logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/04/2013 lúc 01:34:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết


Thương gửi các em học sinh khối 12 trường PTTH Nguyễn Hiền, Sài Gòn,

Hôm nay xem qua một clip video trên internet lòng tôi thật sự xúc động. Muốn bắt chước cố nhạc sỹ Thanh Sơn đặt tựa bài viết này là “Nỗi Buồn Hoa Giấy” để tặng các em, biết rằng khoảng cách giữa nhạc và văn là một trời một vực. Mẫu video ấy ghi rõ hình ảnh các em xé nát tài liệu môn lịch sử khi nghe tin môn học này không còn nằm trong các môn thi tốt nghiệp của niên khoá 2013. Hoa giấy bay trong không trung, trắng xoá không gian học đường trong tiếng reo hò mừng vui của các em... gây trong tôi một cảm giác buồn vui lẫn lộn.


Còn nhớ cách đây khá lâu, khoảng 20 năm, tôi và một anh bạn “roommate” (bạn trọ) có dịp đàm đạo về lịch sử Việt Nam trong bữa ăn tối. Vì sinh ra ở Mỹ nên anh ta không biết nhiều về lịch sử Việt Nam, chỉ biết đơn giản người Việt không có nguồn gốc từ người Trung Quốc, người Việt có tiếng nói riêng, văn hoá riêng, v.v... Tôi, ngược lại, có cái may mắn được học Sử từ lớp 4 thời Việt Nam Cộng Hòa, nên lập tức câu chuyện nổ ra rôm rả. Tôi nhanh chóng bổ khuyết cho anh ta câu chuyện bi - hùng - tráng của lịch sử dân tộc qua Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,... Trong ánh mắt của anh kỹ sư tốt nghiệp hạng ưu từ San Luis Obispo đó, trong mươi phút của câu chuyện, tôi nhận ra ngay niềm tự hào dân tộc đột nhiên trào dâng trong khóe mắt long lanh, trong giọng nói và trong hơi thở dâng cao trong lồng ngực anh. Anh ta uống lấy từng lới tôi nói trong một niềm vui khó tả của một người vừa nhận ra mình thuộc một giòng giống vẻ vang, oai hùng và can đảm... Lòng tôi cũng vui lây, tràn ngập niềm tự hào mình là người Việt Nam.


Tôi còn nhớ như in cuốn Việt Sử lớp 4 năm nào kể chuyện hào hùng khí phách của dân tộc từ Hai Bà, Trưng Trắc Trưng Nhị chống Tàu đến Phan Đình Phùng, Cao Thắng chống Pháp sau này... Không có ngọn lửa nào lung linh hơn, oai hùng hơn ngọn lửa thiêng cháy âm ỉ nhưng mãnh liệt trong trái tim tôi từ ngày còn bé, được tự hào là con ông cháu cha của những bậc liệt oanh của lịch sử. Tôi nhìn quanh bạn bè trong lớp. Thằng Kha, mày họ Nguyễn hả, vậy mày là con cháu của vua Nguyễn Huệ. Còn mày, họ Trần hả, vậy mày bà con với Đức Thánh Trần,... và trong tất cả bạn bè đó, oai hùng làm sao, trong suy nghĩ ngây thơ của một cậu học trò lớp 4, tôi nhận ra vóc dáng của Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn,... tất cả bạn bè tôi, đều là con cháu dòng thế phiệt cả, vui thật là vui...


Rồi Việt Cộng tràn tới miền Nam. Tôi phải học Việt sử một cách khác hẳn. Cũng Đinh, Lý, Trần, Lê... nhưng là nhân sinh quan lịch sử, hay nôm na là “lịch sử duới cái nhìn của công nông”. Rồi 3 dòng thác cách mạng, rồi tháng Mười vĩ đại, tháng Tám muôn năm, tháng Tư đại thắng, tháng Hai (3/2) bất diệt... Lần đầu tiên trong đời tôi đuợc biết có kẻ ngỗ ngáo gọi các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là cải lương, không nhìn xa trông rộng... Lần đầu tiên trong đời tôi được biết một dúm thợ phu đóng tàu, một số nhỏ thợ đào mỏ than đã được lịch sử nâng lên thành “giai cấp” và ấn vào tay sứ mạng lịch sử, dẫn dắt dân tộc với “kiến thức tiến bộ về khoa học kỹ thuật và ý thức đấu tranh giai cấp cao nhất”. Lần đầu tiên anh học trò nhỏ là tôi biết cười mỉa vào sách giáo khoa, điều mà không một nhà mô phạm nào mong muốn ở học sinh. Học sử Việt Cộng là cách ngắn nhất làm thui chột tâm hồn yêu nước và niềm tự hào dân tộc của một công dân.


Hôm nay nhìn hoa giấy bay trắng xoá sân truờng Nguyễn Hiền, lòng tôi chợt se thắt. Cụ Nguyễn Hiền (1234 - 1255), người có tên đặt cho trường của các em, là trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong nền khoa bảng Việt Nam. Là một nhà nho, hẳn Người cũng đau lòng nơi chín suối khi biết các em mừng vui vì không phải thi môn học lịch sử nước nhà. Không một bậc Cha Mẹ, Ông Bà nào vui vì con cháu mình không muốn học thi môn lịch sử của Cha Ông.


Hẳn niềm vui vô tư ấy của các em phải có nguyên do. Thầy cô của các em giành nhau dạy sử, dạy văn lớp 10, 11 nhưng đùn đẩy nhau dạy lớp 12. Không phải vì sử và văn lớp 12 khó, mà là vì sử và văn lớp 12 là thứ sử và văn của lừa bịp và dối trá. Kẻ đắc ý câu “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” lại chính là kẻ gián tiếp bỏ tù nhiều người nhất trong lịch sử Việt Nam. Họ dựng đứng Lê Văn Tám, tô hồng Nguyễn Văn Trỗi, và gọi đó là “yêu cầu của lịch sử” và “hư cấu hiện thực XHCN”. Tự ngàn xưa, thiên chức của Thầy Cô giáo là người khai phóng tâm hồn, chứ chưa bao giờ là “kẻ làm thui chột tâm hồn” lớp trẻ. Một nhà sử học danh tiếng của chế độ, là đại biểu Quốc hội, trong một phỏng vấn với báo chí hải ngoại, gọi những thủ đoạn, ma lanh chính trị của chính quyền là “khôn ngoan chính trị”, dễ dàng gọi những kẻ ma mảnh, luồn lách, ngồi mát ăn bát vàng, dốt nát về kinh bang tế thế là “tinh hoa của dân tộc”, nhưng lại “nhức nhối” khi đánh giá về Phan Thanh Giản... thì niềm vui của các em, không phải học, không phải thi một thứ sử học thối nát ngay từ người viết sử, là niềm vui có thể chia xẻ và dễ dàng thông cảm được.

Hôm nay nhìn hoa giấy bay trắng xoá sân truờng Nguyễn Hiền, lòng tôi chợt gợn một niềm tin. Ngọn gió nào thổi tung bay, phấp phới vạn đoá hoa giấy kia có phải là ngọn gió vô tư của trời đất? Hay ấy là ngọn gió thiêng của tâm tư dân tộc? Các em nhỏ của tôi hồn nhiên từ chối học môn sử của tà quyền, hẳn là điềm lành vì Chính sử đang sắp sửa sang trang?
KuốcKuốc
danlambaovn.blogspot.com
song  
#2 Đã gửi : 08/04/2013 lúc 01:38:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì sao học sinh không thích học lịch sử?

UserPostedImage
Học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền ở Sài Gòn xé giấy được coi là đáp án thi sử ném xuống sân trường để ăn mừng hôm 30/3/2013.Screen capture
Cuối tuần qua, trên mạng internet và báo chí lan truyền một đoạn video quay cảnh các học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền ở Sài Gòn xé giấy được coi là đáp án thi sử ném xuống sân trường để ăn mừng thông báo của Bộ Giáo dục về việc không thi môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm nay. Đã có nhiều ý kiến chỉ trích của công luận xung quanh hình ảnh bị coi là phản cảm này, mặc dù đã có phản ứng từ học sinh Nguyễn Hiền nói rằng các em không xé đáp áp thi sử. Tuy nhiên hình ảnh này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về việc dạy và học sử ở các trường học tại Việt nam.
UserPostedImage
Học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền ở Sài Gòn xé giấy được coi là đáp án thi sử ném xuống sân trường để ăn mừng hôm 30/3/2013. Screen capture


Tại sao xé giấy ăn mừng?
Ngày 7 tháng 4, trang VNexpress cho chiếu một đoạn video clip dài khoảng 2 phút cho thấy hình ảnh các em học sinh ở trường PTTH Nguyễn Hiền, Sài Gòn, đang reo hò vui sướng xé giấy, ném xuống trắng cả sân trường. Theo bài báo, đoạn video này được quay vào ngày 30 tháng 3 sau khi có thông báo của Bộ Giáo dục về 6 môn thi tốt nghiệp PTTH năm nay, trong đó không có môn sử. Các em học sinh trường Nguyễn Hiền đã reo hò, xét giấy được coi là đề cương thi môn sử để ăn mừng.

Ngay sau khi đoạn video clip được đưa lên mạng, đã có rất nhiều ý kiến chỉ trích hành vi này của các em học sinh. Sau đó đã có một số học sinh ở trường Nguyễn Hiền đính chính trên mạng rằng các em không xé đề cương thi môn sử như mọi người nghĩ mà chỉ là giấy nháp để ăn mừng việc không phải thi môn sử mà thôi.
Mặc dù vậy, hành động xé giấy ăn mừng không phải thi môn sử của các em học sinh trường Nguyễn Hiền cũng cho thấy một thực tế về việc dạy và học sử tại Việt Nam. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một trong những giáo viên đã từng nhiều lần lên tiếng về các tiêu cực trong giáo dục ở Hà Tây, nhận xét:

“Giả sử các em có ném tài liệu môn sử, thì việc đó đối với tôi cũng không ngạc nhiên lắm vì từ thế hệ tôi từ xưa đến nay khi học môn sử thì chúng tôi cũng nắm được khá nhiều thông tin của nó, giải thích được phần nào tâm lý của học sinh không thích học sử lắm. Vì sách giáo khoa của Việt Nam viết quá nặng nề về các dữ kiện ngày giờ tháng năm, rồi thu được bao nhiêu đơn vị vũ khí, giết được bao nhiêu quân địch.”

Chi Lan, một học sinh học lớp 11 tại Sài Gòn nói em không thích học sử bởi cách dạy môn này tại các trường.

“Em cảm giác sử mình đang học mà không có đam mê, người ta chỉ có đưa bài rồi dạy dạy, bao giờ kiểm tra thì đưa đề cương bắt học thuộc lòng chứ không có giải thích tận tình.”

Thầy giáo về hưu Nguyễn Thượng Long ở Hà Nội thì cho rằng, vấn đề người thầy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho học sinh không có đam mê với môn sử.

“Người thầy dạy mà không có điều chỉnh sách vở mà chỉ như một máy ghi âm, phát âm lại những giáo điều đó trong lịch sử thì làm sao chuyển lửa đến cho học sinh. Theo tôi thì người thầy cũng có trách nhiệm trong hiện trạng đau lòng là khi thấy không thi môn sử thì học sinh xé tan nát đề cương lịch sử và trắng cả sân trường thì đó là một hình ảnh rất phản cảm.”



Một môn học tuyên truyền?
Trong việc dạy sử, vấn đề có lẽ đã được báo chí nói đến nhiều nhất vẫn là sách giáo khoa, giáo trình môn sử trong các trường học. Chưa kể chuyện sách sử in sai về các sự kiện, nhân vật lịch sử, theo các giáo viên, giáo trình sử trong trường hiện nay còn mang tính một chiều rất nặng. Nhà giáo Nguyễn Thượng Long cho biết:

“Nói về giáo trình lịch sử, chúng ta được học một giáo trình rất đồ sộ và giáo trình của chúng ta là một lịch sử chỉ có một chiều, ví dụ như ta thắng thì địch phải thua, ta chính nghĩa, địch phi nghĩa, ta tốt, kẻ thù là kẻ ác, trước sau thế nào thì ta cũng chiến thắng rực rỡ. Đó là một sự xói mòn. Lịch sử theo tôi không phải như thế. Lịch sử có thể có hùng ca có thể có bi tráng, có thành công, có thất bại, có cao thượng và lịch sử cũng chứng kiến sự thấp hèn của con người. Đó mới là chính sử.”

Theo thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo trình sử gò bó, một chiều cũng góp phần làm cho chính các giáo viên dạy sử nản lòng, không tận tâm với việc giảng dạy.
“Tôi nói chuyện với một số giáo viên dạy sử thì họ nói chúng em dạy sử cũng chán vì môn sử nói một chiều nhiều quá, toàn nói cái hay, trận nào Việt Nam cũng thắng, địch thua mà trên thực tế thì ta chết nhiều hơn địch. Vậy mà người viết sử không đưa vào trong sách để học sinh có cái nhìn đa chiều để cho các thế hệ sau này rút kinh nghiệm vì sao thua, thất bại thế nào, ai chịu trách nhiệm cái đó. Có như thế thì mới là cái nhìn đa chiều, dạy mới hấp dẫn, khách quan. Còn đến giờ sách sử chỉ như một tài liệu ca ngợi. đánh trận nào cũng thắng, chẳng thua. Người dạy không hứng thú.”

Chán sử, không muốn học sử đã dẫn đền tình trạng hàng ngàn bài thi sử của các em học sinh bị điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2011. Nhưng đứng trước thực tế đau lòng này, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận, trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ đã nói rằng đây chỉ là điều bình thường. Câu trả lời này của người đứng đầu ngành giáo dục cũng khiến nhiều người lên tiếng phê bình, cho rằng ngành giáo dục đã không nhìn nhận vấn đề một cách đúng mực để có những cải cách kịp thời trong việc dạy và học môn sử. Nhà giáo Nguyễn Thượng Long chia sẻ:

“Lỗi của các lãnh đạo giáo dục, tôi cũng thấy có vấn đề và nó góp phần làm cho học sinh coi thường môn lịch sử. Tôi không thể tưởng tượng nổi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận lại có thể có hàng nghìn bài thi sử có điểm 0 là rất bình thường. Thì làm sao học sinh còn thiết tha với môn sử nữa. Cái lỗi này không phải chỉ có tại học trò và thầy giáo, tôi nghĩ cả ban lãnh đạo giáo dục cũng không đạt chuẩn nên mới có vấn đề như vậy.”

Từ lâu nay, các lãnh đạo Việt Nam đã đề cập đến việc đổi mới giáo dục, tất nhiên trong đó có đổi mới việc giảng dạy môn sử. Tuy nhiên cho đến lúc này, người ta vẫn không thấy có những đổi mới nào thực sự được thực hiện. Theo thầy giáo Đỗ Việt Khoa, tư duy chính trị đã cản trở việc đổi mới giáo dục nói chung và dạy sử nói riêng.

“Tình hình lúc này ở Việt Nam nói để thay đổi là rất khó. Thay đổi cách dạy, cách nhìn đã khó rồi, thay đổi về tư duy chính trị là gần như không được. Không tiến hành được. Ai mở mồm nói bây giờ là bất lợi, người ta bảo là chống đối, hay có tư tưởng suy thoái, biến chất, nên người ta không thay đổi. Bản chất sách giao khoa viết không trung thực đã bị nhiều người lên tiếng, cách đây một tháng báo chí đồng loạt lên tiếng chỉ trích sách giáo khoa sử viết chưa trung thực, nhưng thử hỏi ai bây giờ dám thay đổi sách giáo khoa sử, ai dám viết lại. Bộ chưa dám, chưa thay đổi, bắt người học thì các em cũng chán.”

Việc học sinh trường Nguyễn Hiền xé giấy ăn mừng không thi môn sử rõ ràng là một hình ảnh rất phản cảm dù có được giải thích thế nào đi chăng nữa. Thế nhưng, theo thầy giáo Nguyễn Thượng Long, người đáng trách nhất trong sự việc này vẫn là những người làm giáo dục, những người viết sử, bởi học sinh chỉ là những trang giấy trắng đang chờ được viết lên.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.