Lời thề là một phương tiện để lấy lòng tin của người khác. Với người xưa, lời thề là điều họ vô cùng kính sợ vì nếu vi phạm lời thề ắt sẽ bị
trừng phạt. Trong văn hóa Á Đông, những lời thệ ước chiếm một phần quan trọng trong đời sống. Lúc hai người thành hôn bái trời đất xin thề
sẽ sống cùng nhau đến khi đầu bạc răng long, bạn bè khi kết nghĩa anh em cũng uống rượu hoặc thắp hương quỳ xuống đất xin thề, ví dụ
như Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Đối tượng mà người xưa phát lời thề nguyện thường là Thần, Trời và Tổ Tông. Thông thường tay cầm cành cây, khi đã thề xong liền bẻ gãy
cành cây đó, nếu như vi phạm lời thề thì sẽ gãy như cành cây đó, hoặc là quỳ gối, xin thề với trời, nếu như vi phạm lời thề hôm nay, sẽ cam
chịu bất kể hình phạt nào hoặc bị thiên lôi đánh chết. Vì thế, qua đó có thể giải thích vì sao người tốt thường tha thứ cho người ác khi nghe
những lời thề độc của người ác.
Tống Thái Tổ, Triệu Khuông Dẫn khi thay thế gia tộc Sài Thị để trở thành Hoàng đế đã thệ ước, một phần của nó là: “Bảo toàn con cháu Sài
Thị, không được vì có tội mà thêm hình phạt”. Do đó con cháu nhà Sài đều được hưởng sự tôn trọng của vương tộc.
Khương Thị, phu nhân của Trịnh Vũ Công không thích đứa con cả Trang Công mà lại chỉ thương đứa con nhỏ là Cung Thúc Đoạn. Khi Trang
Công làm vua, Khương Thi giúp Cung Thúc Đoạn tạo phản, sau khi đánh bại Cung Thúc Đoạn, liền đưa mẹ vào ở trong thành, và thề nguyện
rằng: “Không đến suối vàng, thì không gặp mặt”. Trang Công nhớ mẹ, nhưng vì sợ vi phạm lời thề, bèn cho người xây dựng một đài tháp, khi
nào nhớ mẹ, liền trèo lên đài tháp nhìn về phía thành, chiếc đài tháp này là “Vọng Mẫu đài”. Sau đó Dĩnh Khảo Thúc, bày kế cho Trang Công
đào đường hầm giả suối vàng để đến gặp mẹ và xóa được lời thề.
Ở phương Tây, lời thề vô cùng trang nghiêm, từ hiến pháp hoặc những dự luật quan trọng ở các quốc gia dân chủ đều phải tuyên thệ, Tổng
thống Mỹ khi nhậm chức sẽ phải tuyên thệ, thậm chí lời thề đó phải ghi vào hiến pháp. Trong văn học Việt Nam có bài thơ “Thề non nước“
của Tản Đà. Đó là lời thề và sự cam kết giữa núi và nước.
Chúng ta rời quê hương năm 1975, với lời thề, hứa hẹn với non nước sẽ trở về. Vậy mà ta phải ở nơi đây suốthơn bốn mươi năm. Mặc dù
chưa được phép về quê hương, nhưng nếu không về quê hương bằng thân xác,chúng ta sẽ về bằng con đường tinh thần. Có thể nói, cuộc
đời chúng ta bị đánh cắp bởi những chuỗi dài đợi chờ. Nói đến sự chờ đợi ngóng trông, người ta nghĩ ngay đến tích Vọng phu, chồng ra trận,
thiếu phụ bồng con, vò võ trông chồng mỗi ngày trên bãi biển để rồi nàng và con đã hóa đá, khi nào người Việt hải ngoại sẽ hóa đá hay thành
cát bụi đây?. Khi nhớ thương nhiều, lo lắng nhiều, đầu mình bạc rất mau. Ngày có nhau, mình hạnh phúc, tóc mình xanh mướt , bao nhiêu
năm cách trở, bạc tóc vì nhớ thương đất nước. Kẻ đợi có thể là cha, là mẹ và kẻ ra đi có thể là con. Khi trời về chiều, sự sầu muộn, tàn tạ
của người ở lại, sự nhớ nhung của người đi xa càng tăng. Vì chờ đợi quá nhiều, khổ đau tột độ thì đâu còn hạnh phúc nữa. Bốn mươi mốt
năm qua lời thề Kinh Kha ngày xưa đã bay theo gió mất rồi.
Cá xa sông cá buồn nên không lội,
Lá xa cành lá ủ rũ chia phôi.
Người xa người, chuyện buồn sao tránh khỏi,
Muốn tao phùng, không biết phải làm sao ?.
Quê hương còn đó, chúng ta còn đây thì lời thề năm xưa vẫn còn giá trị, còn hiệu lực. Nhưng tại sao chúng ta nỡ vứt bỏ lời nguyền, đạp lên
lời nguyền mà phụ bạc quê hương? Nước rời non, nước đã đi, nước sẽ không bao giờ trở lại sao?. Nếu biết suy nghĩ, mình không còn cảm
thấy xa cách với quê hương với dân tộc. Do vậy, người nào còn có tâm hồn phải nhìn thấy rằng không có gì đi, không có gì mất, vô khứ, vô
lai, và cái mình tưởng đã mất, kỳ thực nó đang còn ở trong mình. Nếu không có nước liệu dâu có mọc tốt tươi được không? Mình tìm nước
ở đâu? Nước đang đi, đang còn đi mãi nhưng trên một phương diện khác, nước đã về rồi. Ngày hôm qua, thấy nước chảy đi, mình nghĩ,
nước đã ra đi nhưng thực tế, nước có thể đã trở thành mây đang bay trên lòng dân tộc, nước có thể trở thành mưa đang rơi xuống, nước
đang luân lưu trong ngàn cây nội cỏ tốt tươi. Non non nước nước, chỗ nào có non là chỗ đó có nước, chỗ nào có nước là chỗ đó có non,
không thể chia tách ra được. Không có gì có thể chia cách người Việt với người Việt, khi mình có tình thương đích thực. Lời thề trở về giải
phóng dân tộc đó rất nặng, sự cam kết đó rất sâu xa. Muốn giữ được sự cam kết đó, mình cần phải có tuệ giác. Tuệ giác đó là gì? 10 năm,
20 năm không là gì cả nhưng với lý trí và lòng tin sẽ giải phóng cho dân tộc Việt thoát cảnh lầm than thì chắc một ngày không xa chúng ta sẽ
làm tròn sứ mạng, giữ vẹn lời thề. Nếu chưa giải được lời thề thì người Việt ở hải ngoại cũng đừng nối giáo cho những người làm khổ dân
tộc, tàn phá quê hương bằng cách không tiếp tay với họ dưới mọi hình thức, mọi dịch vụ mà họ tung ra hải ngoại để lung lạc chúng ta, cản
trở chúng ta và làm lu mờ lời thề khi bỏ nước ra đi của chúng ta. Tóm lại không làm gì có lợi cho cọng sản.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu??
Các bạn ơi, thời đại bây giờ dù xa cách nửa vòng trái đất đi nữa cũng gần, internet chỉ cần tích tắt ta cũng có thể giúp cho quê hương, chỉ có
những kẻ đang tâm quên lời thề thì không cần nói đến. Cuộc chia ly mà khoảng cách và cả thời gian không thể xác định được bao giờ trở lại
thì đôi khi mong chờ là một điều gì đó ta cảm thấy xa vời nhưng với quyết tâm chúng ta cũng sẽ thực hiện được. Mong thay người Việt hải
ngoại không quên lời thề ngày Quốc hận.
Xin gởi lại các bạn một lời thề: Thề non nước (Tản Đà)
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời “nguyện nước thề non”,
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô giòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, vẫn còn thề xưa.
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
28 April 2016
Lệnh Hồ Công Tử, Nguyễn Thúc Soạn