logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 31/03/2016 lúc 09:49:43(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Tôi vẫn nhớ những thùng hàng viện trợ của thân nhân từ ngoại quốc gởi về cho gia đình còn kẹt lại trong nước vài năm sau biến cố tháng Tư 1975. Toàn những thứ hàng ngoại mà tuổi mới lớn chúng tôi mê mẩn, nhưng cuối cùng gia đình nào cũng bán đi để mua gạo ăn. Tuổi trẻ chúng tôi cùng lắm chỉ nhặt lại được vài cái túi ny-lon làm quà tặng bạn bè trong lớp. Ôi! Cái túi mỏng manh, có thể vo lại gọn nhỏ, nhét trong túi áo, túi quần… nhưng khi trời mưa bất tử trên đường đến lớp hay đi học về, thì nhét hết mấy quyển vở vào cái túi ny-lon ấy là tiện lợi vô cùng. Người ướt mưa không sao, chỉ sợ mấy quyển vở ướt mưa là rắc rối lớn với thời bưng bít ở quê nhà.

Rồi đến thời mở cửa (1985), đã có những người Đài loan sang Sài gòn mở xưởng sản xuất túi ny-lon. Từ đó, túi ny-lon rợp trời Sài gòn như một thứ… văn minh mở cửa; túi máng trên cành cây, cột điện, bờ rào; túi chèm nhẹp trên những lối đi vì người Sài gòn (sau 1975) là dân tứ xứ tụ về, có thói quen xả rác bừa bãi, như văn hóa thập loại chúng sanh. Một phần lỗi lớn hơn là thành phố cũng chẳng có thùng rác công cộng cho người ta bỏ rác.

Đến khi ra ngoại quốc, đâu đâu cũng thấy có thùng rác công cộng. Phải nói là ở ngoại quốc, người ta không xả rác bừa bãi; đi làm, hãng xưởng nào cũng có một thùng rác riêng chỉ toàn ny-lon để recycle. Có hai điều ghi nhận: Một là nếp sống văn minh – không xả rác bừa bãi; hai là chính phủ tạo đủ điều kiện cho người dân thực hiện cuộc sống văn minh. Nhưng cuối cùng thì chúng ta vẫn thấy hình ảnh quen thuộc là những người tù (mặc áo màu cam) đi nhặt rác ngoài xa lộ, mà nhìn kỹ ra thì họ nhặt toàn túi ny-lon do gió bay từ đâu tới không biết; những cái túi giấy đã phân hủy theo mưa nắng nên chỉ còn thấy túi ny-lon!

Đi xa hơn như sang châu Âu, thấy thân nhân bên Đức xách giỏ đi chợ như ngày xưa ở quê nhà. Hỏi ra mới biết, nếu xài túi ny-lon hay túi giấy của chợ thì chợ sẽ tính tiền mấy cái túi ấy; bên Pháp cũng vậy, Hòa lan, Bỉ, Đan mạch… Và người Việt tằn tiện nên xách giỏ đi chợ là vậy! Nhìn ra thế giới với ý thức bảo vệ môi trường thì châu Âu đi trước Hoa kỳ vì ở Mỹ, chợ thực phẩm, siêu thị, vẫn cho khách hàng xài túi ny-lon miễn phí; xài thả cửa – chẳng thương hành tinh xanh đã ngộp thở với túi ny-lon hay plastic nói chung.

Nhưng gần đây, cả thế giới đã buộc phải đặt vấn đề về chất nhựa trong đời sống con người, trên hành tinh này như một thảm họa. Có người cho rằng technology mới là thảm họa của nhân loại – rồi đây người máy làm việc thay người thật trong hãng xưởng – điều này tôi chứng kiến bằng mắt thịt đời trần là tôi đi ăn cơm, cứ bấm vài nút ra lệnh là robot làm việc – và chắc chắn là đúng đắn và chính xác hơn cả người ra lệnh hôm nắng ngày mưa. Người khác lại cho rằng nạn nhân mãn mới là thảm họa – đẻ như Ấn độ thì thế giới có ngày chỉ cò mùi cà ri; Người nói ô nhiễm môi trường mới là nguồn gốc của bệnh tật, nguyên nhân tác hại trực tiếp tới sức khỏe con người… Những nhà khoa học chú mục vào tự nhiên để kêu gọi ý thức tự giác của con người thì những nhà chính trị lại khai thác vào những tư tưởng cực đoan mà lên án, kết án sự hủy diệt nhân loại. Vì internet tốc độ nhanh và máy bay siêu thanh, quả đất ngày càng nhỏ. Nhưng đằng sau sự tiến bộ của con người về khoa học kỹ thuật là một núi rác thải mà plastic (nhựa) là thứ rác nguy hại nhất cho môi trường sống vì chúng lâu phân hủy. Cứ tưởng tượng một vỏ lon Coke bằng nhôm, nếu ta ném vào rừng hay xuống biển, thì một trăm năm sau vỏ lon bằng nhôm ấy mới phân hủy hoàn toàn vào đất hay nước biển. Nhưng vỏ chai nước uống giải khát Gatorade bằng nhựa, nếu không recycle thì chúng lưu lạc trong thiên nhiên đến muôn đời… vì chưa ai chứng nghiệm được là bao lâu, vỏ chai nhựa ấy mới phân hủy hoàn toàn!

Với bài viết nhỏ này, chỉ nói riêng về một thảm họa thật sự (thấy được) của nhân loại và địa cầu là… plastic.

Plastic xuất hiện là phát minh thỏa đáng nhất về khả năng chứa đựng. Vì trước khi có plastic, người ta đã phải chứa đựng hàng hóa từ khô tới chất lỏng bằng thau chậu, thùng gỗ, bình gốm… Chúng gây tốn kém và nặng nề, lại dễ vỡ. Plastic ra đời như một sản phẩm ưu tú thỏa mãn cho xã hội nghiêng về tiêu thụ hơn sản xuất khi khoa học kỹ thuật đã phát triển. Từ đó, plastic tấn công vào tất cả mọi ngõ ngách của đời sống. Và hậu quả của plastic đối với nhân loại cùng quả địa cầu đã đến lúc được đưa lên bàn hội nghị ở tầm mức thế giới.

Dò tìm xuất xứ của plastic bằng Google, thấy chứng cứ ghi lại, plastic được tổng hợp và trình làng năm 1907 do nhà hóa học Leo Hendrik. Ông là một người Mỹ sinh ra tại Bỉ. Khám phá của ông được coi là xuất hiện tại New York.

Trải qua những thăng trầm, phiên bản đầu tiên của plastic có những thay đổi do quy trình sản xuất gia giảm chế biến liên tục được cải cách. Dần dần plastic đã thâm nhập vào tận cùng những hang hóc của cuộc sống. Từ viên thuốc tây trong lọ nhựa cho đến những cái túi xách bán ở siêu thị; đôi dép đi dưới chân, cái kẹp tóc bằng nhựa xanh đỏ tím vàng trên đầu bé gái… Nhựa cứng, nhựa mềm, túi ny-lon, mặc sức trăm hoa đua nở.

“Dép đứt, thau nhôm hư, chậu nhựa bể, tập báo cũ… bán hôn?” Nghề mua ve chai đã tích cực gom góp plastic đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường ở những nước nghèo; và những trung tâm thu gom nhựa đã qua sử dụng ở ngoại quốc với tầm mức lớn hơn là Recycle center đã tích cực hoạt động để bảo vệ môi trường và mặt đất nhưng hiệu quả rất nhỏ – chỉ 14% plastic được thu hồi lại để tái chế so với 100% sản xuất lúc đầu. Vậy 86% lượng plastic đã thấm đẫm vào đất và biển để trở thành mối hiểm họa cho con người. Theo các nhà khoa học, hệ sinh thái với nhiều loại động vật, đặc biệt là các loại sinh sống dưới nước bị plastic gây nguy hiểm. Những chú hải cẩu bị vướng vào plastic rồi ngạt thở chết. Báo chí chỉ biết đưa tin. Các nhà đấu tranh cho quyền động vật, giới bảo vệ môi trường, làm rùm beng lên nhưng kết quả cũng chỉ khiêm tốn ở mức đánh trống bỏ dùi. Nhưng plastic không vô tội mãi với tính tiện nghi, rẻ, và bền. Plastic đã bị lôi ra tòa với tội: Quá bền bỉ và không chịu phân hủy nhanh, khiến cho môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng.

Cũng có phần tác hại của plastic bị thổi phồng, bị chính trị hóa. Nên plastic bị lên án ngày càng gay gắt hơn. Từ là sản phẩm biểu tượng cho văn minh, hiện đại ở những xã hội phát triển. Người ta quay lưng với plastic cũng nhanh chóng, rầm rộ như hồi vui mừng chào đón nó ra đời. Cuối cùng người ta liệt plastic vào danh sách những thứ càng có ít trong cuộc sống càng tốt. Cấm hẳn thì không được. Một vài thành phố nổi tiếng hiện đại đã tẩy chay plastic. Nhiều nơi ra luật đánh thuế lên túi plastic đựng hàng. Nhiều nơi khuyến cáo sử dụng túi vải (reusable bags). Thế là những mẫu mã giỏ đi chợ ra đời. Người ta hất cẳng plastic bags. Họ trở mặt với nó. Rồi ly cốc. Chai lọ. Hộp đựng bằng plastic bị rẻ rúng…

Con người làm ra plastic, rồi vắt chanh bỏ vỏ. Lúc cần thì nâng niu, hết cần thì ghẻ lạnh như Sở Khanh đối xử với Thúy Kiều. Nên plastic cũng thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần! Mới biết, sự bền bỉ như plastic trong cuộc sống cũng không phải là cái (thứ) mà con người không thể bỏ!

Rất may. Trên thế giới hiện nay ước tính hằng năm có tới 342 triệu tấn plastic được sản xuất. (Trong đó chỉ có 14% là được tái chế.) Cộng với lượng plastic được sản xuất lưu cửu hơn một trăm năm qua, tình trạng tiếp nhận plastic của trái đất mỗi lúc một trở nên quá tải. Hành tinh xanh đã bội thực bởi sự xuất hiện của plastic; gọi là tấn công cũng không sai.

Thuật ngữ chuyên môn của plastic là PET (polyethylene terephthalate). Nó phân hủy rất chậm. Và hàng năm số plastic trong suốt không màu (colorless) lên tới 65 triệu tấn. Số plastic này mà thất thoát trôi ra sông suối, biển cả sẽ trở thành mối nguy hiểm cho nhiều loại thủy sinh.

Vì thế, cả thế giới đang chú tâm đến các nhà khoa học Nhật bản đã xác định có nhiều loại vi khuẩn (bacteria) có khả năng tiêu hóa PET. Khả năng tiêu hóa (ăn nhựa) của những chủng loại bacteria được gọi là biodegrade. Tức khả năng phân hủy plastic dựa trên các qui trình sinh học trong đó vai trò chính của quá trình này là những thế hệ bacteria có khả năng ăn plastic.

Tác giả Kohei Oda, một nhà nghiên cứu hóa học vi sinh ứng dụng tại Viện Kỹ thuật Kyoto Institute of Technology của Nhật đã tuyên bố: The bacterium is the first strain having a potential to degrade PET completely into carbon dioxide and water. Như vậy plastic một dạo tưởng như hết thuốc chữa cuối cùng đã ngoan ngoãn hóa thân biến thành CO2 và nước.

Điều mà nhiều năm qua người ta cứ ngỡ là không thể nào làm gì được. Vậy là con người đã và đang đặt kỳ vọng vào những thế hệ bacteria cừ khôi này sớm được đưa vào ứng dụng. Nhưng khoảng cách từ phòng thí nghiệm (lab) đến thực tế ngoài đời có thể là mười năm, một phần tư thế kỷ, hoặc lâu hơn nữa! Dầu vậy, đây cũng là tin vui. Dĩ nhiên số phận của plastic do con người chế ra – rồi định đoạt cho nó một lối giải thoát… Plastic không có lỗi mà lỗi ở con người với một sản phẩm khoa học từng làm con người hãnh diện; rồi lại ruồng bỏ chính thành tựu của mình. Human problem nhiều hơn plastic problem. Nhưng plastic không biết nói!

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.