logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/02/2016 lúc 07:32:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,132

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chương trình 20/20 với bà Diane Sawyer của đài ABC NEWS, phát sóng tối Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016, có cuộc

phỏng vấn đặc biệt bà mẹ đau khổ, mẹ của Dylan Klebold, một trong hai tay súng đã gây ra cuộc thảm sát đẫm

máu xảy ra vào ngày 20 tháng 4 năm 1999, tại trường Columbine High, thành phố Littleton, Colorado, lấy đi sinh

mạng của 12 học sinh, một thầy giáo, làm bị thương 24 người khác trước khi quay súng vào đầu tự kết liễu đời

mình.

Đây là lần đầu tiên kể từ biến cố kinh hoàng gây chấn động toàn quốc ấy, bà Sue Klebold, mẹ của Dylan Klebold,

lên tiếng nhân dịp bà cho trình làng tập ký sự có nhan đề: “A Mother's Reckoning: Living in the Aftermath of

Tragedy,” tạm dịch là: “Suy nghiệm của một bà mẹ phải sống với hậu quả của tấn thảm kịch.” Tất cả lợi nhuận thu

được từ việc phát hành sách sẽ được sung vào quỹ nghiên cứu từ thiện tập trung cho các vấn đề tâm thần.

Dáng vẻ thanh mảnh, mái tóc bạc trắng, nét buồn thương đọng trong ánh mắt chưa hết ngơ ngác, bà kể: “Sau tai

họa bất ngờ giáng xuống, tôi không bao giờ ngưng nghĩ về các nạn nhân trong vụ và gia đình họ. Tôi ngồi đó, đọc

các bài viết về họ, nghĩ ngợi nếu như hoàn cảnh thay đổi, khiến con tôi bị một đứa trong số các trẻ không may kia

bắn chết, chắc chắn tôi cũng ở trong tâm trạng của các bậc cha mẹ này thôi!”

Bà nói tiếp: “Chưa bao giờ có một ngày trôi qua mà tôi không nghĩ về các nạn nhân đã bị con tôi gây hại.” (bà

dùng chữ “harm”) Đến đây, bà Diane Sawyer ý nhị hỏi lại: “Bà chỉ nói là ‘gây hại’ thôi ư?”

Người mẹ khốn khổ trả lời: “Tôi cảm thấy có chút dễ dàng khi dùng chữ này thay vì hai chữ “giết hại” dù rằng quả

tình đã chẳng có một lúc nào tôi không đau buồn kể từ khi biến cố xảy ra. Kinh khủng vô cùng khi cứ phải sống với

sự thật là đứa con mình chăm chút nuôi dạy với tình thương yêu mà lại giết người một cách tàn bạo như vậy!”

Bà Klebold thú nhận trước khi vụ Columbine xảy ra, bà luôn thấy mình là một trong số các bà mẹ tin chắc không có

điều gì sai trái nơi đứa con mà mình không sớm nhận biết. Tiếc thay, thảm kịch đã phá vỡ niềm tin ấy. Bà tâm sự

tiếp: “Tôi thường nghĩ tình thương yêu và sự cảm thông giữa mẹ con là những yếu tố bảo đảm an toàn. Nếu có

điều gì sai quấy nơi các con, tôi phải biết. Thực tế là tôi không biết gì cả và một bà mẹ trong hoàn cảnh tôi, làm

sao có thể sống được với sự thật này? Tôi tưởng tôi là một bà mẹ đủ tốt để cho con tôi có thể nói với tôi bất cứ

một điều gì. Cho nên tôi choáng váng khi biết ra những gì tôi xác tín với chính mình, khư khư sống với chúng, về tư

cách làm cha mẹ của tôi, thực tế chỉ là do tôi tưởng tượng trong đầu thôi! Con tôi có một thế giới riêng của nó,

hoàn toàn khác.”

Dường như không chỉ riêng bà Klebold trải qua kinh nghiệm buồn bã này mà có thể nói tuyệt đại đa số nhân gian

đã và đang hàng ngày luôn tưởng mình biết rõ người bên cạnh: cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em, bạn đồng

nghiệp, người tình... như biết rõ con đường đi về nhà, đi đến chỗ làm việc hay đến nơi hẹn hò; như biết rõ đường

chỉ tay trong bàn tay mình; thậm chí, như biết rõ trong túi áo mình có hay không có cái gì? Chả thế mà một nhà thơ

tiền chiến đã viết: Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó, đến khi hay, gai nhọn đã vào chân. Thế giới bên trong con

người vi tế và uyển áo, là một vũ trụ thu nhỏ với nhiều bí ẩn không bao giờ khám phá hết. Nó khác hẳn ngoại hình

với cấu trúc và y phục, căn bản, xem ra không khác nhau là mấy giữa người này, người kia và nếu có khác thì cũng

dễ nhận biết hoặc đánh giá. Trong mắt bà Klebold, cậu Dylan là đứa con bà vẫn nhìn thấy hàng ngày, cũng giống

các anh em khác của nó, có thể hay hoặc dở hơn tí chút, là cái hình ảnh bà giữ trong đầu với kỳ vọng của chính bà

về cậu từ khi lọt lòng rồi lớn dần theo thời gian, trở thành một chàng trai thanh lịch với mái tóc vàng gội chải sạch

sẽ, nụ cười tươi tắn và đôi mắt dấu sau cặp kính đen thời trang rất hợp với khuôn mặt. Cái hình ảnh ấy luôn chói

lòa trong tâm trí bà, ngăn tầm mắt không cho bà nhìn đúng để có thể lưu ý sự biến dạng của nó do ngoại cảnh tác

động, chưa kể tâm lý cầu an của mỗi bà mẹ nhiều khi từ chối những cơ hội thử thách, dù bộc lộ rõ nhưng bà

không muốn tin.

Cùng tâm trạng này, người thân trong gia đình cậu Seung-Hui Cho đã bỏ qua những dấu hiệu báo động đáng quan

ngại về sức khỏe tâm thần của cậu bắt đầu từ thơ ấu, bằng lòng với sự chạy chữa có tính cách giai đoạn cho tới

buổi sáng ngày 16 tháng 4 năm 2007, khi cậu bất thần nã súng vào khuôn viên trường đại học Virginia High Tech,

sát hại 32 nhân mạng, làm bị thương 17 người nữa rồi tự kết liễu đời mình thì mọi người mới đổ xô ra nhận diện

con người thật “bệnh hoạn” của cậu. Trước đó, dù có thời gian, những “vấn đề” của cậu đã không được cả gia

đình lẫn xã hội quan tâm nhìn thấu suốt để chữa trị đúng mức. Đứa bé u sầu, cách biệt, lặng lẽ trong một gia đình

lao động Nam Hàn từng được coi là một đứa bé ngoan, vâng lời, ít nói. Ở tuổi trưởng thành, những câu viết “hung

hãn” lạ thường trong bài tập của cậu được thầy giáo, bạn bè ghi nhận, lưu ý nhưng không ai làm gì cả vì không ai

thực sự muốn bỏ thời giờ để “biết” điều gì đang diễn tiến trong nội tâm cậu. Kể cả sau khi án mạng kinh khủng đã

xảy ra, dư luận, truyền thông chỉ đặt vấn đề kiểm soát súng ống và trách cứ đạo luật riêng tư đã ngăn cản những

thông báo cần thiết về bệnh lý của cậu cho giữa những nơi cậu đi qua hay có mặt.

Cái “thấy” mà không thực sự chú tâm “nhìn” hay chỉ nhìn đối tượng bằng hình ảnh có sẵn trong tâm trí cha mẹ đưa

tới hậu quả leo thang nghiêm trọng qua vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook do Adam Lanza gây ra ngày

14 tháng 12 năm 2012, giết hại 20 học sinh lớp 1 và 6 nhân viên hành chánh của nhà trường sau khi Adam đã giết

chính mẹ ruột tại ngôi nhà sang trọng chỉ có hai mẹ con cư ngụ cách trường một đoạn đường. Cuộc điều tra vụ án

cho thấy căn phòng của Adam trong ngôi nhà này có các cửa sổ được cậu che kín bằng các túi rác nilon màu đen,

kế hoạch tàn sát được cậu ghi xuống giấy hẳn hoi mà không một ai phát giác. Nguyên nhân chung nhất trong

những vụ này là các thiếu niên phạm pháp cùng có một tâm trạng chán đời, thù đời, muốn chết, và có lẽ phẫn hận

vì không có cuộc sống bình an trong lòng nên muốn nhiều người (có vẻ như may mắn hơn) phải chết với chúng sau

khi bắt họ nếm trải âu lo và đau đớn, như chúng đã từng.

Nội dung cuộc phỏng vấn bà Klebold cho thấy một thực tế đáng buồn: con người hiểu nhau sao khó quá! Trong lời

tựa cuốn sách, tác giả viết: “Tôi đã tận hiến thời gian (16 năm qua) để tìm hiểu những điều tôi vẫn chưa thấu đáo,

cách nào mà cuộc sống đầy hứa hẹn của một thanh niên lại đưa tới tai họa nhường ấy và ngay dưới mắt tôi?”

Ngày ấy, gia đình Klebold đang êm ấm. Vợ chồng con cái ăn tối bên nhau và Dylan ngoan ngoãn phụ giúp việc

nhà. Vài ngày trước biến cố, Dylan còn mặc tuxedo, thắt nơ đi dự dạ hội ra trường. Sáng sớm về nhà còn được

mẹ thức dậy chào đón và nhận lời cám ơn của con trai vì đã cho cậu một đêm vui. Tóm lại, cậu “có vẻ” là một thiếu

niên trung bình, thậm chí hạnh phúc trong mắt mẹ. Bây giờ nghĩ lại, bà nhận trách nhiệm đã thiếu sắc bén nên bỏ

qua nhiều dấu hiệu báo động: mặc kệ các tập sách chào mời mua súng gởi tới nhà lẫn lộn với đủ thứ quảng cáo

khác và Dylan bắt đầu chơi các video games bắn giết, điểm học tụt hạng xuống B rồi C, né tránh chạm mặt với

cha mẹ, lơ đãng hoặc nóng nảy vô cớ... Bà vẫn chủ quan tin rằng mọi sự đều ổn thỏa với khả năng nuôi dạy con

của mình, cũng không bàn thảo với giáo sư cố vấn khi một bài viết có nội dung đen tối của Dylan được chuyền tới

ông để lượng giá và được ông nhận xét là vô hại. Ai cũng “nghĩ, cho là, tưởng...” Nói một cách khác, ai cũng

“nghe” chính họ thay vì “nghe Dylan” để tìm hiểu sự thật.

Chậm còn hơn không. Những gì bà mẹ đau khổ cùng cực viết trong cuốn sách như một bạch thư sám hối cho

chính mình, dù sẽ không thể trả lại bà đứa con đã mất nhưng chắc chắn sẽ giúp gìn giữ nhiều đứa con khác trên

bờ vực thẳm một khi cha mẹ chúng đọc bà: “Tôi ao ước phải chi đã ngồi yên lặng bên con thay vì tìm cách lấp đầy

khoảng trống bằng chữ nghĩa và ý nghĩ của chính tôi; tôi ao ước phải chi đã nhận thức rõ cảm xúc của con thay vì

cứ cố sức bàn ra và không bao giờ chấp nhận cho con có những lý lẽ để tránh chuyện trò với tôi khi có điều gì đó

trở nên xấu đi. Tôi ao ước phải chi đã cùng ngồi với con trong bóng tối những giờ khắc khó khăn, nhắc đi nhắc lại

nỗi lo âu trong lòng tôi vào lúc nó đã khước từ hết. Tôi ao ước phải chi đã bỏ hết mọi thứ để chỉ tập trung vào con,

lần mò tìm hiểu và khuyến khích con nhiều hơn, lẽ ra phải hiện diện bên con đủ để thấy được những gì tôi đã bỏ

sót.”

Quả thật có biết bao trường hợp người ta sống bên nhau, tưởng đã quan tâm đến nhau, thương yêu nhau, hy sinh

cho nhau và quan trọng hơn cả, hiểu nhau đủ, thực tế khi xảy ra biến cố, nhìn lại, thấy tất cả sự tin chắc nói trên chỉ

là “tưởng tượng” theo cái cách và ở mức độ để chính bản thân một người trong cuộc được an tâm thôi! Ôi, đã

mấy ai giữa dòng đời bon chen, huyễn tưởng, có lúc nhìn sâu vào mắt người bên cạnh, thấy ra được điều gì trong

đôi mắt ấy và để sự thinh lặng làm tan chảy vào nhau tất cả yêu thương trong trái tim cần thanh tẩy của mình?

Nếu vậy, hạ giới đã là thiên đường.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.