logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/05/2016 lúc 07:59:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên Hoan Cannes: Lịch sử tượng “Cành Cọ Vàng”

UserPostedImage
Giải thưởng "Cành Cọ Vàng" được công ty Chopard giới thiệu tại Liên Hoan Phim Cannes năm 2015.
REUTERS/Yves Herman

Liên Hoan Phim Quốc Tế Cannes lần thứ 69 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 22/05/2016. Hơn 80 bộ phim sẽ được trình chiếu trong suốt thời gian diễn ra sự kiện nổi tiếng này, trong đó có 21 phim tranh giải Cành Cọ Vàng (La Palme d’Or). Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về trị giá của giải thưởng cao quý này.

Năm 2015, Cành Cọ Vàng, biểu tượng của Liên Hoan Phim Cannes, đã tròn 60 tuổi. Nhưng thật ra, Cành Cọ Vàng chỉ được trao 55 lần kể từ lần trao giải đầu tiên vào năm 1955 cho bộ phim Marty của đạo diễn người Mỹ Delbert Mann.

Cho đến năm 1954, bộ phim hay nhất ở Cannes được trao "Giải Thưởng Lớn của Liên Hoan Phim Quốc Tế". Đạo diễn có phim đoạt giải chỉ được cấp một giấy chứng nhận và một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ đương đại ký tặng.

Khi giữ vai trò đại diện của Liên Hoan Phim Cannes (1952-1972), ông Robert Favre Le Bret mời nhiều thợ kim hoàn thiết kế các mẫu cành cọ, xuất hiện trên huy hiệu của thành phố Cannes. Theo lời nhiều người kể lại, nhờ sự giúp đỡ của nhà văn Jean Cocteau, năm đó giữ chức chủ tịch ban giám khảo, nhà thiết kế trang sức Lucienne Lazon đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế mẫu cho Cành Cọ Vàng.

Thế nhưng, tượng Cành Cọ Vàng đã không nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của mọi người. Sau giải thưởng năm 1963, Cành Cọ Vàng lại bị gác lại và chỉ trở lại Liên Hoan Phim vào năm 1975.

Cành Cọ Vàng nặng 118 gam vàng

Mẫu Cành Cọ Vàng hiện nay được bà Caroline Scheufele thiết kế năm 1998. Bà là đồng chủ tịch công ty Thụy Sĩ Chopard. Thương hiệu trang sức hàng đầu thế giới hàng năm vẫn tài trợ tượng Cành Cọ Vàng trị giá hơn 20.000 euro để trở thành đối tác chính thức của Liên Hoan Phim Cannes.

Đường sống lá được khéo léo uốn cong và được gắn 19 chiếc lá vàng làm thủ công. Trọng lượng của Cành Cọ Vàng là 118 gam vàng 18 carat. Vàng được đổ vào các rãnh của khuôn sáp, sau đó cành cọ được đánh bóng trước khi được gắn trên một giá đỡ bằng pha lê có nguồn gốc từ Đức. Toàn bộ công việc cần tới 40 giờ làm việc và cần tới 7 người thợ và nghệ nhân kim hoàn. Riêng giá đỡ nặng 1 kg và được gọt dũa theo hình một viên kim cương mà mẫu mã luôn thay đổi.

Từ năm 2013, Cành Cọ Vàng được gắn nhãn hiệu quốc tế "Fairmined". Nhãn hiệu này được tổ chức phi chính phủ "Alliance" thành lập năm 2004 tại Colombia và có hiệu lực tại Nam Mỹ, châu Á và châu Phi để chứng nhận vàng được khai thác bằng phương pháp truyền thống, tuân theo các tiêu chí tôn trọng môi trường và quyền lợi xã hội của thợ đãi vàng. Công ty Chopard sử dụng vàng của một hợp tác xã Colombia nằm tại La Llanada, một thành phố nhỏ ở miền bắc dãy núi Andes.

Trong trường hợp có đồng giải thưởng, hay xảy ra bất kỳ sự cố nào, ban tổ chức luôn có một tượng Cành Cọ Vàng dự phòng. Từ năm 2000, hai tượng “Cành Cọ Vàng” nhỏ hơn được trao cho cho nữ diễn viên và nam diễn viên xuất sắc nhất. Vì lý do an ninh, các giải thưởng chỉ được chuyển đến hội trường vài giờ trước buổi lễ bế mạc.

Cho tới hiện nay có sáu đạo diễn từng hai lần được nhận giải thưởng cao quý này : Francis Coppola (1974 và 1979), Shoei Imamura (1983 và 1997), Bille August (1988 và 1992), Emir Kusturica (1985 và 1995), hai anh em Jean-Pierre và Luc Dardenne (1999 và 2005) và Michael Haneke (2009 và 2012).
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 09/05/2016 lúc 08:00:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Điện ảnh Hàn Quốc tại Liên Hoan Cannes 2016

UserPostedImage
Đạo diễn Hàn Quốc Park Chan Wook tranh giải tại Liên Hoan Phim Cannes 2016 với bộ phim "The Handmaiden".
CC/Masha Kuvshinova

Hàn Quốc có ba bộ phim được công chiếu tại Liên Hoan Phim Cannes 2016. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhà làm phim Hàn Quốc cùng với những tác phẩm vượt qua cả rào cản văn hóa và ngôn ngữ.

Trong ba bộ phim được công chiếu tại Cannes, bộ phim Handmaiden (tạm dịch: "Người hầu gái") của đạo diễn Park Chan Wook là một trong số 21 bộ phim tranh giải "Cành Cọ Vàng". Dựa theo tiểu thuyết Fingersmith của nhà văn xứ Wales Sarah Waters, bộ phim tái hiện xã hội Hàn Quốc vào đầu thế kỷ XX, khi quốc gia Đông Á đang nằm dưới ách thống trị của Nhật Bản. Bộ phim xoay quanh câu chuyện ba nhân vật : một kẻ lừa đảo điển trai thuê một cô gái có biệt tài móc túi làm người hầu gái nhằm chiếm tài sản của một người phụ nữ thượng lưu được thừa kế gia sản khổng lồ.

Trong một buổi ra mắt bộ phim với báo chí, đạo diễn Park Chan Wook không giấu ngạc nhiên khi biết tác phẩm của mình được chọn tranh giải "Cành Cọ Vàng". Ông nói : « Tôi không chắc là bộ phim phù hợp với Liên Hoan Phim Cannes. Đây là một bộ phim đơn giản, với phần kết có hậu, không nhập nhằng. Kiểu liên hoan phim như ở Cannes thường thích những bộ phim gây khó chịu ».

Đây là lần thứ ba một phim của đạo diễn Hàn Quốc tham gia tranh giải tại Liên Hoan Phim Cannes. Năm 2004, bộ phim nổi tiếng Old Boy (Đồng môn) đã giành "Giải Thưởng Lớn" tại Cannes. Năm 2009, giải thưởng của ban giám khảo liên hoan Cannes đã được trao cho bộ phim Thrist (Khát máu), nói về câu chuyện tình của một vị mục sư trẻ, biến thành ma cà rồng do tác dụng phụ của một loại thuốc mới mà anh nhận lời làm vật thí nghiệm khi sang châu Phi. Trở về Hàn Quốc, anh mang trong mình niềm “khát” máu và phải đấu tranh với nó. Anh luôn phải tìm cách chế ngự cơn khát máu khi đem lòng yêu vợ của một người bạn.

The Wailing (tạm dịch : “Tiếng ai oan”) của đạo diễn Na Hong Jin là bộ phim thứ hai của Hàn Quốc được trình chiếu tại Cannes trong hạn mục "Nhãn quan độc đáo" (Un certain regard). Bộ phim thứ ba là Train to Busan (tạm dịch : Chuyến tầu đến Busan), một bộ phim kinh dị, với nhân vật chính là những xác sống (zombie), nhưng phim này không tham gia tranh giải.

Sau K-pop và K-drama, Hàn Quốc tìm đường xuất khẩu điện ảnh

Từ hơn 15 năm gần đây, những ca khúc K-pop và những bộ phim truyền hình nhiều tập K-drama đã chinh phục phần còn lại của châu Á và là những sản phẩm văn hóa được xuất khẩu nhiều nhất của Hàn Quốc.

Thế nhưng, điện ảnh Hàn Quốc lại có vẻ khó chinh phục được công chúng nước ngoài, và chỉ thu hút được một bộ phận nhỏ khán giả mê những bộ phim kinh dị hay trinh thám đầy phong cách hoặc rất bạo lực của quốc gia Đông Á này.

Ngành điện ảnh đương đại Hàn Quốc đã đạt tới độ chín mùi nhờ "Làn Sóng Mới" quy tụ những đạo diễn bị cuốn theo những phong trào sôi động ủng hộ dân chủ và phản đối chính quyền quân sự trong những năm 1980 và 1990.

Những bộ phim của đạo diễn Park Chan Wook, sinh năm 1963, đều ra đời sau "Làn Sóng Mới" này, nhưng vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những biến cố mà ông từng trải qua trong thời trai trẻ.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Variety Magazine, ông thổ lộ : « Rất nhiều bạn bè của tôi bị chính quyền đưa đi và rất nhiều người bị tra tấn. Tôi chứng kiến họ tích cực đấu tranh chống nền độc tài và họ phải gánh những hậu quả của chế độ đó. Tôi đã không nhiệt tình được như họ và tôi cảm thấy có lỗi. Cảm giác tội lỗi này, tôi đưa vào những bộ phim của mình ».

Đạo diễn Park, và nhiều đồng nghiệp khác như Kim Jee Won và Bong Joon Jo, đã hòa trộn tình yêu của họ với "B movie" (phim có ít ngân sách) của Hollywood và tính thẩm mỹ của "Làn Sóng Mới" và quay những thước phim pha trộn giữa điện ảnh nghệ thuật và những bộ phim ăn khách.

Nhà phê bình điện ảnh Darcy Paquet phát biểu với AFP : « Chắc chắn Hollywood đã nhận thấy những kỳ tích của điện ảnh Hàn Quốc. Thật lý thú khi thấy những gì mà các đạo diễn Hàn Quốc có thể làm tại Hoa Kỳ ».

Thực vậy, dù bị rào cản ngôn ngữ, cả hai đạo diễn Park và Kim đều được lựa chọn để thực hiện những bộ phim bằng tiếng Anh và được ra mắt vào năm 2013. Park Chan Wook đã thực hiện bộ phim kinh dị Stoker (Kẻ đốt lò) mà nữ diễn viên nổi tiếng Nicole Kidman vào vai chính. Còn Kim Jee Won trở thành đạo diễn bộ phim The Last Stand (Chốt chặn cuối cùng) với nam diễn viên cơ bắp Arnold Schwarzenegger. Bong Joon Ho thực hiện bộ phim khoa học viễn tưởng Snowpiercer (Chuyến tầu băng giá) bằng tiếng Anh với ngân sách khổng lồ với hai diễn viên Tilda Swinton và John Hurt.

Nhà phê bình Jeon Chan Il nhận xét : « Họ là những bằng chứng. Trong cái nhìn của Hollywood, những tác phẩm trước đây của họ chứng minh cho một phong cách và sự sáng tạo có một không hai ».

Hai đạo diễn Na Hong Jin và Yeon thuộc thế hệ trẻ hơn, vẫn đang tìm phong cách riêng của mình, và con đường có vẻ chông gai theo nhận xét của nhà phân tích Jeon Chan Il.
Theo RFI
co  
#3 Đã gửi : 11/05/2016 lúc 08:04:25(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Liên hoan Cannes khai mạc dưới sự bảo vệ an ninh chặt chẽ

UserPostedImage
Lối vào trung tâm Liên hoan Cannes, ngày 11/05/2016. Ảnh : REUTERS/Eric Gaillard

Sáu tháng sau loạt khủng bố Paris, nước Pháp vẫn bị đặt trong tình trạng khẩn cấp. Chính phủ huy động lực lượng an ninh “chưa từng thấy “để bảo đảm an toàn cho Liên hoan Cannes diễn ra từ ngày 11 đến 22/05/2016.

Hàng trăm cảnh sát được điều động tuần tra ngày đêm tại kinh đô của nền nghệ thuật thứ 7, một toán đặc biệt có nhiệm vụ dò mìn chung quanh khu vực Cung Liên hoan và tất cả các xe ra vào. Hai ngày trước khi liên hoan phim Cannes khai mạc, bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve cảnh báo, “trước rủi ro ở mức độ cao chưa từng thấy”, Paris huy động “những phương tiện ngoại lệ”.

Thêm vào đó, ban tổ chức tuyển dụng thêm 400 nhân viên bảo vệ, chính quyền thành phố Cannes được đặt trong tình trạng “đề cao cảnh giác” 24 giờ trên 24, để sự kiện văn hóa nổi bật nhất trong năm của nước Pháp được diễn ra êm thắm, để bảo đảm an ninh cho nhữn ngôi sao điện ảnh, cùng với khoảng 200 ngàn người có mặt tại thành phố tráng lệ này trong mùa liên hoan.

Thị trưởng thành phố Cannes báo trước là tất cả mọi người ra vào Cung Liên hoan đều bị khám xét ví, và kể cả người đi đường cũng sẽ bị kiểm soát. Cannes là nơi trang bị nhiều camera theo dõi nhất trên toàn quốc. Là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của Pháp, tiếp đón đến 2 triệu du khách một năm, Cannes không thể cho phép để bất kỳ một sự cố nào xảy ra.

Ngoài ra, bốn đơn vị cảnh sát lưu động cùng với 7 thợ lặn thường xuyên tuần tra dọc theo bãi biển của thành phố. Đương nhiên tất cả các khách sạn 5 sao cũng đã tăng cường tối đa mức an ninh, khi biết rằng, cả một trời sao của nền nghệ thuật thứ 7 trên thế giới đổ bộ xuống Cannes. Trong số đó có những tên tuổi, từ ngôi sao màn bạc người Pháp Marion Cotillard, đến cô đào Mỹ Julia Roberts, từ nam tài tử George Clooney, Robert de Niro đến những nhà làm phim bậc thầy như Woody Allen, Pedro Almodovar hay Steven Spielberg.

Tuyển dụng thêm nhân viên bảo vệ, mướn chó đánh hơi, máy rà kim loại… là kim chỉ nam của tất cả các khách sạn được may mắn được “chiếu cố”. Dù vậy, cả ban tổ chức Liên hoan Cannes lẫn nghiệp đoàn các nhà quản lý khách sạn thành phố đều khẳng định : không có chuyện “đặt Festival Cannes 2016 trong lồng kính”, cách ly điện ảnh với thế giới bên ngoài.
Theo RFI
co  
#4 Đã gửi : 11/05/2016 lúc 08:05:55(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

''Café Society'' của Woody Allen mở màn Liên hoan Cannes

UserPostedImage
Ảnh quảng cáo phim « Café Society » của đạo diễn Woody Allen.

Đã 14 lần được mời đến Cannes tham dự liên hoan điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới, nhưng đạo diễn Mỹ Woody Allen luôn từ chối tranh Cành Cọ Vàng. Bộ phim "Café Society" của ông không tranh giải nhưng được chọn để khai mạc Festival Cannes 2016 vào tối ngày 11/05/2016.

Đây là một bộ phim mang nặng dấu ấn của Woody Allen, với những lời thoại vừa hài hước, ý nhị, những tình huống bất ngờ, những cuộc hội ngộ trớ trêu với nhiều vị đắng. « Café Society » nhẹ nhàng và là bộ phim giải trí thành công nhất từ nhiều năm qua. Giới phê bình đưa ra nhận xét như trên về tác phẩm thứ 46 của đạo diễn Mỹ Woody Allen.

Vị chua ngọt trong Café Society

Café Society mở ra với khung cảnh của Hollywood những năm 1930. Bobby, một thanh niên gốc Do Thái, con một thợ kim hoàn, từ New York chân ướt chân ráo đến Los Angeles, thành phố Thiên Thần, lập nghiệp. Nhờ có ông cậu, Bobby từng bước đến gần với thế giới điện ảnh và bị Vonnie, cô thư ký của ông cậu giàu có, đánh cắp trái tim.

Thất tình và thất vọng, Bobby trở lại New York, mở quán rượu Les Tropiques và ngự trị trên thế giới về đêm của Manhattan. Cho đến khi quán bar của anh được Vonnie chiếu cố, cô thư ký Bobby đã gặp ngày nào ở khung trời Hollywood, đẹp lộng lẫy.

Với những hình ảnh toát lên chút gì thanh thản và dịu dàng, nhưng đó là con dao nhọn để Woody Allen vừa diễu cợt, vừa « tính sổ » với thế giới hời hợt, giả tạo của Hollywood, nơi mà « ngay cả những cái thùng rác cũng phải được trang trí cho đẹp mắt ». Nhưng dù trong tình huống nào, thì rồi, vẫn có ánh sáng bình minh, để nụ cười và nước mắt còn đọng lại.

Cannes và Woody Allen

Đây là lần thứ ba phim của Woody Allen được chọn để khai mạc Liên hoan Cannes, và lần thứ 14 ông được mời tham dự festival này. Nhưng tác giả của những Manhattan (1979) hay gần đây nhất là Irational Man (2015), của những Hannah and Her Sisters (1986), Hollywood Ending (khai mạc Festival Cannes 2002), Match Point (2006), Vicky Christina Barcelona (2008), Midnight in Paris (khai mạc liên hoan 2011) … luôn từ chối lao vào đấu trường để giành giải thưởng của ban giám khảo Cannes.

Trả lời báo chi nhân mùa Liên hoan 2015, tác giả của "Midnight in Paris" từng giải thích : ông muốn được đến Cannes để ra mắt công chúng những sáng tác của mình trong khuôn khổ một chương trình liên hoan dành cho giới yêu nghệ thuật. Nhưng Allen cho rằng so sánh, hay chấm điểm phim này hay hơn phim kia là một điều phù phiếm và vô nghĩa. Vì làm sao có thể đánh giá là « tranh của Matisse đẹp hơn một bức họa của Picasso hay của Jackson Pollock » ?

Vả lại, với năm tháng và 50 năm sự nghiệp, Woody Allen tự cho mình quyền đến dự Liên hoan phim quốc tế Cannes trong tư thế của một khán giả, để thưởng thức tài nghệ của những đạo diễn khác trên thế giới.
Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 12/05/2016 lúc 07:57:47(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên Hoan Cannes 2016 : Điện ảnh Pháp và Rumani tranh tài

UserPostedImage
Nhóm làm phim Café Society trước giờ chiếu phim khai mạc Liên Hoan Cannes 2016, ngày 11/05/2016.
REUTERS/Regis Duvignau

Sau lễ khai mạc đêm 11/05/2016 với Café Society, của đạo diễn người Mỹ Woody Allen, trong ngày thứ nhì Liên Hoan Phim Quốc Tế Cannes 2016, đến lượt điện ảnh của Pháp, Mỹ và nhất là Rumani tranh tài. Ở hạng mục chính thức, bộ phim Pháp Rester Vertical (Đứng thẳng), của đạo diễn Alain Guiraudie là tác phẩm đầu tiên mở màn cuộc thi, kế đến là Sieranevada của nhà làm phim Rumani Cristi Puiu.

Ở hạng mục chính thức, bộ phim Pháp Rester Vertical (Đứng thẳng), của đạo diễn Alain Guiraudie là tác phẩm đầu tiên mở màn cuộc thi, kế tới là Sieranevada của nhà làm phim Rumani Cristi Puiu.

Với bộ phim thứ năm của mình, Đứng thẳng đưa khán giả đến với thế giới của một ông già, một người đàn ông đứng tuổi đi tìm nguồn cảm hứng để viết kịch bản làm phim và Mari, một cô chăn cừu mê chó sói. Về phần đạo diễn Guiraudie, năm 2013, ông đã gây chú ý tại liên hoan Cannes với L'Inconnu du lac (Kẻ lạ bên hồ) ở hạng mục "Nhãn quan độc đáo". Đó là một bộ phim nói về mối tình trai của Frank với một người xa lạ.

Nhìn đến tác phẩm Sieranevada, đạo diễn Puiu từng thổ lộ đây là bản requiem soi rọi vào những mối căng thẳng, những đam mê như keo sơn kết chặt liên hệ trong cùng một gia đình. Giới sành điệu về điện ảnh Rumani đánh giá với tác phẩm này, Cristie Puiu đang ở trên đỉnh cao nghệ thuật và dòng phim của anh mang nặng âm hưởng của Robert Altman.

Đối với những người hâm mộ điện ảnh Mỹ, ngày 12/05 nữ đạo diễn kiêm diễn viên Jodie Foster trình làng Money Monster (Mặt Trái Phố Wall) với đôi diễn viên đã quá nổi tiếng, George Clooney và Julia Roberts. Đây là một bộ phim nói về hành trình của một cậu Golden Boy ở Wall Street do Clooney thủ vai, đi tìm chính mình sau những năm tháng ngủ quên trong danh vọng tiền tài, những gì phù phiếm nhất trong cuộc sống.

Trở lại với buổi lễ khai mạc Liên Hoan Phim Quốc Tế Cannes lần thứ 69 tối ngày 11/05, đôi tài từ Pháp, Đức Vincent Lindon và Jessica Chastain đã được vinh dự tuyên bố khai mạc festival điện ảnh nổi tiếng này với câu nói bất hủ « Điện Ảnh muôn năm và phụ nữ muôn năm ». Trước đó, người điều khiển chương trình, diễn viên Laurent Lafitte, đã nhận được một nụ hôn nồng thắm từ ngôi sao điện ảnh gạo cội của Pháp, bà Catherine Deneuve.
Theo RFI
nga  
#6 Đã gửi : 13/05/2016 lúc 08:10:36(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Bruno Dumont-Ken Loach trên thảm đỏ Liên hoan Cannes

UserPostedImage
Đạo diễn Bruno Dumont (P) và các thành viên trong đoàn làm phim, tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 69 năm 2016, Pháp, 13/05/2016.
REUTERS/Yves Herman

Hai đạo diễn gạo cội tiêu biểu cho điện ảnh Anh và Pháp, Ken Loach và Bruno Dumont cùng tranh tài với "I, Daniel Blake" và "Ma Loute". Cả Dumont lẫn Loach đều từng nhiều lần chiếm đoạt những giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan phim quốc tế Cannes.

Trong ngày thứ Sáu 13 hôm nay, trên màn ảnh của Cung liên hoan Cannes mở ra hai thế giới rất khác nhau qua "I, Daniel Blake" - Tôi, Daniel Blake và "Ma Loute". Trong tiếng Pháp, Ma Loute, được rút ngắn từ chữ Ma Louloute. Trong ngôn ngữ bình dân, thân mật và âu yếm, Ma Louloute được dùng để chỉ một bé gái. Nhưng trong phim của tác giả người Pháp Bruno Dumont, thì Ma Loute lại là cậu con trai trưởng của một dân chài, diện mao xấu xí và có lối sống hơi khác người.

Ma Loute đem lòng yêu thương Billie, con gái một gia đình giàu có, trưởng giả ở thành phố Lille. Mùa hè năm 1910 tại vịnh Baie de la Slack miền bắc nước Pháp, có những vụ mất tích bí ẩn khiến cả vùng xôn xao. Hai nhà thám tử được điều tới hiện trường để điều tra.

Còn với "I, Daniel Blake", chúng ta theo chân ông thợ mộc 59 tuổi, dù bị bệnh tim nặng, nhưng vẫn phải đi tìm việc làm và phải lệ thuộc vào trung tâm giúp tìm việc làm. Đó là nơi Daniel làm quen với Rachel, một bà mẹ hai con cũng phải đấu tranh từng giờ, từng phút với cuộc sống, với những thái độ lạnh lùng, và hành động phi lý nhất của những nhân viên trợ giúp xã hội trên đất Anh. Rachel bươn chải để giữ được hai đứa con với bà. Đạo diễn Ken Loach hé mở cánh cửa cho ta thấy những bất cập thô thiển nhất, của hệ thống hành chính trên vương quốc Anh ngày nay.

Ken Loach, năm này tròn 80 tuổi, đã 9 lần đem những tác phẩm của ông đến Cannes và đã 5 lần đoạt giải thưởng của liên hoan danh giá này, trong đó bao gồm Cành Cọ Vàng năm 2006 với "The Wind That Shakes the Barley" , lấy nguồn cảm hứng từ một bài thơ của văn hào Ai Len Robert Dwyer Joyce.

Ngoài Cành Cọ Vàng, Loach đã 3 lần đoạt GiảiThưởng của Ban Giám Khảo-Prix du Jury và năm 1981 ông được trao tặng giả đặc biệt của nền Điện Ảnh Đương Đại Liên Hoan Phim Quốc tế.

Ở bên kia góc đài, là Bruno Dumont. Sinh ra tại thị trấn Bailleul, miền bắc nước Pháp. Hầu hết các bộ phim của ông tới nay đều lấy bối cảnh vùng đất này làm nền. "Twentynine Palms" năm 2003 là một ngoại lệ.

Ông thực hiện bộ phim đầu tiên năm 1996 "La vie de Jésus"- Cuộc đời Đức chúa Giêsu và tác phẩm đầu tay của ông được chọn tham dự Liên hoan Cannes năm ấy ở hạng mục La Quinzaine des Réalisateurs, đồng thời chiếm luôn giải Ống Kính Vàng.

Ba năm sau, Bruno Dumont trở lại Cannes để tranh Cành Cọ Vàng với "L’humanité"- Nhân bản. Một lần nừa dòng phim của Dumont chinh phục ban giám khảo. Năm 1999, "L’humanité" ra về với Giải Thưởng Lớn và giải đồng hạng cho hai nam diễn viên không chuyên nghiệp tham gia bộ phim này.

Năm 2006 trở lại Cannes với một tác phẩm nói về vùng Flandres trên đất Bỉ, sát với biên giới miền bắc nước Pháp, nơi cả một thế hệ bị chiến tranh tàn phá. Với tác phẩm này, Dumont đã nhận được Giải Thưởng Lớn thứ nhì của Cannes.

Trong cuộc đọ sức giữa Ken Loach và Bruno Dumont lần này ai sẽ chinh phục được trái tim của khán giả, của các nhà phê bình và nhất là của 9 thành viên ban giám khảo ?
Theo RFI
xuong  
#7 Đã gửi : 16/05/2016 lúc 08:13:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên Hoan Cannes : "Nỗi đau của Đá", hành trình tìm tình yêu hoàn hảo

UserPostedImage
Nhóm làm phim "Mal de pierres" (Nỗi đau của đá) tại LHP Cannes 2016: đạo diễn Nicole Garcia và các diễn viên Alex Brendemuhl, Marion Cotillard, Louis Garrel.
REUTERS/Regis Duvignau

Được trình chiếu ngày 15/05/2016 trong khuôn khổ các phim tranh giải tại Liên Hoan Cannes 2016, bộ phim Nỗi đau của đá thể hiện được tài năng của nữ đạo diễn người Pháp Nicole Garcia và cách diễn xuất hoàn hảo, hết mình của diễn viên Marion Cotillard trong vai cô thôn nữ Gabrielle.

Marion Cotillard luôn muốn thử nghiệm những tâm trạng chưa từng được trải nghiệm, có lẽ vì thế, nữ diễn viên hóa thân tài tình trong bộ phim Nỗi đau của Đá với vai diễn Gabrielle, một cô thôn nữ mong manh, nhưng đầy đam mê, sống tại vùng Provence trong những năm 1950.

Grabrielle như bị giam lỏng trong vùng nông thôn nhỏ bé và buồn tẻ, nơi mẹ cô làm chủ một trang trại. Người ta không đếm xỉa đến những đam mê, những khát vọng của cô. Gabrielle luôn buồn bực, tức giận một cách vô cớ. Trong người cô, từ tâm hồn đến thể xác, luôn có một nỗi đau vô hình ngự trị. Cô khao khát nhục dục. Và người ta tưởng cô điên!

Để thoát khỏi đứa con không bình thường, mẹ cô gả chồng cho cô, đúng hơn là bán cô cho José, một công nhân thời vụ người Catalan. Gabrielle chấp nhận lấy người làm công, với một điều kiện không ngủ với chồng. Và người chồng tương lai đừng bao giờ yêu cô. Điều mà ông chấp nhận !

Để chữa căn bệnh kì lạ đang gặm nhấm trong Gabrielle (Nỗi đau của Đá), người ta gửi cô tới một nhà điều dưỡng. Tại đây, cô thôn nữ gặp André Sauvage, một thanh niên trẻ, một cựu chiến binh bị thương tưởng đã bỏ mạng tại Đông Dương. Sự xuất hiện của Gabrielle đã mang chàng thanh niên quay về với cuộc sống…

Trở về nhà sau đợt điều trị, với cái thai trong bụng, Gabrielle không hiểu tại sao những bức thư tình đầy đam mê cuồng nhiệt của cô không có hồi âm. Bí mật mà mãi sau này cô mới phát hiện ra…

Được chuyển thể từ tiểu thuyết của Milena Agus (2006), Nỗi đau của Đá được đánh giá là một bi kịch phiêu lưu theo đúng phong cách của đạo diễn Nicole Garcia, nhưng được thể hiện xuất sắc hơn, thanh lịch hơn và xúc động hơn bộ phim Un weekend sur deux (tạm dịch: Một cuối tuần trên hai, 1990) cũng của đạo diễn Nicole Garcia, theo nhận xét của tờ Telerama.
Theo RFI
co  
#8 Đã gửi : 16/05/2016 lúc 08:19:58(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Liên Hoan Cannes : Còn quá khép kín với phái đẹp

UserPostedImage
Ban giám khảo Liên Hoan Cannes 2016: Arnaud Desplechin, Kirsten Dunst, Valeria Golino, Mads Mikkelsen, Laszlo Nemes, Vanessa Paradis, Katayoon Shahabi và Donald Sutherland.
REUTERS/Jean-Paul Pelissier

Vắng những bóng hồng trên thảm đỏ, Liên Hoan Phim Cannes không thể trở thành tủ kính của các hiệu kim hoàn hạng sang hay các nhà thiết kế thời trang cao cấp năm châu. Vậy mà Festival Điện Ảnh Cannes lại bất công với phái đẹp hơn ai hết. Sau 68 mùa liên hoan, Jane Campion là nữ đạo diễn duy nhất tới nay đoạt Cành Cọ Vàng, nhờ The Piano, năm 1993.

1 Cành Cọ Vàng và 2 Giải Thưởng Lớn

Thậm chí trong mùa Liên hoan 2012, không một nữ đạo diễn nào có tên trong danh sách 21 bộ phim được chọn ở hạng mục chính thức để tranh Cành Cọ Vàng.

Kể từ khi được thành lập năm 1967, phải đợi mất 40 năm, Giải Thưởng Lớn - Grand Prix của ban giám khảo Cannes mới được trao tặng cho nữ đạo diễn Nhật Naomi Kawase, năm 2007 với Khu rừng của Mogari (Mogari no mori). Phải đợi thêm 7 năm nữa, đến 2014, nhà làm phim người Ý Alice Rohrwacher mới được vinh danh nhờ bộ phim về chương trình truyền hình thực tế Le Meraviglie, làm thay đổi khung cảnh và nhịp sống của cả một Ngôi làng kỳ diệu.

Đành rằng, kể từ năm 1895 sau phát minh của anh em nhà Lumière, điện ảnh ra đời, thế giới làm phim vẫn là vương quốc do các đấng mày râu ngự trị. Nhưng khó có thể tin rằng, từ khi phái đẹp nhập cuộc, thì chỉ có ít người làm được phim hay !
Hiếm khi phụ nữ được mời làm chủ tịch ban giám khảo

Nữ giới bị gạt ra ngoài bảng vàng phải chăng do chức chủ tịch ban giám khảo cũng là độc quyền của đấng mày râu? Trong 69 mùa Festival, mới chỉ có 11 lần phái đẹp được mời làm chủ tịch ban giám khảo. Trong đó, nữ diễn viên Pháp Jeanne Moreau là một ngoại lệ, vì bà đã hai lần được vinh dự này.

Thế nhưng, cũng cần nói là trong số 10 nữ chủ tịch ban giám khảo Liên Hoan Phim Quốc Tế Cannes, thì chỉ có hai vị là nữ đạo diễn. Đó là trường hợp của nhà làm phim New Zealand, Jane Campion (2014) từng là tác giả của bộ phim The Piano, và đạo diễn kiêm viết kịch bản, diễn viên người Na Uy Liv Ullmann, năm 2001.

Xa hơn một chút, có nhà văn Pháp nổi tiếng Françoise Sagan, tác giả của Buồn ơi Chào Mi (Bonjour tristesse) năm 1979. Đừng quên rằng ngoài tài viết văn, Sagan còn là một nhà soạn kịch bản.

Bốn lần khác mà phái đẹp được vinh dự giữ chức chủ tịch liên hoan Cannes là năm 1965, với nữ diễn viên Olivia de Havilland, khuôn mặt hiền hậu của Melanie Hamilton, chị chồng của Scarlett O’Hara trong bộ phim Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the Wind). Năm sau đến lượt hoa hậu người Ý Sophia Loren giữ vai trò trọng yếu này. Kế tới là những ngôi sao điện ảnh của thế giới như Michèle Morgan, năm 1971 ; Ingrid Bergman, năm 1973 ; Jeanne Moreau, trong hai mùa liên hoan 1975 và 1995 ; và cô đào Isabelle Huppert năm 2009.

96% phim tranh giải là của phái nam

Sẽ bất công nếu đổ lỗi cho các vị chủ tịch ban giám khảo đã ưu đãi nam giới. Trong số 1.688 bộ phim được chọn để tranh Cành Cọ Vàng, chỉ có vỏn vẹn 4% là những tác phẩm của các nhà làm phim thuộc phái đẹp. Vậy phải chăng bất bình đẳng nam nữ đó, là do sơ sót của ban tổ chức ?

Từ năm 1946 tới nay đã 27 mùa Festival, không hề có một nữ đạo diễn nào được mời tham gia ở Hạng Mục Chính Thức (Sélection Officielle). Phải đợi đến tận đầu thế kỷ XXI, từ năm 2000 trở đi, tài năng của phụ nữ trên bầu trời điện ảnh mới được nhìn nhận một cách « xứng đáng hơn » .

Dù vậy, trong 16 năm trở lại đây, đã ba lần (2005, 2010 và 2012) Hạng Mục Chính Thức khép kín cửa với các nhà làm phim nữ. Để an ủi các bậc hồng quần hy sinh nhiều cho nghệ thuật thứ 7, có thể nói là một vài tên tuổi đã thành danh trong làng điện ảnh như Naomi Kawase đã bốn lần được chọn để tranh Cành Cọ Vàng : ba lần với bà Jane Campion hay đạo diễn Pháp Nicole Garcia.

Những tên tuổi làm nên thành công của Festival 2016 ?

Trong chương trình Sélection Officielle năm nay, có tất cả ba nữ đạo diễn được mời tham dự. Người thứ nhất là nhà làm phim Anh Andrea Arnold, từng hai lần đoạt Giải Thưởng của Ban Giám Khảo (Prix du Jury) vào năm 2006 và 2009 với Red Road và Fish Tank. Lần này Andrea trở lại thành phố biển với Mật ngọt Hoa Kỳ (American Honey).

Về phía đạo diễn Maren Ade, 39 tuổi, cô chuẩn bị cho ra mắt ban giám khảo do đạo diễn George Miller làm chủ tịch bộ phim Toni Erdmann. Maren Ade là một người từng có kinh nghiệm trong làng điện ảnh Đức. Năm 2009 cô từng đoạt Gấu Bạc của Liên Hoan Phim Quốc Tế Berlin với Kẻ nào khác (Alle Anderen).

Nhưng người từng trải hơn cả trong số ba nữ đạo diễn cùng tranh Cành Cọ Vàng là Nicole Garcia, 70 tuổi. Ngoài sự nghiệp diễn viên trải dài trong 50 năm qua, bà đã chuyển qua đứng đằng sau ống kính từ năm 1986 và đã hoàn thành tất cả là chín tác phẩm. Năm nay, Nicole Garcia đến Cannes với Mal de pierres tạm dịch là Nỗi đau của Đá. Đó là câu chuyện của một thiếu nữ thoát ly gia đình, bỏ lại sau lưng cuộc sống trưởng giả để sống với một người lính trẻ, bị thương trong chiến tranh Algeria.

Theo RFI

co  
#9 Đã gửi : 16/05/2016 lúc 08:21:27(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Ông khổng lồ The BFG của Steven Spielberg

UserPostedImage
Spielberg và đoàn làm phim The BFG trên thảm đỏ Cannes ngày 14/05/2016.
Reuters

34 năm sau khi trình làng E.T, bế mạc liên hoan Cannes 1982, lần này, câu chuyện thần thoại về tình bạn giữa ông Khổng Lồ The BFG và cô bé mồ côi Sophie của đạo diễn Mỹ Steven Spielberg làm mê hoặc khán giả Liên hoan Cannes đêm ngày 14/05/2016.

Đặc phái viên RFI Isabelle Chenu từ Cannes gửi về bài tường thuật :

"Cho dù cao đến hơn 7 mét The BFG vẫn nhỏ bé nhất trong thế giới của những ông khổng lồ. Chỉ bằng 1/3 so với đồng loại, hắn hiền lành, độc ăn rau, quả chứ không ăn thịt người.

Đêm về, gã khổng lồ này đi từ thành phố này sang thành phố khác để thổi những giấc mơ đẹp nhất vào những tâm hồn trẻ thơ. Chẳng ngờ, hắn bị Sophie có chứng bệnh mất ngủ bắt gặp. Hắn quyết định bắt cóc Sophie, đưa cô bé về xứ của những người khổng lồ, để bí mật của mình được mãi mãi giữ kín.

Thế giới của những ông khổng lồ vừa xa lạ, hãi hùng nhưng cũng đầy nhưng kỳ thú trong đôi mắt trẻ. Steven Spielberg dồn nhiều nỗ lực và kinh nghiệm từng chải của ông để kể lại một câu chuyện thần thoại. Để rồi Sophie và ông bạn khổng lồ The BFG cùng hợp lực bảo vệ thành phố Luân Đôn với sự cộng tác đắc lực của nữ hoàng Anh”
Theo RFI
phai  
#10 Đã gửi : 17/05/2016 lúc 09:24:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Loving hay tình yêu cấm kỵ thời Mỹ còn kỳ thị màu da

UserPostedImage
Áp phích bộ phim Loving, lấy cảm hứng từ câu chuyện hai vợ chồng Loving đã phá bỏ bức tường cấm hôn nhân dị chủng tại 17 tiểu bang Mỹ vào năm 1967. RFI

Tại Liên Hoan Cannes 2016, hôm qua, 16/05/2016, đạo diễn Mỹ Jeff Nichols đã mở lại vụ kiện Loving, trong thời kỳ mà nước Mỹ còn phân biệt màu da. Nữ diễn viên Ruth Negga, khuôn mặt mới của điện ảnh Hoa Kỳ đuợc phát hiện.

Ngày 16/05/2016 là ngày đặc biệt mà Liên Hoan Cannes dành cho điện ảnh Mỹ với ba bộ phim : Hands of Stone của Jonathan Jakubowicz nói về cuộc đời của ông vua quyền anh Panama, Roberto Duran. Trong buổi chiếu đêm hôm qua, mọi chú ý đều huớng về ngôi sao Robert de Niro. Tác phẩm thứ nhì của điện ảnh Mỹ được hoan nghênh là Paterson của Jim Jarmush. Nhưng hôm nay chúng tôi xin điểm qua về bộ phim Loving của ngôi sao đang lên trong làng Hollywood : Jeff Nichols.

Mildred là người da đen. Richard Loving thì da trắng. Họ yêu nhau và nhất định xây dựng một gia đình. Giấc mơ khó thực hiện tại một quốc gia còn phân biệt màu da, vào cuối thập niên 1950.

Tiểu bang Virginia thời đó không công nhận tính hợp pháp của những cặp vợ chồng người da đen và da trắng. Thế là đôi uyên ương Loving bị săn đuổi như những tên tội phạm. Họ đã phải bỏ quê nhà đi nơi khác tìm chỗ trú thân, trước khi đương đầu với pháp lý, đấu tranh để nước Mỹ trở thành nơi mà màu da không còn là bức tường ngăn cách hôn nhân.

Cuộc đấu tranh dài hơi của Mildred và Richard kết thúc năm 1967 khi Tối Cao Pháp Viện phá án của tòa án bang Virginia, và phán quyết mang tên “Loving” trở thành một biểu tượng lớn của nước Mỹ.

Với một đề tài như vậy, khán giả lo ngại rằng đạo diễn Jeff Nichols, 38 tuổi, khi mở lại vụ kiện Loving sẽ làm một bộ phim về cuộc đời của hai nhân vật hay thực hiện một bộ phim tài liệu về nước Mỹ những năm tháng còn phân biệt màu da. Nhưng thú vị thay là Nichols đã tránh được cãi bẫy đó và đã thực sự đem lại một hơi thở mới cho câu chuyện của đôi vợ chồng Mildred và Richard Loving. Tác giả cũng đã có cái nhìn rất hiện đại về tình yêu.

Anh thu vào ống kính một đôi vợ chồng trải qua cơn sóng gió bằng một ngôn ngữ rất chừng mực, khúc triết, thậm chí hơi khô khan. Jeff Nichols cố tình đưa lên màn ảnh những chi tiết rất nhỏ để mô tả nỗi đau hay phẫn uất của một cặp tình nhân trước sự bất công. Nhưng mỗi chi tiết đó đều toát lên một chút gì rất dịu dàng, kín đáo và đầy tình người.

Có thể nói Loving là một bài thơ ngụ ngôn cho công bằng và bác ái, để mọi những khác biệt về giới tính hay màu da, tôn giáo, sắc tộc không còn là những bức tường giữa con người với nhau.

Đây là lần thứ nhì phim của Nichols được chọn vào hạng mục chính thức và Loving là bộ phim thứ tư của anh, sau Mud (2012) hay Midnight Special (2016).
Theo RFI
phai  
#11 Đã gửi : 17/05/2016 lúc 09:29:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sự trở lại mạnh mẽ của điện ảnh Tây Ban Nha

UserPostedImage
Emma Suarez (T) và Adriana Ugarte: Hai nữ diễn viên thủ vai chính ( Julieta trẻ và già ) trong bộ phim mới Julieta của đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar tại Cannes ngày 17/05/2016.
REUTERS/Yves Herman

Sau 5 lần tranh tài, 2016 phải chăng là cơ hội để đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar đoạt Cành Cọ Vàng với Julieta ? Quan hệ mẹ-con một lần nữa được tác giả của Giày Cao Gót - Tacones lejanos - mổ xẻ qua nỗi đau của một người mẹ (Julieta) đi tìm con. Năm 18 tuổi, Antia đột ngột bỏ nhà ra đi và cắt đứt quan hệ với Julieta.

Julieta là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chuẩn bị rời khỏi thủ đô Madrid sang Bồ Đào Nha đi nốt quãng đời còn lại với Lorenzio, thì gặp lại Bea, bạn từ thuở bé của Antia, đã bỏ bà ra đi không một lời giải thích khi tròn 18 tuổi. Bóng ma quá khứ lại hiện về, hy vọng mong manh tìm lại con nhen nhúm trong lòng người mẹ.

Bà gác lại tất cả, trở về căn hộ cũ, địa chỉ duy nhất ở Madrid nơi mà Antia có thể nối lại liên hệ mẹ con, nếu cô cảm thấy cần. Trong khi chờ đợi, Julieta mở lại ký ức và vết thuơng sâu thẳm.
Dấu ấn của Almodovar
Đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar lấy nguồn cảm hứng từ ba truyện ngắn của nhà văn người Canada, Alice Munro - Giải Nobel Văn học 2013 - để tạo nên nhân vật Julieta và mối quan hệ phức tạp giữa bà với cô con gái Antia.

Như hầu hết những bộ phim truớc của mình, Almodovar chủ yếu chọn nói về những nhân vật nữ ở mọi lứa tuổi nhưng khác với những tác phẩm truớc, như Todo sobre mi madre – Tất cả về mẹ tôi - chẳng hạn, lần này, Pedro Almodovar xoáy vào nỗi cô đơn, nỗi đau và tâm trạng tội lỗi của nguời mẹ khi bà phát hiện khoảng cách quá lớn giữa bà và cô con gái duy nhất.

Julieta quá bị ám ảnh về những bất hạnh của chính mình mà quên hẳn những người sống chung quanh mình. Cuộc sống của hai mẹ con Julieta và Antia tuởng chừng êm ả nhưng lại đầy rẫy những đợt sóng ngầm.

Julieta là bộ phim thứ 20 của đạo diễn Almodovar và là tác phẩm thứ 6 ông đem đi dự thi ở Liên Hoan Cannes. Khác với Ken Loach hay anh em nhà Dardenne, Almodovar chưa từng đoạt Cành Cọ Vàng, nhưng năm 1999 với Giày cao gót, ông đã giành đuợc giải thưởng về nghệ thuật dựng phim. Năm 2006 ông lại có tên trên bảng vàng với Giải thưởng dành cho kịch bản xuất sắc nhất nhờ Volver.

Ngoài Liên Hoan Cannes, Pedro Almodovar còn đã gặt hái cả trăm giải thưởng cao quý khác của điện ảnh thế giới, trong đó có 2 giải Oscar dành cho bộ phim nuớc ngoài xuất sắc nhất và kịch bản độc đáo nhất.

Trả lời báo chí sáng nay tại Cannes, đạo diễn Tây Ban Nha nhấn mạnh là với Julieta ông thực sự quay trở lại với chủ đề luôn là dấu ấn của Almodovar : đó là thế giới phức tạp nhưng vô cùng phong phú của phụ nữ. Để thể hiện nhân vật chính Julieta, ông đã trao trọng trách đó cho hai nữ diễn viên Adriana Ugarte và Susi Sánchez.
Đỉnh cao của điện ảnh Tây Ban Nha ?

Trong mắt báo chí Madrid, Cannes lần thứ 69 là năm điện ảnh Tây Ban Nha lên ngôi. Tạp chí uy tín Cinemania ở bên kia rặng núi Pyrénées hào hứng cho rằng nghệ thuật thứ 7 Tây Ban Nha đang trong giai đoạn vàng son và hơn bao giờ hết, các đạo diễn xứ này đủ sức “áp đảo” trật tự của Cannes.

Cũng Cinemania chủ quan cho rằng, thể nào Pedro Almodovar cũng được xướng tên trong bảng vàng và thậm chí còn nhận được Cành Cọ Vàng từ tay chủ tịch ban giám khảo George Miller trong đêm bế mạc liên hoan, bởi đơn giản là, như một chai rượu ngon, dòng phim của Almodovar đã thực sự chín muồi.

Còn nếu như chẳng may Cành Cọ Vàng không được trao cho Pedro, thì hai nữ diễn viên chính trong phim Julieta là Emma Suárez và Adriana Ugarte đều có nhiều triển vọng đoạt giải giành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Ngoài ra, ở hạng mục Quinzaine des Réalisateurs- Tuần dành cho giới làm phim - phim ngắn Decorado của Alberto Vázquez được báo chí ở Madrid xem là một tác phẩm độc đáo. Mimosas, một bộ phim ngắn khác của đạo diễn Pháp gốc Tây Ban Nha Oliver Laxe đang gây chú ý ở hạng mục Semaine de La Critique, Tuần lễ của các nhà phê bình. Trong thể loại phim ngắn, Juanjo Giménez cũng có triển vọng đăng quang với Timecod.

Tóm lại, điện ảnh Tây Ban Nha hiện diện ở hầu hết các hạng mục ở liên hoan năm nay, ngoại trừ trong hạng mục Un Certain Regard ( Nhãn quan độc đáo ).
Theo RFI
chung  
#12 Đã gửi : 18/05/2016 lúc 10:58:12(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Cannes 2016 : "Đôi tình nhân và con Gấu" của đạo diễn Kim Nguyễn

UserPostedImage
Đạo diễn Canada Kim Nguyễn (T) và nhóm diễn viên tại Liên Hoan Phim Cannes 2016.
RFI / Tiếng Việt

Two Lovers and a Bear (Đôi tình nhân và con Gấu) là bộ phim thứ 5 của đạo diễn Canada gốc Việt, Kim Nguyễn, sau những Truffe, Marais, La Cité, Rebelle. Bộ phim Rebelle (Nổi loạn) từng được đề cử tranh giải Oscar của Mỹ, và cũng nhờ bộ phim này, năm 2013, Rachel Mwanza đã đoạt giải dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Berlin. Cô trở thành diễn viên da đen đầu tiên được ban giám khảo Berlin trao giải thưởng này.

Nhân dịp anh cho ra mắt Two Lovers and a Bear tại Liên hoan Cannes, trong hạng mục "La Quinzaine des réalisateurs", ngày 18/05/2016, mời quý thính giả cùng làm quen với Kim Nguyễn và đạo diễn gốc Việt đã dành cho ban Việt ngữ đài RFI cuộc phỏng vấn sau đây trong chương trình liên hoan dày kín của anh.

Có cha là người Việt, mẹ là người Québec gốc Pháp, Kim Nguyễn, 42 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Montréal, tốt nghiệp điện ảnh trường đại học Concordia, say mê với nghệ thuật dàn dựng và viết kịch bản trước khi bắt tay vào làm phim.

Thanh Hà : Thân chào Kim Nguyễn và cảm ơn anh dành cho ban Việt ngữ cuộc nói chuyện hôm nay trong lúc anh đang rất bận với ban tổ chức và báo chí quốc tế để giới thiệu Đôi tình nhân và con Gấu trong hạng mục "La Quinzaine". Lần đầu tiên đến Cannes, anh có thể cho biết cảm tưởng của mình về liên hoan uy tín này và anh đã có dịp trao đổi với các nhà làm phim khác trên thế giới đang có mặt ở Cannes trong những ngày qua hay chưa?

Kim Nguyễn : Phải nói là tôi đã rời Montréal trong trạng thái hơi phấn kích. Lần đầu tôi được tham dự Liên Hoan Cannes và cho dù là đã có một số kinh nghiệm với những Festival phim nhưng tôi vẫn thấy đây là một vinh dự rất lớn và thật là tuyệt vời được đến Cannes và được tham gia vào một sự kiện văn hóa nổi tiếng như thế này.

Tôi đến đây với rất nhiều khiêm tốn, bởi vì đã có rất nhiều tên tuổi từng làm nên huyền thoại của Cannes nói chung, của chương trình "La Quinzaine des Réalisateurs" nói riêng. Trong số đó, phải kể đến những người như Martin Scorsese hay cùng tham gia năm nay có nhà làm phim lão thành người Chilê Alejandro Jodorowsky.

Cannes cũng là điểm hẹn của giới làm phim. Trước khi đến đây, tôi không thể hình dung ra những cuộc gặp gỡ và trao đổi với báo chí, với giới trong ngành dồn dập đến mức độ nào. Tiếc là tôi chưa có thời gian để đi xem phim của những đồng nghiệp cùng dự thi. Một điều ngạc nhiên khác nữa với tôi là khâu bảo vệ an ninh hết sức chặt chẽ.

Thanh Hà : Nói qua về bộ phim của anh tại Cannes lần này : Đôi tình nhân và con Gấu là câu chuyện của Lucy với Roman, họ sống ở miền Bắc Cực Canada, nơi có loài gấu trắng như bông. Đâu là điểm khởi đầu của dự án và tại sao anh lại chọn nói về cuộc sống của những dân cư sống trong vùng với khí hậu khắc nghiệt này?

Kim Nguyễn : Có hai thực tế song song với nhau trên đất Canada ít được nói đến đó là vùng cực bắc của đất nước, thuộc về Bắc Cực. Đây là nơi người dân bản xứ có một lối sống hoàn toàn khác biệt với thế giới phương Tây. Trong cộng đồng đó, người ta vẫn duy trì những truyền thống cổ xưa, những tín ngưỡng truyền khẩu từ đời này sang đời khác và họ nhập cuộc với xã hội công nghệ ngày này.

Chẳng hạn như chị có thể thấy người dân ở vùng Bắc Cực mặc quần làm từ da cá, nhưng họ lại cưỡi môtô lướt tuyết hay họ lại sử dụng hệ thống định vị GPS khi cần di chuyển. Tôi thấy điều ấy thật thú vị mà có lẽ là "độc nhất trên đời" để mình có thể thu vào ống kính. Thế rồi từ bối cảnh đó, tôi đã lồng vào một câu chuyện tình.

Thanh Hà : Trong phim của anh, con Gấu gần như là một nhân vật, khi thì con gấu trắng chỉ là hình ảnh trong trí tưởng tượng của Roman, khi lại là một người bạn tâm giao, lúc thì lại hiện nguyên hình như một người bạn đồng hành hay một ông thần hộ mạng của chàng trang vùi mình trong hơi men. Vậy con gấu trắng đó là ai?

Kim Nguyễn : À, con gấu là một nhân vật có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Tôi không xác định nó là một con gấu có thực hay là siêu thực, bởi vì tôi dành cho khán giả quyền lựa chọn xem con gấu đó là ai. Nhưng đúng là trong Two Lovers and a Bear, con gấu là một nhân vật riêng biệt. Nó biết nói chuyện và nó đi theo đôi tình nhân là Roman và Lucy, như một kẻ dẫn đường, hay một vị thần hộ mạng, đó là tùy cách nhìn của mỗi người. Tôi không muốn áp đặt quan điểm.

Thực ra lúc viết kịch bản, tôi đã lấy nguồn cảm hứng từ những sáng tác của nhà văn Nhật Bản Murakami với những nhân vật là hiện thân của những vị thánh thần trong truyền thuyết, nhưng đó là những vị thần không hoàn hảo, họ cũng phạm phải những lỗi lầm và cũng bị sa ngã.

Thanh Hà : Đạo diễn Kim Nguyễn dự Liên Hoan Phim Cannes dưới màu cờ của Canada, với một bộ phim về Canada nhưng anh có dòng máu Việt?

Kim Nguyễn : Tôi sinh ra ở Montréal, bố tôi là người Việt, mẹ tôi người Québec gốc Pháp. Cách nay 17 năm, tôi có dịp tham quan Việt Nam và đã đi từ Nam chí Bắc để tham quan đất nước. Khi đó tôi được biết là Việt Nam đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ đầu thập niên 1990 nhưng nghe nói đâu là bây giờ còn thay nhiểu hơn nữa. Tôi nghe gia đình kể là ở Hà Nội bây giờ hiếm khi thấy xe đạp, mà chỉ toàn là xe máy và ngày càng có nhiều xe hơi!

Thanh Hà : Sau khi đã quay phim ở Đông Âu rồi châu Phi hay vùng Bắc Cực vậy anh có dự án làm ở Việt Nam không?

Kim Nguyễn : Có một liên hệ nào đó đối với Việt Nam, với văn hóa Việt Nam với con người Việt Nam. Lúc vừa bắt tay vào điện ảnh, tôi đã thực hiện một đoạn phim ngắn liên quan đến Việt Nam nhưng tôi nhanh chóng nhận thấy có cái gì không ổn.

Tôi không sinh ra ở Việt Nam, không sống trong môi trường đó, tôi cũng không làm chủ ngôn ngữ, không thấu hiểu tâm tình của người Việt và cảm thấy không thể tự cho phép mình mạo hiểm trong lĩnh vực đó. Chúng ta ai cũng có niềm tự hào lớn là người Việt Nam, tôi không muốn phản ánh sai lệnh những gì người Việt đã từng trải.

Chẳng hạn như về đề tài cuộc sống lưu vong, làm sao tôi có thể phản ánh được một cách trung thực kinh nghiệm mà tôi chưa từng trải qua. Dù vậy, tôi nghĩ là đối với Việt Nam có rất nhiều chủ đề thú vị để chuyển tải lên màn ảnh lớn.

***

Đạo diễn Kim Nguyễn đang thực hiện bộ phim kế tiếp sau Two Lovers and a Bear là I, Juliette, nói về quan hệ tình yêu hơi kỳ lạ của một đôi tình nhân trong sa mạc. Dự án này dự trù ra mắt công chúng vào năm 2017.
Theo RFI
chung  
#13 Đã gửi : 18/05/2016 lúc 11:02:31(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Cannes 2016 : Ma’Rosa, địa ngục của người nghèo Philippines

UserPostedImage
Đạo diễn Brillante Mendoza (G) cùng với hai diễn viên Andi Eigenmann và Jaclyn Jose giới thiệu bộ phim "Ma' Rosa" tại Liên Hoan Cannes 2016.
REUTERS/Eric Gaillard

Brillante Mendoza, gương mặt tiêu biểu cho điện ảnh độc lập Philippines trở lại Cannes ngày 18/05/2016 với bộ phim về thực tế xã hội phũ phàng : Ma’Rosa.

Mở đầu bộ phim là hình ảnh khu phố nghèo ở ngoại ô Manila với hai nhân vật Nestor và vợ là Rosa làm chủ một tiệm tạp hóa. Để đủ sống, bên cạnh những hũ bánh kẹo, họ còn cung cấp luôn cả ma túy cho những con nghiện.

Vợ chồng Rosa sa bẫy, bị những viên cảnh sát tham ô tống tiền. Bị cảnh sát bắt. Những đứa con của cặp vợ chồng bà Ma’Rosa phải lo chạy từng đồng để chuộc lấy tự do cho cha mẹ. Khoản tiền chuộc đó đương nhiên là rơi vào túi những viên cảnh sát có lòng tham vô đáy.

Hình ảnh ba đứa con lớn của Rosa nhẫn nhịn, xoay sở tìm đủ mọi cách quy tụ được số tiền 50.000 peso hòng cứu được bố mẹ khỏi tù tội có sức mạnh hơn bất kỳ một bài diễn văn nào hô hào chống tham nhũng.

Hay khi Rosa ứa nước mắt khi nhìn thấy một cặp vợ chồng nghèo cũng buôn bán, nhặt từng xu như hoàn cảnh của bà nhưng vợ chồng con cái họ quây quần. Đó là cả một thiên đường mà Rosa chưa biết tìm đâu ra nốt 4.000 peso để cứu lấy ông chồng nghiện ngập.

Bằng những hình ảnh không hề được gọt giũa, Mendoza đã nói lên thực tế trần trụi của « địa ngục trần gian » mà một tầng lớp trong xã hội Philippines phải đối mặt hàng ngày.

Với tác phẩm này, Mendoza không khoan nhượng phác họa về cuộc sống tàn bạo hàng ngày mà những kẻ nghèo trong xã hội Philippines phải gánh chịu.

Năm 2009, Brillante Mendoza đã gây tiếng vang khi đoạt giải đạo diễn suất sắc nhất của Liên Hoan Cannes với Kinatay. Bảy năm sau, ông trở lại thành phố biển này với Ma’Rosa.

Brillante Mendoza đã bắt đầu làm phim từ năm 2005 sau khi khởi nghiệp phục vụ cho ngành phim quảng cáo. Ngay với bộ phim đầu tay Masahista, ông đoạt giải thưởng của Liên Hoan Locarno truớc khi tham dự "La Quinzaine des Réalisateurs" năm 2007 và đã hai lần tranh Cành Cọ Vàng với Serbis năm 2008 và Kinatay hai năm sau đó.

Nhưng đáng nói hơn cả là Brillante Mendoza đóng góp rất nhiều cho công việc đào tạo những thế hệ tiếp theo cho điện ảnh Philippines. Một trong những học trò của ông, Raymund Gutierrez từng đoạt Giải nhất của Liên Hoan Cannes dành cho thể loại phim ngắn.
Theo RFI
xuong  
#14 Đã gửi : 19/05/2016 lúc 09:36:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Làn sóng mới trong điện ảnh Rumani

UserPostedImage
Đạo diễn Rumani Cristian Mungiu tranh giải ở Liên hoan phim Cannes 2016 với bộ phim « Baccalauréat».
©AFP/DANIEL MIHAILESCU

Ngày 19/05/2016, Baccalauréat (Thi tú tài) của đạo diễn Rumani Cristian Mungiu trình diện ban giám khảo Cannes. Dù với phương tiện tài chính hạn hẹp, nghệ thuật thứ 7 Rumani khẳng định được vị trí trên bầu trời điện ảnh quốc tế.

Baccalauréat là câu chuyện của bác sĩ tỉnh lẻ, Romeo Aldea đã làm tất cả để cô con gái Eliza được sang Anh du học. Giấc mơ mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con gái tan vỡ khi Eliza bị đánh mất chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng tưởng chừng như đang trong tầm tay.

Qua nhân vật Romeo là đầy rẫy những nghi vấn của một người đàn ông trước ngưỡng ngũ tuần, đã để lại một phần cuộc đời ở sau lưng và còn phải đi nốt quãng đời còn lại. Trước mặt bác sĩ Aldea là một bà mẹ già bệnh họan, là một cuộc hôn nhân bên bờ vực thẳm và cô con gái duy nhất của ông sắp sửa bước vào đời. Romeo phải chuẩn bị thế nào cho con gái, để khi đến tuổi xế chiều, Eliza không rơi vào ngõ cụt như ông ?

Như chính đạo diễn Cristian Mungiu đã trả lời báo chí, anh làm phim để gợi lên những câu hỏi, với hy vọng là tự mỗi người tìm được những câu trả lời thích hợp để cuộc sống tươi đẹp hơn.

Cristian Mungiu sinh năm 1968 tại Iasi, Rumani. Anh từng đi dậy, hành nghề nhà báo, trước khi bắt tay vào làm phim. Đây là lần thứ 5 anh được mời tranh tài tại Liên hoan phim quốc tế Cannes. Lần đầu là vào năm 2002 với L’Occident (Phương Tây) ở hạng mục La Quinzaine des Réalisateurs (Hai tuần lễ) dành cho các nhà làm phim và với bộ phim này, Mungiu tạo được chú ý với công chúng.

Năm năm sau, anh trở lại Cannes tranh Cành Cọ Vàng với Bốn Tháng, Ba Tuần và Hai Ngày, một bộ phim nói về chủ đề phá thai trong xã hội Rumani trước khi chế độ Cộng sản sụp đổ. Bộ phim có cái tựa lạ lùng này của Mungiu đã đoạt Cành Cọ Vàng của Festival Cannes lần thứ 60 (năm 2007), tiếp theo đó là một loạt các giải thưởng quốc tế khác dành cho bộ phim này.

Năm 2009 rồi 2012 Cristian trở lại Cannes với những Contes de l’Âge d’Or (Chuyện kể về thời kỳ vàng son), và Au-delà des collines (Bên kia ngọn đồi) năm 2012 đã hai lần được xướng tên trong bảng vàng khi được trao tặng giải thưởng dành cho kịch bản và nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Nhựa sống của điện ảnh Rumani

Cristian Mungiu được xem là gương mặt tiêu biểu cho làn sóng mới của điện ảnh Rumani. Anh là người đã đưa nghệ thuật thứ 7 của Rumani ra thế giới bên ngoài. Năm nay có hai bộ phim Rumani cùng tranh Cành Cọ Vàng là Baccalauréat của Mungiu và Sieranevada của Cristi Puiu. Một bộ phim khác được chọn ở hạng mục Un Certain Regard và một phim ngắn trong khuôn khổ chương trình Cinéfondation.

Cristi Puiu, 49 tuổi, được mệnh danh là « đứa con nổi loạn » của dòng điện ảnh Rumani. Năm 2010 Puiu đã đem đến Cannes Aurora một bộ phim gay cấn, gây hồi hộp cho khán giả trong hơn 3 tiếng đồng hồ. Đó là một tác phẩm được thực hiện với những « phương tiện tối thiểu » như chính tác giả tâm sự. Và đấy cũng là thực tế nghệ thuật thứ 7 Rumani phải đối mặt

Rumani còn là một quốc gia nghèo. Chính phủ chỉ tài trợ cho khoảng 20 phim hàng năm, dù vậy phim Rumani vẫn thường xuyên hiện diện tại các liên hoan tên tuổi trên thế giới. Sau thế hệ đàn anh đã mở đường, như Puiu hay Mungiu, thì phải kể đến Bogdan Mirica, 38 tuổi. Năm ngoái Mirica có mặt ở hạng mục Un Certain Regard.

Làn sóng mới trong điện ảnh Rumani bắt đầu nổi lên từ khoảng đầu những năm 2000 và tạo được chỗ đứng nhờ sự sáng tạo, tìm tòi của những nhà làm phim trẻ. Theo lời đạo diễn Cristian Mungiu, văn hóa không là một ưu tiên của các chính phủ tại Bucarest. Những thành quả đạt được tới nay, là nhờ những đóng góp cá nhân. Nhưng các tài năng trẻ của Rumani sẽ không thể đi xa hơn, nếu như họ không được Liên Hiệp Châu Âu và nhất là Pháp hỗ trợ.
Theo RFI
xuong  
#15 Đã gửi : 19/05/2016 lúc 09:39:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên hoan Cannes lên cơn sốt vì hiện tượng Xavier Dolan

UserPostedImage
Đạo diễn Xavier Dolan (giữa) cùng các diễn viên Nathalie Baye (trái) and Marion Cotillard (phải) tại Liên hoan phim Cannes,19/05/2016.
REUTERS/Eric Gaillard

Ngày 19/05/2016, đạo diễn Canada Xavier Dolan và đoàn làm phim mới bước lên thảm đỏ với Juste la fin du monde (Chỉ là tận thế), nhưng từ chiều hôm qua, giới chuyên nghịêp đã rồng rắn xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để vào xem 2 xuất chiếu đầu tiên dành cho báo chí.

Lá rụng về cội, sau 12 năm bỏ nhà ra đi, Louis, một nhà văn trẻ, 34 tuổi, trở về với gia đình để thông báo về cái chết cận kề đang mở rộng vòng tay chờ đón anh. Khi bước chân vào nhà, tất cả không diễn ra như Louis mong đợi. Antoine, người anh trai cộc cằn thô lỗ. Suzanne, cô em gái nổi loạn, muốn thoát ly gia đình như anh. Người chị dâu xa lạ, Catherine và bà mẹ Martine chờ đợi cậu con trai có học của mình trở thành cột trụ của gia đình.

Juste la fin du monde được dựng thành phim từ vở kịch cùng tên của nhà văn Pháp Jean-Luc Lagarce (1957-1995), qua đời vì virus HIV.

Đây là bộ phim thứ 6 của đạo diễn trẻ tuổi Xavier Dolan, ngôi sao đang lên của dòng điện ảnh Quebec-Canada. Trong tác phẩm này, Dolan đã hội tụ cả một dàn sao của điện ảnh Pháp, từ nữ diễn viên gạo cội Nathalie Baye (vai Martine) đến Léa Seydoux (Suzanne), Marion Cotillard (Catherine) hay nam diễn viên Vincent Cassel trong vai Antoine, ông anh cọc cằn đầy mặc cảm của Louis. Nhân vật chính, Louis do Gaspart Ulliel thủ vai.

Khán giả Cannes kỳ vọng nhiều ở tài năng của Xavier Dolan, 27 tuổi. Anh được mệnh danh là « đứa con cưng » của liên hoan này. Năm 2014, vào lúc mà ở lớp tuổi của anh, các nhà đạo diễn còn đang chưa xác định được vị trí của mình thì Dolan, đã thành công rực rỡ với Mommy và đã đọat Giải thưởng của Ban Giám Khảo.
Theo RFI
phai  
#16 Đã gửi : 20/05/2016 lúc 08:56:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes 2016 : Máu đổ trên màn ảnh với "The Neon Demon"

Nổi tiếng là một nhà làm phim với những màn thanh toán tàn bạo, dã man, với những nhân vật khát máu, lần này đạo diễn Đan Mạch Nicolas Winding Refn đến Cannes với một bộ phim kinh dị về ma cà rồng.

Ngày 20/05/2016 Refn đem "The Neon Demon"/"Đèn Màu Ác Quỷ" trình diện ban giám khảo. Đây là câu chuyện về một cô gái tỉnh lẻ bước chân vào thế giới của những nàng người mẫu nơi thành phố Thiên Thần, Los Angeles. Elle Fanning lập tức thu hút ánh sang đèn màu, cô đốt giai đoạn, qua mặt nhiều lớp đàn chị, trở thành người mẫu ăn khách nhất.

Thành công vượt bực trong thời gian ngắn kỷ lục của cô gái quê này khiến không ít người ganh tị. Vậy làm thế nào để cướp đi nhan sắc của Elle ?

"Đèn Màu Ác Quỷ", thế giới của những con ma cà rồng, hút máu tươi, hay những kẻ ăn thịt người để tồn tại, cũng là cái thế giới của những cô người mẫu, lặn ngụp giữa các hãng tuyển dụng mannequin, giữa những ông bầu có lòng tham vô đấy, giữa những con cá mập, những tay ma cô, những mụ tú bà ….

Đạo diễn Nicolas Wingding Refn, 46 tuổi, đã khoác lên "The Neon Demon" quá nhiều lớp áo, khiến người xem vừa hụt hẫng, vừa ngạt thở và để cuối cùng khán giả lạc lối trong rừng ngôn ngữ điện ảnh của nhà làm phim người Đan Mạch này.

Các fan tuyệt đối của anh coi Đèn Màu Ác Quỷ là một tuyệt tác, là thời điểm chín muồi của dòng phim Refn.

Nicolas Winding Refn nổi tiếng ngay từ khi bắt đầu làm phim và cho ra đời ba tập Pusher, loạt phim vô cùng tàn bạo nhưng anh đã được giới phê bình quốc tế « bốc lên tận mây xanh ». Năm 2011 ban giám khảo Liên hoan Cannes vinh danh Winding Refn là đạo diễn xuất sắc nhất của mùa festival năm đó với Drive. Hai năm sau, anh trở lại Cannes để tranh Cành Cọ Vàng với "Only God Forgives"/"Chỉ có Thượng Đế mới tha thứ được".
Theo RFI
nga  
#17 Đã gửi : 20/05/2016 lúc 11:55:19(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Ma cà rồng chiếm lĩnh Liên hoan Cannes

UserPostedImage
Reuters

Liên hoan điện ảnh Cannes không chỉ nổi bật với thảm đỏ truyền thống, mà năm nay còn tràn ngập nhiều bộ phim ma cà rồng và những kẻ ăn thịt người, với màu máu đỏ trên màn ảnh. Ban tổ chức Liên hoan Cannes lần thứ 69 đã loan báo trước điều này.

Khoảng sáu bộ phim dài loại này được trình chiếu tại Liên hoan điện ảnh Cannes trong nhiều hạng mục khác nhau. Trước hết là phim hình sự « Neon Demon » của đạo diễn Đan Mạch Nicolas Winding Refn, được chọn để tranh giải chính thức. Phim « Transfiguration » của đạo diễn Mỹ Michael O’Shea được chiếu trong hạng mục Góc nhìn đặc biệt (Un certain regard), hoặc « Grave » (Trầm trọng) của nữ đạo diễn Pháp Julia Ducournau trong hạng mục Tuần lễ phê bình (Semaine de la critique - do nghiệp đoàn các nhà phê bình chọn lựa).

Ông Jean Marigny, tác giả cuốn « Ma cà rồng, từ truyền thuyết đến huyền thoại hiện đại » do nhà xuất bản La Martinière ấn hành, giải thích với AFP : « Cannes trong những năm gần đây dường như rất thích những phim kinh dị. Có lẽ là do loại phim này thu hút các nhà điện ảnh nổi tiếng như Jim Jarmusch ».

Đạo diễn Mỹ Jim Jarmusch với bộ phim « Paterson » mang đến Cannes tranh giải năm nay, cách đây ba năm cũng đã từng tranh tài với phim « Only Lovers Left Alive » (Tình yêu là nguồn sống), một cuốn phim ma cà rồng với hiệu ứng hình ảnh và âm thanh được chuẩn bị hết sức chu đáo.

Xuất hiện từ thập niên 20, các phim ma cà rồng và ăn thịt người có những số phận khác nhau.

Một số phim đã ghi dấu ấn trong lịch sử điện ảnh, được coi là những phim kinh điển. Từ Nosferatu của Murnau năm 1922 cho đến Bá tước Dracula được Christopher Lee thể hiện xuất sắc trong thập niên 50, hay « Buổi khiêu vũ của ma cà rồng » (Bal des vampires) của đạo diễn Roman Polanski năm 1967. Hoặc « Dracula » của F.F.Coppola năm 1992, và « Trò chuyện với ma cà rồng » (Entretien avec un vampire) của Neil Jordan năm 1994.

Jean Marigny nói thêm : « Đó là một nền điện ảnh lâu nay bị coi là cấp thấp, với phương tiện hạn chế và các diễn viên ít tiếng tăm. Mục lục các phim ma cà rồng chưa phong phú lắm. Còn phim về những kẻ ăn thịt người đạt đến đỉnh điểm ở Ý trong thập niên 70 và 80, với các phim thường bị xếp vào loại lỗi thời ». Một sự khác biệt về cách nhìn, chủ yếu do đặc tính của ma cà rồng với những huyền thoại và biểu tượng mạnh mẽ như cuộc sống hay tình yêu vĩnh cửu.

Một giai đoạn đã được vượt qua trong những năm 2000 với loạt phim tình cảm giả tưởng « Twilight » (Chạng vạng) chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephenie Meyer, quyến rũ được giới thanh thiếu niên. Estelle Valls De Gomis, tác giả cuốn « Ma cà rồng : Điều tra xung quanh một huyền thoại » do nhà xuất bản Cheminements phát hành, nhấn mạnh : « Với Twilight, nhân vật ma cà rồng trở nên rất nhân bản và lãng mạn để thu hút khán giả trẻ, mất đi sự tàn độc và lạnh nhạt ».

Tại Cannes năm nay, những người thích phim kinh dị còn có thể thưởng thức nhiều phim dài thuộc thể loại này. Bắt đầu là « Transfiguration », bộ phim của Michael O’Shea đưa lên màn ảnh những ma cà rồng hiện thực và đương đại, mà nhân vật chính là một thanh niên da đen mồ côi, coi việc thích uống máu của mình là một căn bệnh.

Bộ phim rất được chờ đợi « Neon Demon » của đạo diễn Nicolas Winding Refn được trình chiếu tranh giải vào thứ Sáu. Sau « Only God Forgives » (Chỉ Có Chúa Mới Thứ Tha) tại Cannes năm 2013, đạo diễn Đan Mạch lần này giới thiệu một câu chuyện đẫm máu trong giới siêu mẫu, trong đó nữ nhân vật chính (Elle Fanning đóng) phát hiện ra mình rất thích món thịt người.

Chủ đề này cũng được đề cập đến trong « Grave » do nữ diễn viên Pháp Julie Gayet (được cho là người tình của tổng thống François Hollande) đồng sản xuất. Bộ phim kể về quá trình chuyển hóa của Justine, một phụ nữ lâu nay toàn ăn chay, bỗng dưng khám phá xung động xơi thịt đồng loại.

Cũng không thể bỏ quên « Ma Loute » của Bruno Dumont, được trình chiếu thứ Sáu tuần trước, đưa lên màn ảnh một gia đình ngư dân, nhưng thỉnh thoảng không ăn cá mà thay vào đó bằng thịt người. Nhà đạo diễn Pháp tranh giải Cành cọ vàng giải thích : « Tôi thích sự phá cách, cho dù đó là giới tính không rõ ràng, hiện tượng ăn thịt người hay quan hệ đồng huyết ».

Đối với những tâm hồn trong sáng, có thể tìm nguồn vui nơi một bộ phim cổ điển ra đời năm 1965 của đạo diễn Ý Mario Bava, « Hành tinh ma cà rồng » - một cuộc du hành ngoài không gian đã biến thành biển máu. Đây là phiên bản dựng lại của bộ phim này, được trình chiếu trong khuôn khổ hạng mục Cannes Classics.
Theo RFI
nga  
#18 Đã gửi : 21/05/2016 lúc 10:39:20(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Liên hoan Cannes 2016 : Phim Trung Quốc hoàn toàn vắng bóng

UserPostedImage
Một cảnh trong phim "Sơn hà cố nhân" của đạo diễn Giả Chương Kha trong Liên hoan phim Cannes 2015.
Ad Vitam

Ngôn ngữ điện ảnh Trung Quốc đang nghèo đi. Các nhà làm phim Trung Quốc mãi chạy theo thị hiếu của khán giả mà lơ là khía cạnh nghệ thuật. Trên đây là nhận định của đạo diễn Giả Chương Kha (Jia Zhang Ke). Một sự kiện hiếm có : phim Trung Quốc hoàn toàn vắng mặt ở tất cả các hạng mục của Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 69.

Trong số 650 bộ phim Trung Quốc được sản xuất trong năm 2015 và gần 1.000 tác phẩm được dự trù cho ra mắt công chúng trong năm nay, không một phim nào đủ tiêu chuẩn để đến Cannes. Đáng thất vọng hơn nữa đối với đạo diễn Giả Chương Kha, giải thưởng dành cho kịch bản hay nhất của Cannes năm 2013 với A Touch of Sin (Thiên Trụ Định), là ngay cả trong số 10 dự án được chọn trong chương trình La Fabrique des cinémas du monde, Trung Quốc cũng không chen chân được vào.

Chương trình La Fabrique des cinémas du monde là một không gian để các nhà làm phim vừa bước vào nghề gặp gỡ các nhà sản xuất, các tổ chức tài trợ, và trao đổi với các đạo diễn đã thành danh. Chính nhờ được mời tham gia chương trình này năm 2012 dự án Đập Cánh Giữa Không Trung của nữ đạo diễn Việt Nam Nguyễn Hoàng Điệp đã hoàn tất để vươn ra quốc tế.

Đạo diễn Giả Chương Kha không khoan nhượng khi đánh giá về điện ảnh Trung Quốc hiện nay. Theo ông thật đáng buồn và cũng là một cú sốc, khi phim Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn đến Cannes ở tất cả các hạng mục cho dù ban tổ chức đã « hết sức nỗ lực » để đưa phim Trung Quốc vào cuộc. Tác giả của Thiên Trụ Định hy vọng là sau kinh nghiệm ê chề năm nay, ngành điện ảnh Trung Quốc sẽ tự rút kinh nghiệm.

Nhưng họ Giả không ngạc nhiên khi Trung Quốc phải đứng ngoài Liên hoan Cannes 2016, bời điện ảnh xứ ông đang « tuột dốc ». Ông cho rằng, vấn đề của Trung Quốc là sản xuất rất nhiều phim, nhưng đó chỉ là những bộ phim giải trí, ăn khách. Còn những tác phẩm nghệ thuật thì không tìm ra nguồn tài trợ và không đập vào mắt các nhà sản xuất. Khía cạnh thương mại đã bóp ngạt nguồn sáng tác của dòng phim nghệ thuật Trung Quốc.
Theo RFI
song  
#19 Đã gửi : 22/05/2016 lúc 10:21:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2016 : Ai đoạt Cành Cọ Vàng ?

UserPostedImage
Biểu tượng Cành Cọ Vàng của Festival Cannes 2016.
REUTERS/Regis Duvignau

Sau 12 ngày tranh tài, tác phẩm nào giành được Cành Cọ Vàng của Liên hoan Cannes lần thứ 69 ? Các nhà làm phim Philippines, Roumanie hay Brazil, Đức liệu có đọ sức được với những tên tuổi lớn của điện ảnh thế giới như Ken Loach, Bruno Dumont hay anh em nhà Dardenne ?

Festival Cannes 2016 khép lại đêm nay sau buổi lễ trao giải. Trong số 21 bộ phim tranh Cành Cọ Vàng. The Last Face của đạo diễn Mỹ Sean Penn bị chê là tác phẩm tồi nhất của mùa liên hoan năm nay. Juste la fin du monde của « thiên tài » Xavier Dolan đại diện cho dòng điện ảnh Québec, Canada gây thất vọng. Cách nay hai năm, Dolan đã thực sự thổi một làn gió mới cho nghệ thuật thứ 7 với Mommy và đã ra về với Giải thưởng của Ban Giám Khảo 2015. Phim ma cà rồng The Neon Demon của Nicola Winding Refn bị chê nhiều hơn khen.

Ngược lại khán giả và các nhà phê bình đã đặc biệt chú ý đến bộ phim dài gần 3 tiếng Tony Erdmann của nữ đạo diễn Đức Maren Ade, nói về hành trình của một ông bố chinh phục lại trái tim của cô con gái.

Trong dòng phim hiện thực, Philippines qua ống kính của Brillante Mendoza, Brazil với Kleber Mendonça hay Roumanie với hai đạo diễn Cristi Puiu và Cristian Mungiu đều hoàn toàn có thể được xướng tên trong buổi lễ trao giải đêm nay.

Đối với những quốc gia đang phát triển này, một giải thưởng của Cannes sẽ đưa nền điện ảnh sang một khúc quanh mới. Cành Cọ Vàng hay một giải thưởng lớn được trao tặng tại Cannes còn là đòn bẩy đối với những nhà làm phim đang chịu nhiều áp lực chính trị như trường hợp của đạo diễn Iran, Asghar Farhadi với Forushande- Khách hàng.

Bảng vàng ở hạng mục Un Certain Regard

Đêm 21/05/2016 ở hạng mục Un Certain Regard-Nhãn quan độc đáo, ban giám khỏa đã công bố bảng vàng. Giải nhất năm nay được trao tặng cho đạo diễn người Phần Lan, Juho Kuosmanen với tác phẩm The Happiest Day in the Life of Olli Maki-Ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời vua quyền anh Olli Maki. Đây là bộ phim đầu tay của tác giả và được chọn để tranh giải Ống Kính Vàng.

Giải Thưởng của Ban Giám Khảo Nhãn quan độc đáo 2016 vinh danh Harmonium của nhà làm phim Nhật Fukada Kôji. Đây là lần đầu tiên Fukada Kôji, 36 tuổi, được mời tham dự Liên hoan Cannes.

Giải thứ ba của ban giám khảo Un Certain Regard đặt dưới sự chủ tọa của nữ diễn viên Thụy Sĩ Marthe Keller về tay đạo diễn Mỹ Matt Ross với Captain Fantastic. Phim của Ross xoáy vào chủ đề một người cha, đem cả gia đình về sống ở một vùng hẻo lánh, biệt lập với xã hội bên ngoài, để con cái ông trở thành những công dân tốt trong xã hội. Bất ngờ, gia đình của Ben phải quay lại với nhịp sống thực tế, hàng ngàn nghi vấn về quan niệm sống, về phương pháp giáo dục con cái của Ben dồn dập bao vây nhân vật chính trong phim.

Theo RFI
song  
#20 Đã gửi : 23/05/2016 lúc 09:47:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên hoan phim Cannes 2016 : Đạo diễn Ken Loach đoạt Cành Cọ Vàng

UserPostedImage
Lễ trao giải Liên hoan Cannes 2016. Reuters

Tối ngày 22/05/2016 chủ tịch ban giám khảo Festival phim Cannes công bố bảng vàng. Đạo diễn Anh Ken Loach đoạt Cành Cọ Vàng với bộ phim xã hội I, Daniel Blake. Điện ảnh châu Á ra về với giải thưởng dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất. Phần thưởng này về tay ngôi sao điện ảnh Philippines Jaclyn Jose nhờ thủ vai Rosa trong Ma’Rosa.

Đúng 10 năm sau khi đoạt được Cành Cọ Vàng đầu tiên, Ken Loach một lần nữa áp đảo liên hoan Cannes với I, Daniel Blake. Đây là một bộ phim chỉ trích chính sách xã hội phi lý trên đất Anh. Giải Thưởng Lớn được trao tặng cho nhà làm phim người Canada, Xavier Dolan, 27 tuổi, nhờ Juste la fin du monde- Chỉ là tận thế, nói về quan hệ phức tạp trong một gia đình, vào lúc Louis trở về để báo cho mẹ, anh trai và cô em gái út về cái chết cận kề của mình.

Giải thưởng quan trọng thứ ba của Liên hoan Cannes dành cho bộ phim được dàn dựng khéo léo nhất. Năm nay phần thưởng này được trao cho hai bộ phim đồng hạng : Personal Shopper của đạo diễn Pháp Oliver Assayas và Baccalauréat của nhà làm phim người Roumanie, Cristian Mungiu. Anh từng đoạt Cành Cọ Vàng của Cannes năm 2007.

Giải Thưởng của Ban Giám Khảo Cannes lần thứ 69 được dành cho American Honey của nữ đạo diễn Anh, Andrea Arnold. Nhiều nhà bình luận cho rằng những bộ phim hay nhất về xã hội Mỹ thường do các nhà làm phim nước ngoài đem lại.

Forushande- Le Client- Khách hàng do nhà làm phim Iran, Asghar Farhadi biên soạn có kịch bản độc đáo nhất của liên hoan năm nay đã chinh phục ban giám khảo được đặt dưới sự chủ tọa của đạo diễn Úc George Miller.

Về hai giải thưởng được chờ đợi của tất cả các liên hoan phim đó là giải nam và nữ diễn viên xuất sắc nhất. Năm nay, một lần nữa Khách hàng được xướng tên trong buổi lễ trao giải : nam tài tử Shahab Hosseini đã rất xúc động khi nhận giải thưởng cao quý này.

Điện ảnh châu Á phần nào được an ủi với giải nữ diễn viên xuất sắc nhất được trao cho Jaclyn Jose, nhờ thủ vai bà mẹ Rosa, trong bộ phim Philippines Ma’Rosa của Brillante Mendoza. Trong đó, tác giả tố cáo cảnh nghèo và nạn tham nhũng tại quốc gia Đông Nam Á này.

Giải Ống Kính Vàng dành cho bộ phim đầu tay dộc đáo nhất về tay đạo diễn Pháp gốc Maroc Houda Benyamina với Divines. Cành Cọ Vàng 2016 dành cho thể loại phim ngắn được trao tặng nhà làm phim Tây Ban Nha với Timecode. Cuối cùng Liên hoan Cannes 2016 dành riêng một Cành Cọ Vàng đặc biệt để vinh danh sự nghiệp điện ảnh của nam diễn viên lão thành Jean- Pierre Léaud.

Với hơn 50 năm sự nghiệp, ông được xem là gương mặt tiêu biểu của phong trào Nouvelle Vague- Làn sóng mới trong điện ảnh Pháp. Năm 1959, nhờ vai Antoine Doinel trong Les Quatre Cents Coups của đạo diễn François Truffaut, Jean Pierre Léaud, khi đó mới 14 tuổi, từng là ngôi sao sáng trên bầu trời của Liên hoan Cannes.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.421 giây.