logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 07:51:20(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Có người đã hỏi: Tại sao ở hải ngoại viết báo xuân mà lại nhớ đến nhà văn Thanh Tịnh? Tôi là lớp hậu bối lại sinh sống và trưởng thành ở miền Nam thì hà cớ gì mà lại nhớ đến một nhà văn tuy viết từ thời tiền chiến nhưng là một nhà văn thuộc loại cổ thụ của văn học miền Bắc?

Việc gì cũng có nguyên do. Trong khi tôi nặn óc viết bài cho báo xuân ở hải ngoại, thì tình cờ tôi đọc được hai bài viết về nhà văn Thanh Tịnh về cách làm báo xuân ỏ trong nước. Hai bài viết này cùng nhìn về một tác giả nhưng lại có những cảm nhận khác nhau.

Một bài là Một cuộc đời Ngậm ngải tìm trầm Vương Trí Nhàn, đăng trên tạp chí Diễn Ðàn Văn Nghệ Việt Nam xuân Canh Thìn, 2000 và sau được đăng trong Cây Bút Ðời Người xuất bản năm 2005. Bài thứ hai là Sư phụ Thanh Tịnh làm báo Tết của Ngô Vĩnh Bình, đăng trên Văn Nghệ số Tết năm Canh Thìn. Ðọc cả hai bài báo đặc sắc này xong, tôi chợt nảy ra ý muốn viết một bài thứ ba cũng về nhà văn Thanh Tịnh. Hai nhà văn trên, có một thời gian gần cận tác giả Quê Mẹ thì viết là đúng rồi. Còn tôi tại sao, một người không quen biết lại có nếp sống nếp nghĩ khác xa với nhà văn Thanh Tịnh mà lại dám viết về ông. Câu trả lời rất ngắn, tôi yêu bài văn Tôi Ði Học từ lúc còn thơ ấu và hình như bài văn này đã trở thành một phần không quên trong ký ức của tôi. Thành ra, muốn diễn tả tấm lòng của một kẻ hậu bối đối với một nhà văn lớn của văn học Việt Nam, nhưng, lại kèm thêm nỗi xót xa, khi so sánh giữa Thanh Tịnh thời tiền chiến và Thanh Tịnh sau này.

Vương Trí Nhàn đã kể lại chuyện viết báo xuân của giới cầm bút miền Bắc trong thời chiến tranh:

“Năm sớm năm muộn xê xích chút ít nhưng nói chung hàng năm cứ đến khoảng cuối thánh mười một, đầu tháng chạp dương lịch, khi những chiếc lá bàng chuyển dần từ màu xanh sang màu đồng điếu, thời tiết bắt đầu ngả hẳn sang mùa đông, trời đất thấm lạnh đôi khi có thể giá rét thấu xương- thứ rét ngọt như người ta vẫn nói- thì cũng là lúc dân làm báo Hà Nội chúng tôi bắt tay vào một công việc thuộc loại vất vả trong năm là chuẩn bị những số báo Tết.
Ðời làm báo những năm chống Mỹ, dù không tất bật và lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một cuộc cạnh tranh sôi động như thời kinh tế thị trường hiện nay, song so với nhiều nghề khác trong guồng máy làm các ấn phẩm có liên quan đến chữ nghĩa thì cũng là bận rộn hơn hẳn. Lo làm dâu thiên hạ mà! Tháng nào tuần nào cũng phải tự trình diện trước dư luận và cấp trên tất cả phong độ của một kẻ đứng đắn và thành thạo trong làm nghề kể đã cũng mệt lắm chứ. Nữa đây là báo tết! Ở tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội nơi tôi đã công tác những năm ấy, có lệ mỗi lần Tết đến, mọi phóng viên trong tòa soạn phải góp một bài để số báo có chất lượng. Thơ thẩn còn không ngại, chứ đến truyện ngắn và các mục râu ria như giai thoại, thơ vui, câu đối cùng nhiều thể tài gọi là tạp nhạp khác, thì quả thật viết đã khó, mà chạy ra bài lấp đầy các số báo cũng không dễ. Hình như hồi ấy, chúng tôi thường bận tâm vì những suy nghĩ nghiêm trang nên tay nghề xoàng xĩnh và không biết làm hàng như về sau này. Bởi vậy vừa dọn dẹp bài vở cho số Tết, vừa nhăn nhó và cứ nghĩ đến việc phải vẽ vời cho ra được dăm ba bài chọc cười mọi người, nhưng đã thấy lúng túng, bụng bảo dạ mình thì làm cho ai cười được vì có ai làm cho mình cười được đâu…”

Mọi người đều khó khăn khi viết mà phải “lách” để theo đúng “lập trường” nhất là trong những bài báo xuân đuơc đảng và lãnh đạo để ý. Nhưng trừ Thanh Tịnh:

“Những lúc ấy nhà văn Nguyễn Minh Châu thường nhìn cánh “trực biên tập” (tức là đang lo dựng các số báo) một cách thương hại và tủm tìm: “Trông kia kìa chắc cụ Thanh Tịnh đã viết được vài bài rồi, giờ lại đang viết tiếp đấy. Tết năm ngoái đọc sơ sơ các báo, mình đếm chắc chưa đầy đủ mà đã có đến chục bài ký tên Thanh Tịnh. Ở nhà này về khoản làm báo cánh cầm bút lớp sau cứ gọi là xách dép cho cụ Tịnh cũng không đáng”.

Cố nhiên là Nguyễn Minh Châu không nói oan cho Thanh Tịnh chút nào. Ðóng góp của ông cho các báo xuân làm cho chúng tôi ngạc nhiên vì như bắt gặp một Thanh Tịnh khác so với người chúng tôi vẫn gặp. Có cảm tưởng như sau một năm dông dài ông chợt nhớ ra phải làm việc nào đó để bù lại tháng ngày đã mất. Và mỗi lần thấy ông vừa thở phì phì, vừa bước những bước nặng nề đi lại trong phòng để ngẫm nghĩ rồi thỉnh thoảng lại quay vào bàn ghi ghi chép chép, rồi hào hứng cười thầm như tự thưởng cho những ý nghĩ hóm hỉnh của mình thì chúng tôi chỉ còn có cách bảo nhau rằng- hẳn ngày xưa một ông đồ già lọ mọ lúc lại đống bồ cũ, lấy ra mất thỏi mực, mấy tờ giấy hồng điều, thử lại vài cây viết mốc meo bấy lâu xếp xó trước khi ra phố bò toài trên chiếu viết thuê các loại câu đối tết, chắc cũng có cái vẻ mải miết tương tự”

Và từ những ngày làm báo Tết ấy, Vương Trí Nhàn đã nghĩ rộng ra để có nhận xét về nhà văn Thanh Tịnh, của ngày xưa và của hiện tại bây giờ, của sự tồn tại trong văn học. Ông cho rằng sự tồn tại của Thanh Tịnh thời tiền chiến là một điều không thể thiếu cho chân dung Thanh Tịnh nhà văn muôn đời. Vuơng Trí Nhàn nhận xét: “Thanh Tịnh là thế, là “cuốn theo chiều gió”, là “ngọn cỏ gió đùa” là nương theo sự xô đẩy của hoàn cảnh mà tìm lấy tính chủ động, ở đâu thì cũng giữ lấy vai nghệ sĩ của mình và hình như càng gặp những điều kiện sống khó khăn không ổn định ông càng trở nên sinh động tự nhiên và nổi bật lên với khả năng thích ứng. Ngược lại sẽ hiện ra sẽ sống khó khăn thậm chí ông yếu đuối lạc lõng lúng túng trong những hoàn cảnh ổn định, mọi thứ sắp xếp đâu vào đấy”.
“Một nhà văn như Thanh Tịnh, với hơi hướng thời tiền chiến thuộc về một quá khứ mà “người ta” đang muốn chôn vùi. Và thứ văn chương như Quê Mẹ dẫu sao cũng là thứ văn hiu hắt buồn tẻ của một thời đã xa lắm rồi, một người đã viết nên một thứ văn như thế làm sao có thể bắt ngay vào nhịp sống mới. Tuy không nói ra nhưng hồi ấy hầu như tất cả đều nghĩ thế. Mỗi lần bàn về Thanh Tịnh thường mọi người bảo nhau: Thôi cứ để cụ tùy nghi viết gì thì viết, còn phần công việc chủ yếu sẽ phải do lớp trẻ gánh vác. Nhưng khi đã nghĩ như thế tức là mọi người không còn coi Thanh Tịnh như một chiến sĩ bình đẳng với mình. Tức ông đã sớm trở thành một thứ cựu chiến binh ngay trong thời gian tại ngũ. Có cái rỗi rãi của người được nuông chiều, có cái tùy nghi của người không bị ràng buộc. Nhưng chính vì thế lại dễ trở nên lạc lõng. Tiếng thở dài hàng ngày của ông- ông tập thở theo lối dưỡng sinh- vẫn cất lên đều đều khi bước chân nặng nề đưa ông từ gác xuống nhà, từ nhà lên gác, song đáp lại tiếng ngân vang của nó chỉ là một sự im lặng buồn tẻ…”

Khác với Vương Trí Nhàn, nhà văn Ngô Vĩnh Bình viết về Thanh Tịnh với cả sự kính trọng và thân ái: “Ðược ở gần ông ngót chục năm tôi biết ông là một “tỷ phú”, là một người giàu có. Không phải ngẫu nhiên mà anh em báo chí văn nghệ ở “phố nhà binh” gọi ông là “pho tự điển sống” là “bậc huynh trưởng”. Ông không chỉ viết báo Tết, làm báo Tết giỏi mà còn chỉ cho nhiều nhà báo trẻ cách viết báo, làm báo Xuân một cách rất cụ thể, như thầy trò, như bầu bạn như đồng nghiệp… Thanh Tịnh là vậy, làm báo, viết báo, kể cả báo Tết báo Xuân cái gì cũng cứ nhẹ tênh tênh nhưng để theo ông, học ông thật chẳng dễ chút nào. Ðôi khi chỉ là để hiểu ý ông thôi mà mươi năm, mà cả đời người vẫn chưa làm được.”

Thanh Tịnh sống ở Hà Nội, một cuộc sống độc thân, lặng lẽ, cô độc trong căn phòng nhỏ, một giường một chiếu ở trong tòa soạn của tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội. Ðời sống dường như thiếu sinh khí, cả về đời thường lẫn đời sống văn chương. Trong chế độ chuyên chính xã hội chủ nghĩa, lãng mạn mơ mộng là một điều cấm kỵ… Và thơ văn rốt cuộc cũng không thực dụng bằng những bài độc tấu trực tiếp phục vụ chế độ, phục vụ giai cấp hơn. Ðó là trường hợp của Thanh Tịnh: “bạc đầu mới biết lạc đường/ tay không nay lại vẫn hoàn tay không/ mộng làm giọt nước ôm sông/ Ôm sông chẳng được tơ lòng gió bay…”

Nhà văn Nguyễn Khải trong tập đoản văn “Chuyện nghề “có nói về cảnh ngộ của Thanh Tịnh với nhiều thương cảm: “… Vẫn nghe nói trước khi mất anh có đọc một câu thơ với ai đó, một câu thơ nhức buốt về những ngày cuối của một tuổi già: Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân (Đường nhỏ gió lạnh thổi dồn vào một người)

Anh Thanh Tịnh ơi! Thì ra anh vẫn rất buồn ư? Ngoài mặt thì anh luôn luôn cười, thích nói vui và nói tếu để bạn bè cười, đàn em cười, mình cũng được cười theo nhưng trong lòng thì buồn lắm, buồn đến nẫu ruột.”
Một buổi sáng cuối tuần, nằm trong chăn ấm, với những cuốn sách quen thuộc chung quanh, tự nhiên tiếng mưa ngoài trời gợi lại cho tôi một diều gì bâng khuâng khó tả. Có những cảnh ngộ , khi trải qua rồi mới thấu hiểu được. Tôi nghĩ đến bài phỏng vấn nhà văn Thanh Tịnh của tạp chí Sông Hương xưa kia với bài thơ mà nhà văn tiền chiến tâm đắc nhất. Bài “Gặp lại” như một nỗi niềm khi trở về Huế nhìn lại cảnh cũ nhưng với nhiều trái ngang:

“người cũ đây rồi bạn cũ đây
cầm tay lại nói chuyện chia tay
ba mươi năm chẵn xa lâu nhỉ
mà tưởng cách nhau có mấy ngày
giòng giòng kỷ niệm tuôn xuôi ngược
lẫn lộn vui buồn dệt ngổn ngang
cũng quên khóc trước hay cười trước
chỉ nhớ bên song nắng trải vàng

chuyện dài chưa hết bỗng ngồi yên
biết nói làm sao hết nỗi niềm
tóc bạc ngỡ ngàng hai mái tựa
thẹn thùng như buổi gặp đầu tiên.”
Bỗng dưng tôi hiểu được phần nào tâm tư của một nghệ sĩ phải cam chịu những dông bão của cuộc đời.
Nguyễn Mạnh Trinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.