logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/04/2016 lúc 06:19:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Rất khó bình phẩm về cái đẹp, nhất là nói về phụ nữ. Thế nào là người phụ nữ đẹp? Những tiêu chuẩn xa xưa của người Việt như người phụ

nữ có đáy thắt lưng ong được ca ngợi là đẹp, vì đó là biểu tượng của sự quán xuyến gia đình và di truyền nòi giống, “đàn bà đáy thắt lưng

ong/ vừa khéo chiều chồng lại biết nuôi con”. Người bình dân không biết nói văn hoa thì huỵch toẹt ra suy nghĩ của mình về phụ nữ là vú bự

no con đít bự no chồng, xét cho cùng cũng hàm ý câu trên.

Bình phẩm về nhan sắc của các cụ bà, các cụ ông xưa đưa ra tiêu chuẩn: mắt lá răm chân mày lá liễu chẳng hạn. Có thể ngày nay dung nhan

ấy không còn được ca tụng nữa; hay người phụ nữ xưa có gương mặt hình trái xoan được coi là gương mặt đẹp vì nhìn phúc hậu hơn mặt

ngựa dài thượt là không đẹp. Nhưng người có gò má cao bị chê là sát phu thì còn ảnh hưởng tới bây giờ, người mặt tròn lại bị rẻ khinh là

mặt mẹt; và người má bầu thì bị thiên hạ phán, mặt má bầu nhìn lâu mắc chửi…

Nhiều khi ngồi nghĩ lại kinh nghiệm dân gian có phần độc miệng hơn là đúng hay sai; như một người vừa gặp ngoài chợ, không quen biết gì

nhưng ấn tượng nên còn nhớ khi đã về tới nhà. Có phải thiên hạ lắm lời mới là điều bất biến, vì trời sinh ra mỗi người mỗi vẻ, con người đâu

phải hàng hóa sản xuất hàng loạt mà ai cũng như ai. Con người rất đặc biệt, nhất là việc ai cũng cho là mình đẹp nhất nên chê người khác; ai

cũng thấy mình hay hơn người đối diện, xứng đáng hơn người được chọn…

Cái đẹp hẹp hòi trong lũy tre làng của cha ông đã theo chân con cháu đi muôn phương để loãng dần sự khắt khe, định kiến, và cổ hủ. Bởi đời

sống thoáng hơn ở tây phương đã cho mỗi người tầm nhìn rộng hơn về xã hội con người, hiểu biết về nhiều dân tộc cũng như nhiều nền văn

hóa hơn, từ đó văn minh hơn.

Không ngẫu nhiên tôi suy nghĩ về điều này; và cũng không nhỏ nhặt đến mức để bụng với người phụ nữ nơi công cộng. Tôi đi chợ về, hỏi đã

mua được những gì thì không nhớ lắm; nhưng nhớ người phụ nữ đồng hương trẻ đẹp – với giọng thất thanh của cô ấy đã làm tôi nổi da gà.

Nguyên là tôi vừa ra khỏi chợ, thấy cái nón lưỡi trai bay theo cơn gió lốc. Phản xạ tự nhiên là tôi chận cái nón lại, nhặt lên, rồi xem của ai thì

trả lại cho họ. Nhưng một chuyện bình thường đã khác thường với giọng oanh… tạc! “Đừng có ham. Của tui đó! Nón của tui bay! Không tin

thì hỏi…” Tay cô chỉ người này, người kia; nhưng hình như mắt cô không thấy ai cũng ngỡ ngàng!

Riêng tôi đã về tới nhà còn ngỡ ngàng với văn hóa ứng xử của người đẹp quê tôi nơi công cộng. Tôi chợt nhớ tới Shalah trong hãng, là cô

gái Mỹ đen, chừng ba mươi tuổi. Ngay hôm đầu vô hãng cùng ngày nên cùng ngồi chung phòng Training mà ngáp vắn ngáp dài với lê thê bài

học trên màn hình, lôi thôi bài giảng của quá nhiều người thích nói. Và đến khi làm bài test bắt buộc thì chẳng ai còn nhớ gì sau một ngày bị

khủng bố tinh thần!

Riêng tôi cứ ngồi nhìn Shalah như bị thôi miên. Dĩ nhiên là cô ấy đen nhẻm, tóc tai kiểu cách đến tôi chỉ còn một suy nghĩ cuối ngày là lâu lắm

mới gội đầu một lần, vì mỗi lần làm tóc cầu kỳ như vậy chắc tốn tiền không ít. Tả tiếp về cô thì phải đến đôi lông mi giả cong vút lên trần nhà,

dài quá nên tạo ra hai hốc mắt đã đen lại vẽ chì đậm như hai hố đen ngoài vũ trụ mà báo khoa học hay nói tới. Hai cánh mũi to, bành ra như

võ sĩ quyền anh Mike Tyson. Môi dầy chủng tộc đã đành. Nhưng le lói mấy cái răng vàng khi nàng cười dưới ánh đèn LED sáng chói mới ấn

tượng dữ dội.

Tôi cố không nhìn cô ấy vì thế ngồi theo bốn vách tường thì tôi đối diện cô ta. Thật lòng tôi hơi dị đoan là nhìn cô này mãi thì thể nào bài test

của mình cũng fail! Nhưng hình như cô ấy biết thuật thôi miên nên làm tôi… đẫn đờ.

Rồi thì làm việc chung với nhau từ hôm sau. Sau một thời gian đủ để trò chuyện, chọc ghẹo nhau cho đỡ buồn ngủ. Cô ấy vẫn thế, chỉ có ấn

tượng ban đầu trong tôi thay đổi với những lần cô đến chỗ tôi làm để nhờ tôi một việc gì đó mà cô làm không được. Tôi để ý thấy cô làm

phần việc của tôi đang làm trong lúc chờ tôi giúp chứ không đứng đợi hay tán dóc như người khác.

Tôi nể cách ứng xử của cô ta; và suy nghĩ; và tin tưởng đó chính là lòng tự trọng của cô ta. Chính cô đã làm tôi nhớ tới một người bạn từng

nói, “Khi định nói một người nào đó không bình thường. Điều đáng nói hơn là nói với mình hãy đi bác sĩ kiểm tra lại mắt, hay thần kinh của

chính mình…” Bạn tôi nói chơi với bạn bè lúc trà dư tửu hậu thôi, nhưng tôi nhớ câu ấy vì tôi tin đó là văn hóa ứng xử của anh ta. Học vị của

anh ấy được bằng cấp công nhận trên giấy trắng mực đen, nhưng tư cách lại không có bằng cấp nên phải học qua ứng xử mà hình thành

nhân cách; nhân cách không đòi hỏi bề ngoài mà là lòng tự trọng bản thân đúng đắn nhất là không xem thường (hoặc phê phán) người khác.

Tôi thấy ra được nguyên nhân anh bạn được bạn bè coi trọng trong bạn bè. Nhưng học hỏi từ anh để được như anh thì tôi còn rất dở. Tôi

thấy được bên trong cái bề ngoài màu mè của Shalah là một đức tính quý hiếm; lòng tự trọng đích thực của một con người. Khi nhờ tôi thì cô

ấy làm phần việc của tôi đang làm chứ không lợi dụng công sức của người khác để mình thảnh thơi; tôi cũng cảm mến tính kiên nhẫn học hỏi

của cô ta, rất tiếc việc khéo tay lại là cái bẩm sinh trời cho mỗi người khác nhau.

Nay đụng một chuyện vặt mà thấm thía. Tôi không có thiện cảm với Shalah lúc đầu là u mê tin vào bề ngoài; càng u mê khi tin vào một bề

ngoài đẹp đẽ của người nón bay nên bị xem thường như thằng hôi nón…

Tôi tin ứng xử là bằng chứng văn hóa của mỗi người, nhưng qua đó thấp thoáng hình ảnh dân tộc với những nền văn minh khác nhau trên địa

cầu; mỗi người là một phần nhỏ của nền văn minh và văn hóa riêng của dân tộc mình.

Từ chuyện cá nhân không thể vơ đũa cả nắm một dân tộc, cô nón bay cùng lắm chỉ như hạt bụi từ quê nhà bay sang. Cô Shalah cũng không

thể đại diện cho hết người Mỹ, dù trò chuyện với nhau lúc làm việc, cô chỉ có một niềm tin duy nhất: Cô là người Mỹ. Tôi không dám đả động

tới nguồn gốc, cội rễ của cô. Chỉ lặng thinh suy nghĩ về người phụ nữ bây giờ, nhiều phụ nữ đã trở thành nguyên thủ quốc gia trên thế giới.

Ngay nước Mỹ cũng rất có thể có nữ tổng thống đầu tiên vào năm nay. Ngày càng nhiều người ủng hộ phái nữ làm lãnh đạo vì đã quá chán

đàn ông lãnh đạo thế giới đã làm nên pho sử nhân loại đầy máu và nước mắt.

Biết đâu thế giới trong tay phụ nữ sẽ tốt hơn. Khi người phụ nữ bây giờ chẳng có gì thua kém đàn ông; khi nhan sắc không còn là điều tối ưu

đối với phụ nữ, mà dung nhan đã nhường phần nào cho việc ứng xử của họ trong xã hội văn minh; bằng chứng qua những cuộc thi hoa hậu ở

mọi tầm mức đều đã coi trọng phần ứng xử của thí sinh hơn những số đo.

Nghĩa là cái đẹp của người phụ nữ hiện đại bây giờ, ngoài những tiêu chuẩn cũ như gương mặt khả ái, thân hình tuyệt mỹ… Ban giám khảo

và khán giả của những cuộc thi hoa hậu bây giờ đòi hỏi thí sinh phải có văn hoá ứng xử thông minh và văn minh. Dường như con người nói

chung đã định nghĩa lại vẻ đẹp của phụ nữ là ngoài sự duyên dáng của phong cách, xinh đẹp của gương mặt, tuyệt mỹ thể hình… người đẹp

bây giờ phải có trí tuệ, và văn hóa ứng xử nữa mới giành được vương miện.

Nghĩ lại chúng ta đã ra khỏi nước với nhiều lý do khác nhau; thời gian định cư ở những xứ sở văn minh cũng không giống nhau; chỉ còn một

điều không phân biệt thời gian định cư, lứa tuổi, là nam hay nữ… điều chung thiêng liêng còn lại của người Việt hải ngoại là chúng ta vẫn nói

tiếng Việt với nhau, (khác với cô Shalah chỉ có niềm tin duy nhất: cô ấy là người Mỹ, nói tiếng Mỹ). Rồi con cháu chúng ta sau nhiều thế hệ

sinh ra ở hải ngoại, không có gì bảo đảm là cộng đồng người Việt hải ngoại giữ gìn được phần nào văn hóa dân tộc ngoài lãnh thổ như hiện

nay. Thậm chí có còn cộng đồng đó không nữa, hay con cháu chúng ta đã (và sẽ) hội nhập hoàn toàn vào nước Mỹ, với người Mỹ như cô

Shalah.

Chỉ biết chắc một điều là con cháu chúng ta ở hải ngoại thì tiếp xúc văn hóa của nước sở tại và thế giới. Cho dù không phải văn hóa Việt

nam, nhưng chắc chắn không vô văn hóa như tại quê nhà bây giờ. Những dẫn chứng hằng hà trên báo giấy, báo điện tử. Nhưng viết đúng,

chính xác như giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, (Việt kiều Bỉ) thì thật đau lòng, “Phải nói rằng cái văn hóa thanh lịch của Tràng An, phải thừa nhận

rằng tại Hà Nội chính bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên vì không như mình đã tưởng tượng mà nó đã mất đi cái sắc thái chốn kinh kỳ, văn hóa

Tràng An của dân tộc Việt nó mất đi bản sắc rất nhiều. Lý do tại vì cái văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống bị phai nhạt bởi chính sách, cơ

chế của nhà nước nó bài bác, nó coi những văn hóa đó là sản phẩm của thời kỳ phong kiến, thời kỳ tiểu tư sản…”

Ở một đoạn viết khác, giáo sư trình bày,

“Tại miền Nam, nền văn hóa phương Tây đã vào theo cùng với bước chân thực dân Pháp. Cung cách đi đứng, ăn nói cũng như đối xử với

người khác dần dần ăn sâu vào tính cách người Việt qua sự chung đụng với nhau trong xã hội. Trẻ em tới trường được thầy cô giáo dạy dỗ

trước tiên là sự kính trên nhường dưới, rồi sau đó mới tới việc tiếp thu các bài học vỡ lòng. Học sinh được cấy vào tâm hồn trong trắng thứ

giáo dục nhân bản và sau nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, cách ứng xử phải phép đã hình thành một cách tự nhiên trong đời sống hàng

ngày và cả xã hội làm theo một cách vô thức. Người miền Nam có cái may mắn ấy và Sài Gòn là nơi bộc lộ tính cách văn minh rõ rệt nhất.

Trong khi đó miền Bắc lại không may mắn như thế. Suốt nhiều năm sống trong chiến tranh, mọi tinh hoa từ thời Pháp để lại đều bị triệt hạ.

Mọi cung cách trang nhã đều bị lên án, mọi cử chỉ trịnh trọng được xem là bắt chước bọn sen đầm. Cả xã hội quay cuồng với chủ nghĩa cộng

sản vốn thù hằn gay gắt trí thức tiểu tư sản. Trong khi giai cấp tiều tư sản lại chính là thành phần thu nhận văn hóa tây phương một cách triệt

để và ảnh hưởng của nền văn hóa ấy đã tạo nên một tầng lớp tinh hoa hay ít nhất cũng đáng được gọi là có văn hóa theo nghĩa rộng nhất…

… Nếu các nước trong khu vực tỏ ra ngày một gần hơn với văn hóa ứng xử Tây phương thì Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử lại chọn Trung

Quốc và Liên xô cũ để làm điểm tựa. Nếu nhiều ngàn năm sống trong không khí Khổng Mạnh người Việt không hề bị đồng hóa thì chỉ chưa

đầy 80 năm sống gần với văn hóa “lợi ích cốt lõi” của người Tàu, không ít người Việt tại miền Bắc đã bị biến dạng. Họ không nói hay viết

tiếng Tàu nhưng cách đi lại nói năng hầu như không khác mấy với phim Tàu chiếu thường trực trên các kênh truyền hình lớn nhỏ của miền

Bắc.”

Với những nhận xét tinh tế ở trình độ giáo sư chỉ chính xác. Nên phải kể tới tấm lòng của người viết mới thấy xót xa cho ứng xử ở quê nhà

bây giờ,

“Vào Sài gòn người ta khó gặp cảnh người ăn xin bị xua đuổi một cách tệ hại như tại Hà Nội. Tại Hà Nội người ta có thể kéo áo nhau giữa

đường để đòi nợ nhưng ở Sài gòn thì con nợ chủ động than thở với chủ nợ và chờ đợi sự cảm thông.

Một gánh rau bán ế có thể được người mua thông cảm tại Sài gòn nhưng khó mà tìm một cái chắt lưỡi của người Hà Nội. Tất cả những

khác biệt khó nhận ra ấy đã hình thành hai nền văn hóa ứng xử trái ngược. Không phải giai cấp xã hội hình thành cách ứng xử ấy mà chính là

nền văn hóa ngoại nhập đã xô đẩy người dân vào quỹ đạo của những tật nguyền văn hóa.”



Báo Lao Động vừa trích câu trả lời của nhà thơ Đỗ Trung Quân khi được hỏi về quyết định của nhà nước định phạt những người không biết

nói tiếng “Cảm ơn” nơi công cộng để nâng cao văn hoá ứng xử của toàn dân trong nước. Nhà thơ nói,“Chúng ta cứ ngẫm nghĩ chậm rãi, từ

từ chúng ta sẽ thấy nó như thế nào. Đó là hàng chục năm nay chúng ta mơ ước xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa và

khủng khiếp thay chúng ta đã thành công. (Đỗ Trung Quân)”

Còn gì để gọi là văn hóa ứng xử trong nước khi một nhà thơ đã khôi hài diễn tả sự đau lòng một cách xót xa như thế!

Trở lại với đoạn kết trong bài viết của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng về văn hóa ứng xử trong nước bây giờ,

“Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tầng lớp di dân vào thành phố đã biến dạng văn hóa ứng xử của người dân thủ đô. Thật ra di dân các tỉnh

kéo về Sài Gòn đông hơn Hà Nội vậy mà nó vẫn dung chứa và sống cùng với những con người khốn khổ ấy, gây mối tương quan xã hội trên

cách hành xử đậm tình người hơn cách mà người dân Hà Nội đã làm.

Người ta còn nhớ câu chuyện cướp hoa của người dân Hà Nội chung quanh Hồ Gươm vào đầu năm nay. Trong khi người dân Sài Gòn hằng

năm vẫn tổ chức những chợ hoa khổng lồ mà không hề xảy ra sự đáng tiếc nào thì tại Hà Nội người dân hành xử hoàn toàn khác hẳn.

Dĩ nhiên không phải ai sống tại Hà Nội cũng đều thiếu văn hóa ứng xử hay tại Sài Gòn thì sẽ thành hòn ngọc Viễn Đông, nhưng câu nói con

sâu làm rầu nồi canh vẫn làm cho cả nước xót xa cho một nền văn hóa không đáng bị xem thường như thế.

Nền văn hóa ứng xử thiếu xương sống ấy vẫn đang lan rộng trong từng giai tầng Việt Nam. Nó như căn bệnh hoại thư, không thể chữa lành

nếu người bệnh không cảm giác bị đau đớn nơi vết thương trên cơ thể của họ.

Cắt bỏ một ung nhọt là việc làm quá dễ trong khi không cho ung nhọt xuất hiện cần một nỗ lực hàng trăm năm, nhất là ung nhọt của một nền

văn hóa còi cọc và chấp vá bởi nhiều nền văn hóa khác. (Theo Thanhnientudo)

Với vài trích dẫn tượng trưng, và nhìn lại những cộng đồng người Việt từ lớn tới nhỏ đã mọc lên trên toàn cầu. Những cộng đồng người Việt

ở Úc, Pháp, Đức, Canada cũng không khác mấy cộng đồng người Việt ở Mỹ (là đông nhất). Hầu hết sinh hoạt theo thể chế tự do ở miền

nam trước đây nên không thấy đáng ngại như bạn có dịp ghé qua Khu thương mại “Đồng Xuân” của người Việt miền bắc ở Đông Đức. Rất

đúng với nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng và nhà thơ Đỗ Trung Quân. Nghĩa là văn hóa ứng xử của người Việt chỉ còn trong những

cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Rất tiếc chuyện cái nón bay làm đau lòng bạn đọc. Chỉ mong người bay nón giữ gìn chút gì còn lại từ

những gì chúng ta ra đi đã mang theo. Nếu là người Tràng An thì lịch thiệp, người Cố đô lịch sự; người miền Nam lịch duyệt… mới đúng văn

hóa ứng xử của người Việt nam. Và phụ nữ Việt nam (nhất là sống ở hải ngoại) thì chẳng thiếu điều kiện gì để thể hiện mình không thua kém

bất cứ dân tộc nào.

Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.268 giây.