logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 01/04/2016 lúc 06:00:24(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Nền văn học chữ Nôm của chúng ta phát triển rực rỡ vào thế kỷ 19 với một thể thi ca được các thi nhân vận dụng tới mức tuyệt diệu để bày tỏ tâm trạng trước hoàn cảnh lịch sử đổi thay quá mau và quá tàn nhẫn từ Lê mạt tới Nguyễn sơ mà Nguyễn Du từng nói: “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Thể thi ca này chính là hát nói.

Hậu thế nhớ tới Nguyễn Công Trứ với những bài hát nói như Chữ nhàn, Sầu tình…, tới Cao bá Quát với các tác phẩm Uống rượu tiêu sầu, Đời đáng chán (Ngán đời)… và không quên Ông phỗng đá, Mẹ mốc của Nguyễn Khuyến, Câu đối tết của Trần Tế Xương, Hương sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh và Lại gặp người quen của Dương Khuê…

Trong chương trình Việt văn lớp 11 hay đệ nhị ở miền Nam trước kia, cuốn sách văn tuyển tiêu biểu của hai giáo sư Đàm Xuân Thiều và Trần Trọng San có tên là Việt văn độc bản (Trung tâm học liệu xuất bản lần thứ 7, 1971) đã giới thiệu trên một chục bài hát nói.

Còn ở bậc đại học, một tác phẩm nghiên cứu về Ca trù hay Hát nói có giá trị được sinh viên trân trọng là cuốn Ca trù biên khảo của hai học giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề.

Trong khi ấy các sách giáo khoa hiện tại gần như bỏ quên thể hát nói. Phải chăng do thành kiến hẹp hòi và giáo điều cho rằng Hát nói hay hát Ả đào, gợi hình ảnh “hát cô đầu,” là thể thi ca ca tụng hưởng lạc, cầu nhàn, yếm thế và bi quan, nên bị xếp vào thứ sản phẩm văn học đồi trụy?

Gần đây phong trào phục hưng nghệ thuật cổ truyền được dấy lên và việc nhìn lại vai trò trọng yếu của Hát nói trong văn học đã dần dần được chú ý. Tuy nhiên, Hát nói vẫn chỉ được bàn tán ở bên ngoài lề sách giáo khoa. Điều này không những gây mất mát to lớn cho văn học và văn nghệ VN mà còn cho học sinh vì họ thiếu khuôn mẫu để sáng tác và thưởng ngoạn.

Trong phần sau đây chúng ta thử tìm hiểu tại sao Hát nói không phải chỉ là thơ mà còn là ca, vừa là tác phẩm văn học lại vừa là tác phẩm sân khấu.

Thực sự, nó vừa là thơ và có thể được trình bày như một bài ca, lại nhiều khi có sự tham dự trực tiếp giữa người sáng tác và người trình diễn, hòa đồng giữa sáng tạo nghệ thuật và hưởng thụ lạc thú nhân sinh.

Là thơ, chúng ta có thể nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm hát nói và về ca, người tham dự thưởng ngoạn âm thanh cung bậc khi thơ biến thành nhạc, tâm trạng thi nhân biến thành cảm xúc chung. Để thấu đáo văn thể này, cũng cần hiểu qua cấu trúc và cách trình bày một bài hát nói như thế nào trong một nghệ thuật dân gian rất đặc sắc.

Như đã trình bày thể hát nói thịnh hành ở thế kỷ 19, song hành với sự phát triển chữ Nôm trong một cố gắng đầy sáng tạo của các nhà thơ Việt cổ điển muốn dần dần thoát khỏi cái ách kiềm chế của thơ luật và chữ Hán.

Sang đầu thế kỷ 20, thi sĩ Tản Đà còn sáng tác nhiều bài hát nói. Nhưng thể tài này tàn dần sau 1945. Cho dù Vạn Thái, Khâm Thiên, Xóm Niềm, Năng Tĩnh… đã đi vào dĩ vãng nhưng Hát nói còn mãi và mãi mãi được thưởng thức và ca tụng.

Sau đây chúng ta thứ tìm hiểu định nghĩa thể thi ca này qua nhận định của một học giả uyên bác là Trương Vĩnh Ký.

Petrus Ký trong tác phẩm Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi 1876 đã từng thưởng thức một nghệ thuật đặc thù của xứ Bắc và kể lại trong những dòng du ký như sau: “Có đám tiệc thì người ta rước “Nhà Trò” tới hát, thường hát theo ca trù… Ả đào hát cũng khi ngồi khi đứng, tay nhịp canh, miệng hát nhiều cung bậc giọng thấp cao, ngân nga hay và êm tai lắm, có chú kép ngồi một bên gảy cây đờn đáy, lại có người đánh trống nhỏ cầm chầu…”

Nhưng muốn hiểu rõ hơn tại sao Hát nói lại gọi là Ca trù và hát Ả đào chúng ta hãy nghe một chuyên gia nhạc cổ Việt Nam là giáo sư Trần Văn Khê vào năm 2007 giải thích như sau:

“Gần đây danh từ “Ca Trù” được rất nhiều người nhắc đến. Báo chí, chương trình truyền thanh truyền hình, sự quan tâm của công chúng đối với một bộ môn nghệ thuật rất đặc biệt này nên có rất nhiều trường hợp danh từ “Ca Trù” đã ở trên môi của nhiều người, nhưng mà trong tâm trí và trong lòng của người nói chưa nhận thức được Ca Trù là gì. Thậm chí có người còn hỏi tôi : “Thưa Giáo sư Ca Trù có phải là Chầu Văn không? Ca Trù có phải là Hát Xẩm không?” Vì thế, mà hôm nay tôi muốn giới thiệu ngắn gọn những nét đặc thù của Ca Trù Việt Nam, không phải để truyền đạt đến các nhà chuyên môn nghiên cứu hay những giảng viên và học sinh các trường nhạc, vì đã có rất nhiều tài liệu về Ca Trù đã được phổ biến, mà chỉ mong đông đảo bạn đọc xưa nay chỉ mới nghe qua Ca Trù, có được một vài khái niệm về nghệ thuật độc đáo và sâu sắc về nghệ thuật đó của Dân tộc Việt Nam.

Bạn có biết tại sao người ta dùng danh từ “Ca Trù” để chỉ một cách ca và đàn, mà có người biết dưới tên Hát Ả Đào, Hát Nhà Tơ, và gần đây Hát Cô Đầu.

– Hát Ả Đào tức là một điệu hát do một ả, một thiếu nữ, một ca nương họ Đào. Tất cả những người hát không phải là họ Đào nhưng dưới triều Lý có một ca nương có tài, có sắc mang họ Đào đã được vua Nhà Lý trọng dụng nên sau này đối với những người hát hay, người ta thường cho danh từ Ả Đào (tức là cô gái họ Đào).

– Ca nương trong truyền thống Hát Ả Đào sau khi học được thành nghề phải bắt đầu đi hát trong một Đình thờ trước khi ra mắt với quần chúng, cách hát đó gọi là Hát cửa Đình. Sau đó, có thể hát cho bạn bè thân hữu hay người trong làng nghe, hoặc trong những dịp vui thì gọi là Hát Chơi. Nếu được một nhà quan mời hát để đem vui cho một bữa tiệc lớn thì gọi là Hát cửa quyền. Nếu được những người Trưởng Ty mời hát thì gọi là Hát Nhà Tơ, bởi vì chữ Ty có nghĩa là Tơ.

– Từ thời kỳ Pháp thuộc có nhiều người đọc trại chữ Đào thành chữ Đầu nên Hát Ả đào thường được gọi là Hát Cô Đầu và có rất nhiều “quán ca” được lập ra ở Miền Bắc tại các vùng Khâm Thiên, Vạn Thái, Ngã tư Sở, và trong Nam vùng Phú Nhuận, trong những quán ca hay nhà hát đó có hai loại Cô đầu: “cô đầu hát” là Ả đào chính cống đem tiếng hát, tài năng nghệ thuật để khách mộ điệu đến nghe và thưởng thức câu thơ, tiếng nhạc, lời ca. Nhưng cạnh bên có những “cô đầu rượu” thường không biết hát mà chỉ có chuốc rượu mời khách uống đến say. Lúc canh hát đã tàn “cô đầu hát” đã rời quán thì các “cô đầu rượu” bắt đầu đối với khách với một thái độ thân mật hơn, giả vờ âu yếm nhưng “trong âu yếm có chiều lả lơi” và tuần tự với khách bày chuyện trăng hoa. Quần chúng vì không phân biệt được “cô đầu hát” và “cô đầu rượu”, nên tất cả những ai mang tiếng “cô đầu” đều bị xem là phường bán phấn buôn hương mà người đi nghe “cô đầu” cũng không được coi là một người biết thưởng thức nghệ thuật Ca Trù mà chỉ là những người đi tìm hoa và những thú vui trần tục.

Có nhiều thức giả lại còn cho rằng chữ “cô đầu” thường được dùng để chỉ những người ca nương có nghề nghiệp cao, đã dạy được nhiều học trò thành nghề khi môn sinh hành nghề được tiền thưởng của các “quan viên” (những người sành điệu biết nghe, thưởng thức nghệ thuật Ả Đào) thường lấy một số “tiền đầu” để dâng cho thầy tỏ lòng biết ơn. Người đào nương nào nhận nhiều tiền đầu, được gọi là “cô đầu”. Từ nghĩa “cô đầu” là người đã được môn sinh biết ơn, biết nghĩa, tôn sư trọng đạo thành ra nghĩa một người bán phấn buôn hương thì rất tội cho những người nghệ nhân có công truyền bá một nghệ thuật độc đáo và cao siêu của Dân tộc Việt Nam.

Ai là người có thể trở thành ca nương hay là đào nương?

Theo truyền thống, mỗi nghệ sĩ thành nghề thường dạy cho con cháu của mình trong gia đình chứ không dạy cho người ngoài. Nếu có người ngoài nào vừa có năng khiếu, vừa có quyết tâm thì phải xin vào làm con nuôi của gia đình đó thì mới được truyền nghề. Sau khi luyện tập theo sự chỉ giáo của thầy ít nhất là trong 3,4 năm thì mới được thầy cho rằng đã nắm vững kỹ thuật ca ngâm và gõ phách, và trước khi biểu diễn cho quần chúng thì phải hát cho một số người trong làng sành điệu hoặc biết nghe câu hát, tiếng đờn. Hôm đó mời một người quan viên chưa từng cầm chầu (tức là người vừa nghe vừa điểm trống chầu để chấm câu và để phê phán giọng hát) cho cô ca nương đó. Khi đa số trong cử tọa nhất là quan viên cầm chầu khen rằng ca nương đó chẳng những có giọng hát hay mà biết rành các khổ phách đúng hơi, đúng nhịp. Hôm đó, người thầy sẽ cho phép ca nương mặc áo của nhà nghề đi biểu diễn trước hết trong Đình, để tạ ơn Thần Thánh, Tổ nghiệp rồi mới được biểu diễn trước thính giả. Hôm đó, gia đình đào nương phải làm một bữa tiệc để đãi các vị khách mời và buổi lễ đó gọi là “lễ mở xiêm áo”. Mọi người nhìn nhận là ca nương có đủ tài nghệ nhưng phải là người có tánh hạnh tốt thì mới được phép đi hát cửa Đình, làm lễ ra mắt và sau này muốn đi hát thi thì điều kiện tất yếu là có thanh, có sắc và có đức hạnh.

Cũng theo truyền thống, người kép đàn phải biết rõ ca nương để tiếng đàn có thể quyện vào lời ca một cách nhuần nhuyễn và cũng có ý là không để cho ca nương và kép đàn có được tình ý gì khác hơn tình ruột thịt. Ngày xưa thì anh đờn em ca, cha đờn con ca hoặc là chồng đờn vợ ca, nhưng ngày nay tục lệ đó không còn được giữ một cách chặt chẽ.

Các bạn thấy chăng, muốn trở nên một ca nương không phải bất cứ ai có tiền trả công cho thầy là được, mà muốn được phép hành nghề cũng phải trải qua một lễ mở xiêm áo có qui luật chặt chẽ, chẳng những được thầy mà phải có cả phường, cả làng nhìn nhận. Có tài phải đi đôi với đức, có tài mà không đức thì chẳng được mang danh hiệu Đào nương hay Ca nương. Các bạn đã thấy rõ những điểm khác nhau giữa “cô đầu hát” và “cô đầu rượu”. Những ca nương là những người nghệ sĩ tài đức vẹn toàn, đã chấp nhận đem cả sức lực, học hỏi, luyện tập, trao dồi và giữ gìn một di sản nghệ thuật của cha ông đã truyền lại từ đời trước qua đời sau và đã chịu thử thách của thời gian…”

Hoàng Yên Lưu


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.