TNO) Đối với bệnh nhân tiểu đường, tất cả các thực phẩm và đồ uống đều được cân đo đong đếm vì lơ là một chút, lượng đường trong cơ thể sẽ dễ dàng gia tăng.
Do đó, theo trang tin healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, khi chọn nước giải khát, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những điểm sau:
Sữa
Giàu vitamin và can xi, sữa chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Nhưng sữa cũng rất giàu calo và carbohydrate. Sữa chứa calo nhưng bạn có thể chuyển sang sữa tách kem hoặc sữa có hàm lượng calo thấp. Sữa đậu nành là lựa chọn thay thế tốt sữa bò nguyên kem.
Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng sữa đậu nành thay sữa bò nguyên kem - Ảnh: ShutterstockNước trà
Trà giúp tươi tỉnh và giàu chất chống ô xy hóa có thể làm cho bạn trẻ. Tuy nhiên, bạn phải uống trà không đường. Nếu không uống được, bạn có thể thêm một ít đường dành cho bệnh nhân tiểu đường. Để tránh nạp thêm calo, bạn cần uống trà với sữa tách kem.
Nước trái cây
Nước trái cây tươi là một kho chứa các chất dinh dưỡng giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Uống nước trái cây và nước rau quả nên ở mức độ vừa phải và luôn lưu ý đến lượng calo, carbohydrate và sodium (chất trong muối) nạp vào cơ thể.
Nên ăn trái cây và rau quả nguyên dạng của nó vì chứa nhiều chất xơ, tốt cho sức khỏe hơn. Nước ép rau quả tốt hơn nước ép trái cây xét về lượng carbohydrate và calo.
Cà phê
Bệnh nhân tiểu đường có thể uống cà phê, nhưng nên lựa chọn loại cà phê đen, không có kem và đường. Nếu bạn không thích uống cà phê đen, thì có thể thêm sữa tách kem và loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Nước uống
Nước lọc không cung cấp calo, chất béo và carbohydrate. Nước sẽ không ảnh hưởng đến trọng lượng và hàm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước. Bạn nên bổ sung nước với các loại chất làm ngọt tự nhiên như mật ong và cũng có thể uống nước chanh.
Rượu
Hỏi ý kiến bác sĩ, nếu bạn có thể uống rượu được. Rượu có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu của bạn.
Huỳnh Thiềm
Source: news.yahoo.com