logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/05/2016 lúc 09:27:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hệ thống bưu điện ở Hoa Kỳ là một trong những định chế lâu đời nhất của quốc gia này. Nó được thành lập ngay sau khi Hoa Kỳ giành được

độc lập, và vì vậy có thể nói nó xuất hiện trước Bản Tuyên ngôn Độc lập và tất nhiên là trước luôn cả Bản Hiến pháp. Người đầu tiên được bổ

nhiệm để đứng đầu hệ thống này không ai khác hơn là quốc phụ Benjamin Franklin. Nhưng định chế này được chính thức thành lập là vào năm

1792 bởi Quốc hội Hoa Kỳ và trở thành một trong những định chế quan trọng nhất cho sự phát triển sau này của quốc gia.

Kể từ khi được thành lập cho mãi đến năm 1971, nó là một bộ hẳn hoi và người đứng đầu định chế này có chức vụ ngang hàng với một bộ

trưởng và thuộc thành phần nội các của chính phủ. Nhưng kể từ năm 1971 đến nay, sau khi được quốc hội thông qua một đạo luật, hệ thống

bưu điện trở thành một cơ quan độc lập, tách rời khỏi hành pháp. Đứng ở phương diện kinh doanh, nó là một công ty, và hơn thế nữa, là một

trong những công ty lớn nhất thế giới. Trong danh sách Fortune 500 (500 công ty lớn nhất ở Mỹ), hệ thống bưu điện từng được xếp thứ 42, và

từng có thời kỳ định chế này nắm giữ ba phần tư trong tổng số nhân viên làm việc cho chính quyền liên bang. Nó lại còn được hưởng nhiều

quyền lợi mà không một công ty nào khác có: chẳng hạn như được miễn đóng thuế và không bị bất cứ cơ quan nào kiểm soát.

Nhưng hệ thống bưu điện Hoa Kỳ không chỉ là một công ty bình thường mà có thể nói là công ty duy nhất của Mỹ được nắm độc quyền ngành

kinh doanh giao thư và được luật pháp bảo vệ cái quyền độc tôn ấy cho đến tận ngày nay. Bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào có hành vi

cạnh tranh với nó là sẽ bị luật pháp trừng trị ngay. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, từng có một nhà tranh đấu xã hội có tên Lysander Spooner

thành lập một công ty tư làm dịch vụ đưa thư và khá thành công. Nhưng ngay sau đó đã bị chính phủ liên bang kiện ra tòa và kết quả là công ty

giao thư tư nhân có lẽ là độc nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ đã bị phá sản và đóng cửa.

Rồi tổ chức Hướng đạo Hoa Kỳ đã có lần nhân dịp Giáng sinh, có lẽ để gây quỹ cho tổ chức, đã thông báo là họ sẽ giúp giao những tấm bưu

thiếp Giáng sinh tới tận nhà. Và lẽ đương nhiên là sáng kiến này đã bị giết chết từ ngay trong trứng nước với một lá thư từ Bộ Bưu điện đe doạ

là sẽ kiện Hướng đạo Hoa Kỳ ra tòa. Giáng sinh là mùa để mọi người tỏ cho nhau chút lòng thành và thiện ý, nhưng khi thiện ý đó có dính đến

cạnh tranh với công việc được xem là độc quyền của bưu điện thì chắc chắn sẽ gặp phiền phức ngay, và do đó tổ chức hướng đạo đã phải viết

thư xin lỗi cũng như rút lại thông báo kia.

Nhờ được luật pháp bảo vệ như thế nên hệ thống bưu điện Hoa Kỳ đã có một thời huy hoàng kéo dài suốt hơn 200 năm cho mãi tới tận gần

đây thì nó, cũng như rất nhiều những dịch vụ phổ thông đã có từ lâu đời khác, trở thành nạn nhân của cái gọi là cuộc cách mạng tin học, hay

còn một tên gọi khác nữa là cuộc cách mạng internet.

Vào thời huy hoàng của nó, hệ thống bưu điện được xem như trung tâm cho tất cả mọi sinh hoạt khác trong cuộc sống của người dân: xã hội,

tài chánh, văn hoá v.v… Kinh tế càng phát triển, dân số càng đông thì người ta lại càng cần đến những dịch vụ của bưu điện. Trong suốt hơn

200 năm, hệ thống bưu điện Hoa Kỳ có thể nói là một mình một cõi, không gặp một trở ngại nào. Thế nhưng kể từ khi có internet thì nó mất

dần thế độc tôn, chẳng phải vì bị ai cạnh tranh, nhưng nay người ta không cần đến nó nhiều như trước nữa. Thay vì gửi thư tay, nay người ta

gửi thư điện tử. Thay vì gửi bưu thiếp vào những dịp lễ lạt, nay nhiều người chọn cách gửi những thiệp chúc điện tử cho nhau. Những dịch vụ

mới này hoàn toàn miễn phí. Đã có lúc người ta nghĩ cách bù lại những mất mát cho hệ thống bưu điện bằng cách đánh thuế lên thư điện tử,

nhưng ý tưởng này vừa được đưa ra là đã bị chống đối mạnh mẽ và nay thì không ai dám nhắc tới nữa.

Công việc đưa thư của bưu điện lên đến đỉnh điểm là vào năm 2001. Và kể từ đó đến nay công việc ấy cứ suy giảm dần đi, từ 213 tỉ lá thư vào

năm 2006 xuống chỉ còn 160 tỉ vào năm 2012. Tính ra cứ theo đà này thì tới năm 2020 người ta phỏng đoán số lá thư được gửi đi chỉ còn lại

130 tỉ.

Hậu quả của sự sụt giảm này là việc kinh doanh của bưu điện gặp trục trặc kể từ đấy và bị lỗ lã triền miên. Mà lại là lỗ lớn, chỉ riêng năm 2012,

bưu điện Hoa Kỳ lỗ tới $15.9 tỉ và không được quyền mượn thêm tiền vì đã mượn tới mức tối đa. Sau một loạt những cải cách và cắt giảm chi

phí, đến năm 2015 chỉ còn lỗ $5.1 tỉ.

Như một phản ứng tự nhiên khi gặp khó khăn thì phải xoay sở, và bưu điện Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ. Một số biện pháp đã được thực hiện

như giảm giờ làm phụ trội của nhân viên, đóng cửa một số chi nhánh bị ế ẩm.

Trong mấy năm vừa qua, bưu điện Hoa Kỳ còn hợp đồng với công ty Amazon để giao những bưu kiện nhỏ cho công ty này, nhất là ở những địa

chỉ xa thành phố thì chỉ có hệ thống bưu điện mới có đủ cơ sở hạ tầng để làm công việc đó. Thậm chí từ năm 2014, bưu điện Hoa Kỳ còn ký

thêm hợp đồng với Amazon để đi giao thực phẩm – nghĩa là người ta “đi chợ” qua mạng internet và sau đó thực phẩm được giao đến tận nhà.

Một số ý kiến khác còn nói rằng nên mở cửa để bưu điện cạnh tranh với tư nhân vì khi có cạnh tranh tự động người ta sẽ nghĩ ra nhiều sáng

kiến mới. Nhiều quốc gia khác đã chịu mở cửa để cho tư nhân cạnh tranh với bưu điện như Úc, Phần Lan, Đức, Anh, Nam Dương, Israel, Hà

Lan, Tân Tây Lan, Nga, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Thậm chí có nơi còn hoàn toàn tư nhân hóa hệ thống bưu điện của họ.

Rõ ràng công việc kinh doanh thư tín không chỉ Hoa Kỳ gặp khó khăn mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang gặp tình trạng này.

Tại Ấn Độ, hệ thống bưu điện quốc gia của nước này mới đây đã cho thử nghiệm một dịch vụ mới là giúp nông dân bán nông sản. Bưu điện Ấn

Độ đưa nhân viên của họ tới các thôn làng để lấy thông tin về những nông phẩm mà nhà nông cần bán và sau đó họ cho đăng những nông sản

đó lên trang mạng của bưu điện để người mua có thể thấy được. Bưu điện Ấn Độ sẽ tính một phần tiền phí mà người mua phải trả trên những

món hàng nông sản đó.

Hệ thống bưu điện của Brazil, Trung Quốc và Tân Tây Lan trong nhiều năm qua đã có thêm dịch vụ tài chánh như đổi chi phiếu ra tiền mặt, mở

trương mục tiết kiệm, và thậm chí còn cho vay tiền. Bưu điện Singapore mở dịch vụ tư vấn giúp những công ty nào muốn vô làm ăn ở Á châu.

Bưu điện Úc hiện đang thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng máy bay drone. Và bưu điện nước Ý thì đang có thêm dịch vụ bán điện thoại di

động.

Ta thấy hệ thống bưu điện của nhiều quốc gia trên thế giới nay không còn chỉ chú trọng vào một công việc là đưa thư như trước đây nữa. Công

việc này xem ra không còn đủ khả năng để nuôi sống bưu điện, thế nên người ta cần phải có óc sáng tạo, tìm đủ mọi cách để tồn tại, với nhiều

dịch vụ nhìn chung chẳng có mấy liên hệ gì đến bưu điện cả.

Nhưng sáng kiến lạ lùng nhất cho đến nay có lẽ là bưu điện của Phần Lan. Một bản tin mới đây cho biết hệ thống bưu điện nước này vừa thông

báo là sắp tới đây nhân viên giao thư của họ sẽ đảm nhận thêm dịch vụ… cắt cỏ.

Vâng, đúng là cắt cỏ. Và mỗi tuần chỉ một lần vào ngày thứ ba và trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 cho đến hết tháng 8. Sáng kiến này là

của chính… nhân viên bưu điện.

Theo bưu điện Phần Lan cho biết, mùa hè là khoảng thời gian có ít thư từ nhất trong năm, kể cả những loại thư quảng cáo, và ngày thứ ba là

ngày chậm nhất trong tuần. Khách hàng có thể đặt mua dịch vụ này trên mạng và bắt buộc phải có máy cắt cỏ ở nhà. Chi phí cho 30 phút cắt

cỏ là 65 euros, hay khoảng $74, cho mỗi tháng, và với 60 phút cắt cỏ, khách hàng phải trả 130 euros, hay khoảng $140 mỗi tháng. Và để cho

thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng, tất cả chi phí trả cho dịch vụ cắt cỏ này sẽ được trừ thuế vào cuối năm.

Chưa hết, hiện bưu điện Phần Lan còn đang cho thử nghiệm hai dịch vụ mới. Một là bưu điện hợp tác với một công ty chuyên về chăm sóc sức

khỏe và gửi nhân viên đến tận nhà của những người già yếu hay bệnh tật, tại đây nhân viên bưu điện sẽ giúp làm những công việc nhà như hâm

nóng thức ăn, giặt giũ quần áo, dọn dẹp. Còn dịch vụ kia là đảm nhận công việc giữ an ninh trật tự và hiện nay mới chỉ thu hẹp trong phạm vi

của hai thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Phần Lan.

Gặp khó thì phải xoay, đây là việc hết sức bình thường trong một cố gắng để tồn tại. Nhưng có thể nói, trong tất cả những hệ thống bưu điện

của những quốc gia kể trên, hệ thống bưu điện của Phần Lan là có tính sáng tạo và bất ngờ nhất.

Thời cực thịnh, bưu điện gần như là sợi dây liên lạc duy nhất giữa người và người, nó giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống tinh thần của

người dân. Nhớ lại thời kỳ tem phiếu khốn khó ở Việt Nam trong khoảng giữa hai thập niên 1970-80, nhiều gia đình may mắn có thân nhân ở

nước ngoài thì nguồn sinh kế quan trọng nhất có lẽ là những thùng quà từ ngoại quốc gửi về. Vì vậy mà cứ mỗi khi thấy bóng dáng của người

đưa thư bước vào ngõ là ai cũng ngóng xem có giấy báo đi nhận quà không. Người đưa thư lúc đó không chỉ mang thư mà còn mang cả niềm

hy vọng đến cho cuộc sống đầy những bấp bênh của nhiều người.

Thời đó đã qua lâu rồi và nay người đưa thư ở nhiều nơi đang phải cố để cứu lấy tương lai của họ.

Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.271 giây.