logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 24/04/2016 lúc 08:29:01(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Việt Film Fest 2016 được tổ chức tại rạp AMC Orange 30, trong khu mua sắm The Outlets of Orange, tên cũ quen thuộc hơn với mọi người là The Block, bên lề xa lộ 22, vào các ngày 14, 15, 16 và 17 tháng 4.

Đây là một sinh hoạt văn hóa/nghệ thuật rất đáng yêu và đáng được khuyến khích do hội Nghệ thuật Việt Mỹ VAALA thực hiện hơn một thập niên qua, nhằm mục đích giới thiệu các nhà làm phim chuyên nghiệp cũng như tài tử, từ mọi cộng đồng trên thế giới, nối kết họ thông qua tinh thần hòa nhập văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.

VAALA do cô Lê Đình Y Sa, ái nữ cố nhà báo Lê Đỉnh Điểu, làm giám đốc điều hành. Từ ngày đầu bỡ ngỡ năm 2003, nay VFF đã kiện toàn một cách rất đáng khen về mặt tổ chức, thu hút đông đảo giới trẻ đồng thời với giới cao niên, cho thấy mục tiêu của hội đáp ứng được nhu cầu giải trí và mở rộng kiến thức của số đông khán giả thuộc nhiều sắc tộc nói chung, của cộng đồng người Việt nói riêng. Giá vé vào cửa là $12 mỹ kim. Sinh viên với ID và khán giả từ 60 tuổi trở lên $10 mỹ kim. Có giá đặc biệt cho từng nhóm.

Ngoài phần đóng góp tài chánh nhỏ nhoi từ khán giả, Việt Film Fest giữ được sinh hoạt nhiều màu sắc này qua hơn một thập niên và không ngừng phát triển là nhờ vào khả năng vận động mạnh thường quân bảo trợ lâu dài của các thành viên VAALA.

Tôi rất tiếc đã không có thì giờ để tham dự đầy đủ các buổi chiếu như lòng mong muốn. Tuy nhiên được xem 2 phim truyện dài, 1 trong đêm khai mạc, Bitcoin Heist (Siêu Trộm) của đạo diễn Hàm Trần và 1 trong đêm Thứ Sáu tiếp theo, Crush the Skull (Đập Vỡ Sọ) của Việt Nguyễn, cảm tưởng chung của tôi là hai đạo diễn xuất sắc của chúng ta, Hàm Trần và Việt Nguyễn đang thực sự tìm cách định hình tài năng của họ trong khuynh hướng làm phim dòng chính. Họ dùng nhiều kỹ xảo điện ảnh, gồm cả tốc độ và âm thanh nhân tạo, khai thác cảm xúc mạnh thông qua các chủ đề thời đại được phong phú hóa bằng óc tưởng tượng vượt mọi biên giới bình thường, khả năng làm chủ các phương tiện và tình huống ấy hơn là khám phá thế giới nội tâm của con người, các vấn đề xã hội đang chi phối cuộc sống thực tế của người dân trong và ngoài nước hiện nay.

Nội tâm Việt Nam thì khoảng cách thời gian/thế hệ đã làm cho lạ mặt, không quen, những trải nghiệm đọc được đó đây trên sách vở, tài liệu, đã cũ mòn, không hấp dẫn, hết còn là động cơ mời gọi sáng tạo; ngoại quốc thì họ chưa thực sự thẩm nhập 100%, chưa nói tới bản sắc vẫn là yếu tố ngăn trở lớn. Trước hiện tình tiến hóa chậm như rùa của người Việt trong và ngoài nước, các đạo diễn trẻ tài năng của chúng ta được Hollywood chắp cánh bay xa, cảm thấy có nhu cầu phải đi tìm những đường bay phỉ sức họ, cho họ những cơ hội thử thách toát mồ hôi trên thước đo mượn của Hollywood.

Cá nhân tôi thành thực khen ngợi, ngưỡng mộ, thông cảm những thôi thúc thể hiện mình bất luận cách nào của họ, chúc họ luôn may mắn và thành công tuy từ đáy lòng, tôi vẫn nhớ mãi câu nói của Boileau thời đi học: “Cái gì biết rõ thì thể hiện rõ,” tạm dịch câu “Ce qui se concoit bien, s'énonce clairement.” Hiểu rõ, may ra chỉ hiểu chính mình. Tôi vẫn tin rằng hiểu chính mình hay nói về những vấn đề của chính mình bao giờ cũng có sức thu hút, thuyết phục bởi vì nó xuất phát từ hơi thở, từ nhịp tim, mang trong nó sức sống tươi mới, luôn quyến rũ và làm rung động lòng người.

Giải thưởng VFF 2016 do bầu chọn của Ban Giám Khảo VFF và của khán giả cho thấy nhận định của riêng tôi cũng không xa lắm với quan điểm của đại hội và của giới thưởng ngoạn.

Năm nay, phim đoạt giải Trống Đồng của đại hội thuộc về đạo diễn Victor Vũ với Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, dài 111 phút. Cảnh trí, nhân vật, là của làng quê Việt Nam êm đềm khoảng năm 1989, với tuổi thơ sau lũy tre còn ôm giữ huyền thoại, với tuổi mới lớn chớm biết thẹn thùng nhớ nhung, với những ngày đến trường để học hành nhưng cũng để có không gian ấp ủ những giấc mơ và cũng để biết những bài học bị hiếp đáp đầu đời.

Phải nói là đạo diễn Victor Vũ có biệt tài khơi dậy, làm sống lại hình ảnh những cậu bé sớm có “tâm sự” riêng, lớn lên với những vui buồn trong cái thế giới hồn nhiên, trong trẻo cho phép các cậu vẽ vời, phiêu du tùy thích. Cái thế giới thần tiên ấy nhiều người lớn đi qua tuổi các cậu, có khi không có, không biết tới. Vì vậy, khi đạo diễn Victor Vũ hé lá màn che, mời khán giả bước vào, họ òa vui nhận ra một chút gì của chính họ nơi những cậu bé/cô bé này, một thời tưởng chừng chưa xa lắm. Ai không giấu trong lòng một tuổi thơ đáng nhớ, đã sống hay chưa sống hết, để muốn quay về, tìm lại? Những thước phim đẹp, chọn lọc, con trai dép nhựa, quần đùi, con gái áo tay phồng, tóc cắt bôm bê đi giữa một thiên nhiên ruộng đồng hiền hòa, tươi thắm, chẳng phải là nơi chốn tìm về của những người lữ hành đã đi gần hết vòng quay náo nhiệt của đời mình sao?

Cuốn phim ngắn 11 phút, tựa đề Nhà Đối Diện của đạo diễn Lê Mỹ Cường, mô tả cuộc sống của hai thanh niên đồng tính sống với nhau như một đôi vợ chồng dưới mắt nhìn từ nghi ngờ đến chấp nhận của một hàng xóm sinh hoạt thân cận, gần gũi bên nhau, cho thấy người trong nước giờ đây cởi mở hay coi nhẹ hiện tượng này hơn hải ngoại có thể nghĩ. Lý do có nhiều. Vì sinh kế lấy hết thời giờ và sự quan tâm của mọi người, ai muốn sống cách nào tùy thích. Vì sự phá sản niềm tin sau biến cố 30 tháng 4, 1975 kéo theo sự suy sụp các giá trị tinh thần khiến không ai còn muốn giữ lại gì nữa. Vì cái gốc văn hóa ăn theo thuở ở theo thời vẫn ứng dụng từ ngàn xưa khi nhu cầu sống còn chiếm vị thế ưu tiên... Hai nhân vật chính Phát và Khang thoải mái kể lại cuộc tình của họ, cũng hệt như mọi đôi lứa không cùng phái tính: gặp gỡ, bị thu hút vì thấy ở người kia một cái gì phù hợp, đồng ý chung sống vì thích nhau và cần nhau. Cả hai cùng có nghề nghiệp, công việc để sinh nhai, xây dựng tổ ấm. Lúc đầu, hàng xóm có người thấy kỳ kỳ, xì xào hỏi nhau mỗi buổi sáng khi nhìn theo hai cậu vi vút đèo nhau đi làm, buổi chiều họ về, We are Coming Home, chợ búa cơm nước như mọi nhà lân cận. Lâu dần cả xóm quen mắt và mọi người vui lòng chung sống hòa bình trong khu phố nhỏ.

Nhà Đối Diện chỉ là khúc nhạc mở đầu cho cuốn phim tài liệu dài 92 phút, tựa đề Finding Phong, của hai đạo diễn Trần Phương Thảo và Swann Dubus, kể lại cuộc hành trình dài hơn một năm trời của nhân vật tên Phong, sinh ra là con trai nhưng lại khao khát được ở trong một hình hài con gái. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình quê ở xứ Quảng, trong trí nhớ tôi vốn là một địa danh theo khẩu truyền, chó ăn đá gà ăn muối, cuộc sống chật vật khó khăn. Phong ra Hà Nội kiếm việc làm, mỗi năm về thăm nhà một lần. Cha mẹ Phong đều già, ông bố ngoài 80, bà mẹ ngoài 70. Các anh chị của Phong đều đã trưởng thành và có cơ ngơi riêng. Khi biết mình có vấn đề về căn tính, Phong âm thầm đau khổ. Anh rất thương yêu cha mẹ và các anh chị nên trăn trở khôn nguôi, không biết nên giãi bày thế nào? Sau cùng, anh quyết định thực hiện ước mơ lấy lại ngoại hình thật sự là một thiếu nữ theo cảm nhận của riêng anh. Anh bay qua Thái Lan để gặp bác sĩ chuyên khoa. Anh được cho uống kích thích tố nữ và được cho xem video cuộc giải phẫu chuyển giống. Anh được thuyết trình về cảm giác hậu phẫu cực kỳ đau đớn nhằm giúp anh chuẩn bị tinh thần. Trên chuyến bay trở lại Việt Nam, anh vừa lo sợ vừa hân hoan thấy ngày trọng đại gần kề. Anh về thăm nhà lần cuối trong vóc vạc đứa con trai cha mẹ sanh ra đã bắt đầu có những thay đổi: nhũ hoa phát triển, da dẻ mịn màng, tóc mướt hơn, tha thướt trong áo cánh mỏng ra vườn hái trứng cá ăn. Anh có chút băn khoăn nghĩ tới việc anh sắp sửa phế bỏ tấm hình hài cha mẹ cho với niềm hân hoan khi anh chào đời. Thế nhưng trên hết, anh may mắn có một gia đình hiểu biết, hỗ trợ anh tối đa. Anh khoe mẹ hai gò ngực mới. Bà mẹ quê bình thản nói với con bà không muốn anh là ai khác nhưng chỉ mong anh đổi ý chứ không ngăn cản anh. Ông bố già râu tóc phơ phơ trả lời người hỏi: “Chuyện này vẫn có từ xưa song thời đó kỹ thuật và y tế còn thô sơ nên người ta đành phải chấp nhận, không thay đổi được. Bây giờ văn minh tân tiến hơn, cho phép người ta thực hiện sự chọn lựa của mỗi người nên tại sao không? Đối với tôi, Phong là con trai hay con gái mặc dầu, nó vẫn là con của tôi.”

Câu trả lời minh bạch, phong cách xử sự của ông bố già xứ Quảng ngoài 80 tuổi cả ngày xách nước tưới rau làm tôi kinh ngạc. Ngày hẹn tới, Phong đi Thái Lan để được giải phẫu chuyển giống, có anh và chị tháp tùng. Kết quả tốt đẹp như mong đợi. Tuy mừng vui thấy em toại nguyện, ông anh thở phào, cười cười nói: Chưa quen, vẫn thấy sao sao. Bà chị hãnh diện: Có vui thiệt nhưng cũng thấy như mất đứa em trai mặc dầu có lại đứa em gái. Phong bình phục, hoàn toàn là một thiếu nữ xinh đẹp. Trở về Hà Nội, “cô” Phong tiếp tục được nhà hát múa nước thâu dụng để làm công việc hóa trang những con rối, như cũ.

Câu chuyện của anh Phong đến đây chấm dứt. Cầu chúc cô Phong vững tiến trên hành trình mới, luôn may mắn và hạnh phúc. Riêng tôi còn đôi chút thắc mắc do méo mó nghề nghiệp, xin được chia sẻ.

1. Người dân xứ Quảng ở tít tắp miền Trung Việt Nam, nhờ vào đâu, nguồn thông tin nào mà sớm bắt kịp trào lưu thế giới bên ngoài để biết vấn đề giới tính giờ đây không còn cấm kỵ nữa, để có thể có tư duy cởi mở và dễ dàng chấp nhận một thực tế xóa sạch văn hóa truyền thống bao đời như thế? Cùng với tiếp nhận này, còn tiếp nhận nào khác nữa không? Về những giá trị làm người như tự do, dân chủ và nhân phẩm chẳng hạn? Tìm được con người thật của Phong về căn tính rồi, còn con người nào khác bên trong Phong cần được trả lại cho số đông anh Phong khác nữa không? Tháng 11 năm 2015, quốc hội đã làm luật công nhận quyền chuyển giới tính của người dân, bao giờ công nhận những đòi hỏi quan trọng không kém của người dân về những quyền sống căn bản khác?

2. Phim Finding Phong được giải khán giả bầu chọn là do phiếu đánh giá của người xem. Những phiếu ấy không từ Trời rơi xuống, càng không từ những ngôi nhà dân chúng gió thổi bay về đại hội mà do con số các bạn đồng tính đến rạp xem phim và quyết tâm đoạt giải. Bằng cách này, các bạn cất lên tiếng nói đòi công bằng và bảo vệ phẩm giá, đánh động quần chúng về sự hiện diện bình đẳng của các bạn dưới ánh mặt trời và trong xã hội. Bài học của các bạn cũng là bài học cho tất cả mọi ai khi thực sự tin vào một điều gì, cần một điều gì thì không phải ngồi yên đấy mà hãy đến với nhau vì nghĩa khí và lòng công chính, hãy kết đoàn đưa tay lên, hãy cất cao tiếng, hãy tranh đấu giành lấy với tất cả ý chí và trái tim mình.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.260 giây.