logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/05/2016 lúc 08:26:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày mới tới Mỹ, tôi hoàn toàn không có một khái niệm nào về tính cách đa chủng của quốc gia này. Danh xưng Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ không xa lạ ngay cả với học sinh mới vào trung học ở Việt Nam nhưng hình như trong tâm trí tôi, nó cũng gần như là một danh từ riêng để gọi tên một xứ sở chiếm một phần diện tích địa cầu nên tôi không bận tâm lắm về ngữ nghĩa của nó.

Gia đình chúng tôi định cư ở Santa Ana, với thành phần cư dân áp đảo là người Hispanic, gọi nôm na là người Mễ, cũng có người gọi là Xì, tựa như Westminster và Garden Grove đông người Việt nhất. Thú vui duy nhất của tôi thời đó là đi chợ trời, đặc biệt dừng xe ở những đám Garage Sales bên hè đường, một loại sinh hoạt có mục đích tiết kiệm dễ thương, thực tế, tôi đặt tên là “nền văn hóa cũ người mới ta.” Ngày ấy tôi chưa lái xe, thỉnh thoảng cuối tuần được bạn hữu chở cho đi ăn sáng xong là tà tà chạy rông hàng phố để thư giãn tâm hồn và đôi mắt sau một tuần lễ miệt mài công việc, cho một tuần lễ khác trước mắt cũng lại miệt mài không kém, có khi còn xảy ra những chuyện bất ngờ, bất như ý, stressful hơn. Có những đám garage sales bày biện vui mắt, tôi muốn ghé lại xem nhưng bạn tôi kiên quyết lắc đầu. Tôi gặng hỏi lý do, bạn tôi chỉ cười cười trả lời “Chẳng có gì để mua đâu, mất thì giờ.” Nể bạn, biết giới hạn của mình, tôi không kỳ kèo nữa và vui vẻ bỏ qua. Tuy nhiên, có vài lần con cái bạn tôi lái xe và chuyện garage sale vô tình được lập lại khi xe chạy qua các khu phố Santa Ana có địa điểm bày hàng kiểu này. Tuổi trẻ, các cháu có cách diễn tả thẳng thắn, vào ngay vấn đề chứ không ầu ơ như người lớn. Tôi không tiện nhắc lại điều gì tôi nghe tuy nó giúp tôi hiểu có một lằn ranh giữa các sắc dân nhập cư.

Sau ba thập niên ngụ cư loanh quanh vùng quận Cam, tôi có nhiều kinh nghiệm tốt với người Mễ lao động. Điểm nổi bật là họ lễ độ, lương thiện, làm việc chăm chỉ.

Bước ra khỏi tiệm ăn, bỏ quên cái ví nhỏ trên bàn, họ hớt hải chạy theo kêu ầm ỹ: “Segnora, Segnora!” một tay cầm cái ví quơ loạn xạ trong không. Hai vợ chồng, vợ cao, chồng thấp, giúp tôi tháng một lần vệ sinh nhà cửa, tôi vì bận việc phải đi, thường dặn họ xong công việc thì khóa trái cửa giùm tôi trước khi ra về. Suốt 10 năm trời qua hai địa chỉ, nhà không suy suyển bất cứ thứ gì, từ những tờ bạc lẻ để quên trong bếp đến sợi dây chuyền vàng tháo ra khi tắm để quên ở bồn rửa mặt. Vô tình làm vỡ cái ấm pha trà, họ hỏi họ phải đền bao nhiêu?... Vật dụng gì thừa trong nhà, tôi hỏi họ có muốn lấy không, họ mừng rỡ cám ơn nhưng không bao giờ ngỏ lời hỏi xin. Một dạo bà vợ ốm, không biết bệnh gì nhưng không theo chồng làm việc được. Người chồng nói với tôi ông phải đưa vợ về Mễ để chữa chạy cho đỡ tốn kém và phải lo chăm sóc vợ nên xin nghỉ nhưng để dễ dàng cho tôi, ông hỏi tôi có muốn ông giới thiệu bạn ông tới giúp tôi không? Lẽ tất nhiên tôi thật sự hoan hỷ và cám ơn sự chu đáo của ông. Người bạn của ông giúp tôi thêm một thời gian cho tới khi tôi dời nhà qua một thành phố khác, khá xa nơi ở cũ, không tiện cho chị nên chúng tôi đành tạm chia tay nhau.

Một hình ảnh nữa của người Mễ mà tôi rất khâm phục là những người bán hoa bên vệ đường. Họ kiếm sống lương thiện và bằng hy vọng vào vận may của họ trong ngày, thừa biết rằng đâu phải lúc nào cũng sẵn vận may bên mình? Mặt trời còn hầm hập nóng lúc xế trưa, hoa sẽ héo cánh, ủ dột. Mặt trời lặn trong hoàng hôn nhuộm không gian tím thẫm, phố xá sẽ bớt xe cộ qua lại, người sẽ vắng dần, còn ai mua hoa giùm họ buổi chợ chiều? Những bó hoa nhiều màu, tạp nhạp, gói trong giấy bóng, chắc rồi cũng sẽ được đồng hương thương tình dừng xe ủng hộ. Nếu không, sao những người Mễ bán hoa cứ vẫn tồn tại ở những bờ lề tôi qua lại suốt 30 năm nay? Tâm trạng sống nhờ vào rủi may, chỉ mong có được mấy đồng bạc lẻ của họ lúc nào cũng làm tôi ray rứt khó chịu. Họ sẽ thế nào những hôm không có ai mua hoa? Đói. Khát. Mệt mỏi. Buồn bã. Thất vọng. Một mình họ hay cả vợ, chồng, con cái? Tôi hình dung ra cái cảnh họ loay hoay tìm kế sinh nhai nhưng không toan tính làm điều không lương thiện mà cảm phục họ. Bản tính người Mễ lương thiện hay họ biết quý trọng con đường gieo neo đưa họ tới đất nước này, muốn những gieo neo ấy có một ý nghĩa và một đền bù xứng đáng nên họ không muốn làm điều gì sai trái có thể xô đẩy họ đến chỗ không còn cơ hội và tương lai nữa?

Thử thách mới nhất với người Hispanic lao động là khi tôi tới nơi ở hiện nay, trong thành phố Santa Ana, hàng xóm người Việt thưa thớt so với họ và người nhập cư từ Nam Mỹ. Một buổi sáng, tôi đang đứng tần ngần ở sân trước ngập ngụa cỏ cây hoang dại, không biết làm gì để mặt tiền ngôi nhà trông cho nó gọn ghẽ, tươm tất hơn thì một ông Mễ cao lớn, nói tiếng Anh thông thạo, khuôn mặt đầy nếp nhăn hao hao giống tài tử Charles Bronson, tiến lại gần và tự giới thiệu: “Tôi là người sửa ngôi nhà này trước khi người ta bán cho bà. Bà có muốn tôi giúp bà nới rộng cái driveway này cho mặt tiền nhà thoáng hơn, nhiều chỗ đậu xe hơn không?” Tôi trả lời: “Ông có thể cho tôi xem bản vẽ sơ đồ ông định làm thế nào không?” Ông ta chỉ tay sang bên kia đường: “Bà đi theo tôi, tôi chỉ cho bà xem cách tôi đã làm ở căn nhà đó.” Nếu lời nói của ông ta là thật thì cái sân ông ta sửa rất đẹp, tôi nhìn và rất vừa ý. Tôi hẹn: “Ông cho tôi biết giá cả thế nào để tôi liệu vì ngay bây giờ tôi chưa có tiền.” Từ đấy, cứ cách một hai ngày ông ta lại tới hỏi tôi có định thuê ông làm không? Thấy tôi lần lữa, ông ta không tin là tôi chờ tiền mà nghĩ là tôi muốn giá thấp hơn nhưng ngại không mặc cả nên ông ta cứ bớt dần, bớt dần cho tới lúc tôi nói với ông ta: “Ông đem giá xuống như thế khiến tôi mất lòng tin.” Ông ta giơ hai tay lên trời, thề nói thật, ông đề nghị bớt giá là vì ông biết ngôi nhà này còn phải tu bổ nhiều lắm, ông mong sẽ có việc làm nữa nên muốn cho tôi giá hạ để làm quen và tôi có thể phối kiểm với hàng xóm để biết khả năng của ông.

Nhùng nhằng vài tuần lễ thì tôi có đủ tiền nên gọi ông làm giao kèo. Đến khoản tiền ứng trước, tôi biết theo luật, chỉ nên đưa 2% trên tổng số phải trả nhưng ông ta xin đưa một nửa, than là ông ta không có tiền mua vật liệu. Tôi nhẩm tính, nhiều lắm thì công của ông ta cũng chỉ chiếm một nửa chi phí tính cho khách hàng nên tôi thông cảm và đồng ý ngay. Cầm tiền rồi, ông ta bỏ ra một ngày để làm sạch cái diện tích sẽ đổ xi măng có hoa văn trang trí trông như đá tảng. Một ngày nữa để đào đất cho đủ độ sâu kẻo sau này xi măng dễ bị nứt. Qua hai ngày, ông ta biến dạng. Gọi điện thoại, ông ta hẹn hôm sau sẽ tới làm nhưng cái hôm sau ấy kéo dài thành 2 tuần. Thúc giục mãi, ông ta tạ sự gia đình có tai nạn nên sai hẹn và vì kẹt tiền mua thêm vật liệu nên muốn tôi trả hết để ông có phương tiện sáng hôm sau tới làm. Đàng nào cũng đã lỡ và muốn kết thúc câu chuyện, tôi đành nhắm mắt làm theo lời yêu cầu của ông ta.

Từ đây trở về sau, suốt ba tháng trời, ông ta nói dối cả trăm lần và không bao giờ tới làm nốt công việc phải làm. Cầm bằng như mắc lừa, mất của, học được thêm bài học tin người, tôi quyết định bỏ qua, không nghĩ tới nữa. Ở mấy ngày cuối của tháng thứ ba, ông ta đột nhiên gọi và xin tôi mở cửa bên hông nhà để ông ta đem dụng cụ tới. Chỉ là mấy cái xẻng, hai đôi ủng cũ đầy bùn đất, mấy đôi găng tay, cái xe cút kít chở cát. Tôi bảo ông ta đừng để tôi thêm việc, phải đổ những thứ rác chỉ đáng ba xu này nhé! Thế nhưng Trời ạ, vào lúc tôi không còn mong đợi gì thì ông ta đùng đùng chở đá răm, cát và cả cái máy trộn bê tông to tướng tới sân nhà tôi, phủ bạt nylon và... để đấy thêm hai ngày nữa.

Buổi sáng thứ hai đầu tuần tiếp theo, ông ta gọi chuông, bảo tôi mở cửa gara cho ông câu điện. Bắt đầu, ông có 2 người phụ nhưng tới 5 giờ chiều chỉ còn lại một mình ông. Tám giờ tối, thấy ông vẫn còn hì hục ở góc sân, tôi bảo ông muộn quá rồi, về nhà đi và mai làm tiếp nhưng ông lắc đầu, nói là ông muốn làm cho xong đêm nay. Chưa biết phải ứng xử thế nào, tôi thoáng thấy trên bờ bức tường lửng ngăn đôi với nhà hàng xóm, cái ly sinh tố ông đang uống dở nên chạnh lòng, trở vào nhà, lấy cho ông tờ giấy $20 cuối cùng tôi còn trong ví, dặn ông khi nào về thì ghé tiệm Denny's mở cửa khuya mà ăn. Hai giờ sáng, vẫn còn nghe tiếng cuốc xẻng va vào nhau lạch cạch ngoài sân nhưng tôi để mặc ông làm theo ý riêng. Bài học hôm nay của tôi là trên đời này, luôn có những con người, những trường hợp mình không sao hiểu được và mọi dự đoán ngỡ như hợp lý đều không là sự thật.

Sáng sớm hôm sau, dưới ánh nắng ban mai tươi tắn, khu vực đổ xi măng ở sân trước nhà tôi đã hoàn tất như mong đợi. Ông ta không xuất hiện nhưng nhờ hai người bạn hôm trước đến quét dọn sạch sẽ cái driveway. Tôi điện thoại cho ông, nói đùa rằng thay vì phạt ông về công việc chậm trễ, tôi mời ông tới để tôi được tặng ông chút tiền thưởng do nỗ lực giữ tín nhiệm của ông (thật ra là để lòng tôi được yên vì có lúc nghĩ sai về ông.)

Có thể tôi vẫn có chỗ không đúng trong suy nghiệm chuyện đời nhưng rõ ràng những câu ngạn ngữ kiểu “Người đi đêm tuy không phải là ăn trộm nhưng không ngăn được chó sủa” vẫn có giá trị nhất định của nó. Cho nên, hiểu đúng một con người (kể cả chính mình) hay một sự việc thật không dễ và vì không dễ nên nảy sinh định kiến, nên tha thứ rất khó và cũng vì tha thứ rất khó nên càng không thấy bóng hòa bình ở đâu!

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.