thiên tương đối lớn được thiết kế phía trong nhà hội, ngay vị trí nhìn ra cổng Miếu, không thấy bảng ghi thờ ai. Cách thiết trí thờ phượng khá trang nghiêm. Trên nền xi măng quét nâu rộng khoảng 5 m, sâu 1 m, phong bàn thờ là một bia đá rộng bằng đế thờ, cao chừng 2 m. Mặt bia khắc hai hình rồng không giống lắm, nhất là hai cái đầu chầu hỏa châu. Trước bình phong có hai bệ thờ nhỏ, một cao một thấp, đồ tế tự bình hoa chân đèn, phía trước là một lư hương đồng cao gần mét. Hai bên bàn thờ hai chân đèn cổ kiểu Nhật và hai độc bình gốm sứ cao trên 1.50 m.
Đang loay hoay chụp ảnh thì có một bác đến sau lưng, tôi nhờ bác giải đáp đôi điều.
- Thưa bác, linh vị thờ ở Miếu là ai?
- Miếu Vạn Phúc dựng từ năm 869, thờ vị nữ Thành Hoàng làng, bà A Lã Đê Nương, con cụ Hùng Thụy, hậu duệ vua Hùng. Bà là khởi tổ nghề dệt lụa của làng Vạn Phúc.(2)
- Tại sao nơi thờ ở đây lại khắc hình hai con Rồng mà không giống Rồng?
- Đây là chỗ thờ Thần Xà, do ngày cúng Bà vào đầu năm (2013), có cô Anh đến lễ bị đồng nhập, xưng là Thần Xà, phán rằng dân làng muốn làm ăn phát đạt thì phải có lễ tế Thần vào ngày 28 tháng giêng.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu online:

Vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch năm Quý Tỵ (2013), người dân trong làng nô nức kéo nhau đến miếu thắp hương, lễ Bà... Đây cũng chính là lúc thần xà lần đầu tiên hiển linh trước mặt mọi người: Trong lúc đợi hết tuần nhang để xin lộc mang về, chị Triệu Ngọc Ánh ngồi nói chuyện với một vài người ngoài hiên.
“Bỗng dưng mọi người thấy chị Ánh giơ hai tay lên trời, miệng kêu ú ớ Ối giời ơi, rét quá, rồi chị ngã vật ra nền nhà. Điều khiến mọi người ngạc nhiên hơn cả là chị này bắt đầu từ từ trườn xuống sân nhẹ nhàng như một chú rắn tiến về phía cây đa cổ thụ, lè lưỡi, hai mắt sáng quắc. Ai nấy có mặt lúc đó đều kinh sợ dựng tóc gáy. Nhìn hình ảnh chị Ánh người ta nghĩ ngay đến việc thần xà đã nhập vong vào chị. Vì thế, không chỉ riêng ông Diễm (thủ từ) và nhiều người khác hoảng hốt chạy thắp hương, cầu khấn khắp nơi trong ngôi miếu.
“Khi quay lại, người ta thấy chị Ánh lưỡi lè ra dài hơn, miệng há hốc, mắt trợn trừng trông rất dữ tợn. Mọi người sợ hãi chưa biết tính sao thì vong thần xà cất tiếng đòi gặp chủ tịch phường. Chủ tịch phường vắng mặt, thần xà đã căn dặn người dân ngày 28 tháng Giêng tới đây, dân làng phải làm lễ cúng bò để ngài ban phúc lành cho.(4) Sau đó chị Ánh tỉnh táo trở lại nhưng không biết gì về câu chuyện vừa xảy ra.”

UserPostedImage w
Cổng làng (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)

Thực hư chuyện “Thần Xà” không ai khẳng định rõ ràng, tuy nhiên Việt Nam là xứ đầy tín ngưỡng dân gian, mỗi miền một khác, nên tin hay không tùy người. Cũng do tâm lý này mà xã hội ngày nay lắm thầy trừ ma yểm quỉ, nạn “ngoại cảm” tìm hài cốt, thầy lang trị bịnh (đủ kiểu), giả thật chẳng ai biết. Từ đó, sinh ra lắm tệ nạn tưởng chừng vô phương cứu chữa. Nhà nước bó tay, pháp luật bị đông cứng do bùa phép của phường bất lương.
Không biết rồi xã hội sẽ đi về đâu!
Trần Công Nhung
(2015)
(1). “Lụa Hà Đông” trang 149 QHQOK tập 1
(2) Ở thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây có làng Vạn Phúc. Đặc điểm chung của các thần tích này là nữ thần Ả Lã Nàng Đê được thờ chung với Cao Vương (tức Cao Biền).
Thần tích làng Vạn Phúc cho biết, ông Hùng Thụy ở châu Tụ Long tỉnh Tuyên Quang sinh một con gái đặt tên là A Lã, hiệu là Đê Nương. Lớn lên, A Lã Nàng Đê lấy Cao Biền, rồi về ở làng Vạn Phúc.
Truyền thuyết A Lã Nàng Đê theo Nguyễn Tá Nhí qua nhiều thời kỳ: (tạp chí Hán Nôm trên Net ngày 12-05-2012)
Thời Hùng Vương.

Các bản thần tích nói việc nữ thần A Lã Nàng Đê xuất hiện thời Hùng Vương đều là dưới dạng âm phù, có nghĩa là Thần đã hoạt động trong thời gian trước đó, đến đây mới hiển linh để trợ giúp quốc gia.
Thời Hai Bà Trưng (40-43 CN)

UserPostedImage w
Lễ tế Bà (Net)


Phần lớn các bản thần tích về nữ thần A Lã Nàng Đê hiện còn đều ghi nhận Thần là danh tướng tài ba thời Hai Bà Trưng, song thành phần xuất thân công danh sự nghiệp thì có khác nhau.
Thời Triệu Việt Vương (346 -570).

- Thần tích làng Trung Hậu, huyện Yên Lãng (nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc) chép: ông Lã Hòa ở Châu Hoan, sinh được con gái đặt tên là Nàng Ngu, hiệu là Ả Lự. Sau ông Lã đem Ả Lự gả cho Triệu Quang Phục. Đến khi Quang Phục bị Lý Phật Tử đánh bại, phu nhân Ả Lự liền bay về trời.
Thời Cao Vương (864 - 874)

Thần tích ghi việc nữ thần A Lã Nàng Đê sống thời Cao Biền làm Đô hộ sứ ở Giao Châu, tồn tại khá phổ biến. Trong số các làng thờ Ả Lã làm Thành hoàng, thì loại thần tích này chiếm số lượng nhiều thứ hai. Ở thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây có làng Vạn Phúc. Đặc điểm chung của các thần tích này là nữ thần A Lã Nàng Đê được thờ chung với Cao Vương (tức Cao Biền).

Thần tích làng Vạn Phúc cho biết, ông Hùng Thụy ở châu Tụ Long tỉnh Tuyên Quang sinh một con gái đặt tên là A Lã, hiệu là Đê Nương. Lớn lên, A Lã Nàng Đê lấy Cao Biền, rồi về ở làng Vạn Phúc. Đến khi mất được dân làng thờ làm Thành hoàng, lại được triều đình sắc phong là “Đương cảnh Thành Hoàng Quốc Vương Thiên tử A Lã Nàng Đê chi thần”.

(3) Báo Người Đưa Tin ngày 17/3/13: Theo ông thủ từ, cây đa cổ thụ (thần đa) tuổi đã 1000 năm, đó là nơi “ông Hoàng Xà” sống. Còn chuyện tại sao trong miếu Bà lại có hai "thần" này, "ông Hoàng xà" có phải do bà A Lã Nàng Đê, thuần phục hay có liên quan như thế nào thì ông từ không rõ.
UserPostedImage
Cây di sản (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)

(4) Theo bác thủ từ thì ban đầu con bò cúng “thần xà” người dân định sau buổi lễ sẽ làm thịt để cả làng liên hoan. Nhưng nhớ lại lời dặn trong truyền thuyết của bà Đê Nương rằng: “Trâu bò cày ruộng cho ta để dân làng ta được no đủ. Vì vậy không được giết hại trâu bò...”. Nên chính quyền và người dân quyết định không làm thịt con bò nữa mà đem tặng cho một gia đình khó khăn ở làng Kim Lang (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Tin sách: Như đã thông báo sách Chuyện Riêng tập Vào Đời đã có nhưng không may phần lớn sách bị thất lạc, tác giả xin cáo lỗi cùng độc giả. Trong thời gian ngắn khi mọi việc ổn thỏa, sẽ thông báo để độc giả rõ. Liên lạc email: trannhungcong46@gmail.com, hoặc thư về P.O. Box 163, Garden Grove, CA 92842.
 
UserPostedImage
Lịch sử miếu (Trần Công Nhung/ Viễn Đông)


TRẦN CÔNG NHUNG
Theo báo Viễn Đông

Sửa bởi người viết 30/01/2016 lúc 09:22:08(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.