Thính giả Nguyễn Thành Giãng hỏi:
“Kính thưa Bác sĩ,
Tôi tên Nguyễn Thành Giãng, ở Ottawa, Canada.
Xin hỏi về việc thuốc multi vitamin.
Tôi uống thuốc multi vitamin của Centrum, mỗi ngày một viên.
Khi uống thuốc vô khoảng 2 tiếng đồng hồ sau thì tôi đi tiểu, và thấy nước tiểu lúc nào cũng vàng đậm, nhưng đi tiểu lần thứ
hai thì màu vàng nó lợt hơn. Tóm lại sau khoảng 4 tiếng đồng hồ thì nước tiểu bình thường.
Xin hỏi Bác sĩ như vậy là sao, và có nên tiếp tục uống thuốc hay không?
Cám ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Các thuốc vitamin và nước tiểu vàng
Tải để nghe hỏi đáp Y học: Các thuốc vitamin và nước tiểu vàng
http://av.voanews.com/cl...e8ed924e920_original.mp3Màu nước tiểu có thể giúp cho chúng ta biết về một số khía cạnh của sức khoẻ.
1) Bình thường, nước tiểu màu vàng nhạt do một chất gọi là urochrome (uro=nước tiểu; chrome=màu); hay urobilin.Thời
Trung cổ, một số người tưởng đây là vàng thật, định trích vàng từ nước tiểu nhưng dĩ nhiên thất bại. Chất này là hậu quả
của chất huyết sắc tố (hemoglobin) trong các hồng cầu trong máu. Các hồng cầu sống được chừng 120 ngày thì chết, bị
thay thế và huỷ hoại, thải ra chất bilirubin, do gan đào thải vào ruột và đi vào phân biến thành urobilinogen, rồi thành chất
stercobilin làm phân màu vàng. Một phần nhỏ urobilinogen được hấp thụ từ ruột vào máu và chuyển hoá thành urochrome
(urobilin). Nếu cơ thể không đủ nước, nước tiểu đậm đặc hơn, và vàng hơn do nồng độ urochrome cao hơn. Nếu uống
nhiều hoặc quá nhiều nước, urochrome nước tiểu bị pha loãng ra và gần như không còn màu vàng óng ánh.
2) Một số người bị bệnh phá huỷ hồng cầu nhiều quá (như bệnh sốt rét, bệnh huyết tán [hemolysis]), những người bệnh gan
không chuyển hoá bilirubin được, hay ống dẫn mật của họ bị nghẽn, trong máu chứa quá nhiều bilirubin, làm họ vàng da.
Một số bilirubin tan trong nước (conjugated bilirubin), được đào thải qua nước tiểu làm nước tiểu rất vàng và đậm. Trong
những trường hợp nghẽn ống mật, vì bilirubin không vào ruột nhiều, phân trắng như đất sét, nước tiểu rất vàng vì chứa
bilirubin, nhưng chất urochrome trong nước tiểu có thể thấp hơn bình thường.
Cho nên nói chung, lúc nào nước tiểu vàng cũng làm chúng ta nghĩ đến bệnh gan. Tuy nhiên, đa số trường hợp nước tiểu
vàng nhiều chỉ vì cơ thể thiếu nước và do đó tiết kiệm nước bị đào thải qua nước tiểu, do đó nồng độ urochrome tăng và
nước tiểu vàng.
Trong trường hợp người uống thuốc Centrum, các vitamin B được hấp thụ từ ruột, qua máu và phần dư được bài tiết vào
nước tiểu. Vài giờ sau, hết thuốc thì hết màu vàng. Đặc biệt vitamin B2 còn gọi là riboflavin (flavus có nghĩa là vàng) là chất
màu mạnh nhất. Vitamin C cũng như chất sắt cũng cho nước tiểu màu vàng, cũng như một số chất phụ trong một số thuốc
cũng làm nước tiểu vàng. Centrum Silver cho người già không có chất sắt. Một số thuốc như rifampin chữa bệnh lao,
nitrofurantoin (kháng sinh chữa nhiễm trùng đường tiểu) cũng có thể làm nước tiểu, nước mắt có màu vàng. Màu vàng có
thể làm hư quần lót đắt tiền cũng như màu vàng trong nước mắt có thể làm soft contact lens bị lấm màu. Một số thức ăn
như cải, cà rốt có thể làm thay đổi màu nước tiểu qua màu vàng ( do carotene). Thuốc trụ sinh ciprofloxacin làm nước tiểu
màu hồng hay đỏ. Một số em bé do nước tiểu bị một con vi khuẩn ngoài môi trường (Serratia marcescens) chuyển hoá gây
ra một chất màu đỏ; bác sĩ không kinh nghiệm và không cẩn thận có thể kết luận là em bé tiểu ra máu và thử nghiệm không
cần thiết.
Nhân dịp chúng ta bàn về các viên multivitamin, xin nhắc lại ở đây vài điểm sau:
1) Multivitamin cung cấp một số chất dinh dưỡng mà chúng ta không được cung cấp đầy đủ trong thức ăn uống. Ví dụ
người ta thấy phần đông người Mỹ ăn không đủ calcium, potassium, vitamin D và vitamin B12.
2) Tuy nhiên, đừng tin cậy quá nhiều vào những lời quảng cáo, nhà bào chế có thể gợi ý là thuốc của họ chữa bệnh này
bệnh nọ, nhưng họ không nói trắng ra vì FDA không cho phép vì không có bằng chứng cho các chất thuốc bổ "nutritional
supplements". Tuy nhiên FDA không trực tiếp quản lý (regulate) các loại thuốc bổ này nên người tiêu thụ cần tìm hiểu để
đừng bị lường gạt.
3) Nên uống đều đặn, nhưng coi chừng uống nhiều thứ cùng một lúc có thể chồng chéo lên nhau. Không phải càng nhiều
càng tốt. Ví dụ uống quá nhiều vitamin A có thể gây tật bẩm sinh (birth defect) nếu người phụ nữ có bầu. Trên 50 tuổi nam
cũng như nữ thường không cần uống thêm chất sắt.
4) Ăn những thức ăn tươi, lành mạnh, đa dạng vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
5) Những người có cách ăn uống riêng như ăn chay, không uống sữa, ăn kén, ăn ít để tụt cân nên tìm hiểu xem trong thực
đơn mình thiếu những chất gì. Ví dụ người không uống sữa, ăn bơ, phô-ma (dairy products) có thể cần uống thêm Calcium
và vitamin D.
6) Phụ nữ đang tuổi có thể có con cần được cung cấp đầy đủ chất folic acid (một loại vitamin B) tìm thấy trong đậu lăng
lentils, hạt đậu Hà Lan peas, rau xanh đậm (dark green vegetables, ví dụ: súp lơ xanh - broccoli, rau chân vịt - spinach, cải
bắp - collard or turnip greens, mướp tây - okra, và măng tây - asparagus). Thiếu folic acid làm hệ thần kinh bào thai phát
triển không bình thường (khuyết tật do ống thần kinh / neural tube defects). Từ 1998, ở Mỹ FDA khuyến cáo cho thêm folic
acid vào bánh mì và cereal. Các thuốc như Centrum cho phụ nữ có chứa chất này đủ theo mức khuyến cáo là 400
microgram/ngày. Các thuốc bổ dành cho các bà có bầu (prenatal pills) chứa gấp đôi số lượng trên, là 800 microgram/ ngày.
Chúc thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền