logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/05/2016 lúc 07:06:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mối tình kỳ diệu giữa chàng trai bị bỏng 90% cơ thể với cô gái xinh đẹp
Vừa qua, đám cưới giữa chú rể Phan Văn Hòa (sinh năm 1982, tức 34 tuổi) ngụ tại Khu phố 5, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và cô dâu Giáp Thị Huế (sinh năm 1993, kém chú rể 11 tuổi) quê quán tại tỉnh Bắc Giang đông bắc Hà Nội, được nhiều người biết đến. Những bức hình lan truyền trên mạng internet, cho thấy người con gái xinh đẹp mặc áo cưới, sánh vai bên chàng trai có gương mặt bị biến dạng, ít ai biết rằng để có được hạnh phúc đó, cô gái và chàng trai này đã phải vượt qua sự phản đối, ngăn cản ghê gớm của gia đình phía bên cô gái.
Tai nạn bất ngờ
Phan Văn Hòa sinh ra trong một gia đình đông anh em tại Hà Tĩnh nhưng Hòa học giỏi. Tốt nghiệp xong THPT, Hòa thi đậu vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,
Năm 2005, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa với bằng Kỹ sư Công nghệ hạng cao, Hòa nhanh chóng xin được việc làm. Tương lai tưởng chừng như rộng mở đối với chàng trai Hà Tĩnh thì một tai nạn bất ngờ xảy ra. Trong một lần, một bạn gái quê gốc Thái Nguyên đến phòng trọ của Hòa ở Hà Nội nấu cơm ăn chung, không may bình ga bị hở, phát nổ và vụ tai nạn khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của cô gái, còn Hòa thì may mắn sống sót nhưng bị bỏng nặng tới 90%, đồng thời chất độc của ga làm chàng bị nhiễm trùng đường máu.
Từ một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, có thể nói là đẹp trai, sau khi vụ nổ xảy ra, thân thể Hòa mang đầy thương tích, chân tay co quắp không cử động được. Nhờ sự hướng dẫn của các bác sĩ, Hòa cần mẫn tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Có những đêm Hòa không dám ngủ, cứ nằm được một lúc lại trở dậy tập luyện tay chân. Hơn một năm nằm trong bệnh viện, sức khỏe có tiến triển, Hòa được xuất viện nhưng không thể đi làm vì còn quá yếu và… rất xấu xí. Vốn là chàng trai thông minh, Hòa nhận dạy bổ túc kiến thức cho các em học sinh lớp 11 , 12 – vừa nằm vừa dạy. Được hơn một năm thì theo lịch trình, Hòa quay trở lại bệnh viện tại Hà Nội để tái khám và điều trị tiếp. Lúc này Hòa đã có thể tập tễnh đi lại được ngoài sân bệnh viện. May mắn, sau đợt trị liệu lầu dài, Hòa dần dần đi lại bình thường và được trở về nhà ở Hà Tĩnh.
Gia đình đã nghèo mà lại phải thuốc men chạy chữa suốt mấy năm trời, để tự nuôi sống mình, Hòa làm nghề chạy xe ôm nhưng chỉ dám làm vào ban đêm. ”Từ ngày bị bỏng, tôi rất sợ mọi người nhìn ngó rồi chỉ trỏ với nhau. Nếu chạy ban ngày thì không ai dám mướn, phải chạy vào ban đêm, và tôi làm như quá cẩn thận, ngay cả ban dêm cũng đeo khẩu trang”. Ngoài việc chạy xe ôm ban đêm, ban ngày Hòa còn mở một quán nhỏ cho thuê sách và truyện cũ trước 1975. Hễ lùng đảo được, truyện cũ trước 75 là rất ăn khách. Đã có chút đỉnh tiền bạc, chàng trai này bèn để quán sách cho cô em gái trông nom, còn mình thì ra Hà Nội học nghề sửa chữa điện thoại bàn lẫn điện thoại di động. Vốn là một kỹ sư công nghiệp, Hòa sửa chữa rất giỏi. Sau khi đã thành nghề, chàng trở về vừa sửa chữa điện thoại vừa cho thuê sách cùng với cô em gái.
Năm 2013, Hòa ra Thái Nguyên nhân ngày giỗ cô bạn đã mất trong vụ nổ bình ga. Cũng chính chuyến đi này đã dẫn đường cho Hòa đến với mối lương duyên kỳ lạ.
Tình yêu của cô gái xinh đẹp kém Hòa 11 tuổi
Trong chuyến đi, ngồi trên xe đò, Hòa vô tình bấm Facebook thấy địa chỉ email của cô gái tên Giáp Thị Huế ở Bắc Giang cũng gần với Thái Nguyên và Hà Nội. Nhân ngồi rảnh rỗi trên xe, Hòa gửi nhắn tin làm quen và được Huế đồng ý. Những tin nhắn chuyện trò vu vơ Hòa gửi đi được Huế nhiệt tình nhắn lại. Từ các tin nhắn, hai người trao nhau số điện thoại để nghe giọng nói của nhau. Huế tâm sự: ”Chuyện trò với anh ấy một thời gian, cảm thấy anh ấy vui vẻ, thân mật và đáng tin cậy, từ đấy cứ có chuyện gì vui hay buồn là tôi lại tâm sự với anh ấy. Lâu dần, anh Hòa trở thành một người quan trọng trong cuộc sống của tôi”.
Quen nhau được 2 năm, Huế quyết định tỏ tình trước chứ không phải Hòa. Dù Hòa đã từng tâm sự rằng mình bị bỏng, mặt mũi xấu xí nhưng Huế không quan tâm, vẫn hẹn gặp nhau trong dịp Noel tại Hà Nội. Hòa rất lo lắng về mặt mũi mình nhưng rồi cũng phải nhận lời.
Giây phút gặp gỡ, nhìn thấy khuôn mặt “người yêu”, Huế rất kinh hoảng và thất vọng. Nhưng rồi cô cố gắng bỏ qua nỗi chán nản ban đầu mà tin vào sự lựa chọn của mình, rồi vui vẻ dẫn anh về Bắc Giang giới thiệu với bố mẹ. Trông thấy “người yêu” của con gái, đến lượt bố mẹ Huế thất vọng. Ông bà phản đối, nhất định không chấp nhận cho con gái mình quen biết hoặc sẽ tiến tới hôn nhân với một chàng trai mặt mũi… không giống ai hết mà quê quán lại ở mãi tận Hà Tĩnh như Hòa.
Không khuyên nhủ được con gái, bố mẹ Huế tìm cách ngăn cản. Ông bà bảo nhau giữ chìa khóa chiếc xe tay ga, giấu biệt quần áo, thậm chí có lần còn nhốt con gái trong phòng không cho gặp Hòa. Huế kể: ”Bố mẹ tôi đã từng tuyên bố, nếu tôi nhất định lấy Hòa thì sẽ từ mặt, không nhận tôi là con nữa. Mẹ tôi còn tuyệt thực để không cho tôi gặp anh ấy. Nhưng mọi việc có lẽ cũng do số mệnh, tôi không thể đang tâm bỏ anh ấy được. Cuối cùng, thấy tôi quá cương quyết, bố mẹ tôi đành chịu thua. Ngày cưới của chúng tôi, bố mẹ tôi rất buồn, không hãnh diện như trong đám cưới trước đây của các anh chị tôi”, Huế kể lại.
Ngày 24/3/2016, đám cưới của Huế và Hòa được hai người tự tổ chức. Hôm rước dâu từ Bắc Giang về Hà Tĩnh, hàng trăm dân làng đứng hai bên đường gần nhà Hòa để xem mặt cô gái đã có “can đảm” lấy anh chàng bị các vết bỏng làm cho méo xẹo như vậy. Bà Nguyện Thị Hoa, một người hàng xóm nói: ”Nghe nói thằng Hòa cưới vợ, cả xóm không ai tin. Bi chừ trông thấy cô dâu quá xinh đẹp, tụi tui hết sức ngạc nhiên, không hiểu tại sao o đó lại bằng lòng lấy nghỉ (hắn) như rứa”. Một bà khác nói: “Thiệt ra, Hòa là đứa thông minh, tốt bụng, không may gặp gặp phải tai nạn chứ trước đây nghỉ cũng học hành, kỹ sư nọ kia đàng hoàng. Thấy nghỉ lấy được vợ đẹp tụi tui cũng mừng cho nghỉ”.
UserPostedImage
Cách ngôn Pháp có câu: “Mỗi con tim có lý lẽ riêng của nó” (Chaque coeur a sa propre raison), vậy nên Đoàn Dự tôi không có ý kiến về câu chuyện trên đây. Nhưng theo tôi nghĩ, Hòa là một chàng trai may mắn. Tay chân co quắp, mặt mũi biến dạng đến mức muốn tự tử, vậy mà cuối cùng chàng cũng gặp gỡ, nên vợ nên chồng với một cô gái xinh đẹp như Huế thì thật trời chẳng bỏ ai, nhờ sự may mắn đó nên Hòa vẫn tìm thấy hạnh phúc và có niềm vui.
Làm việc quần quật nuôi hơn 90 người điên!
Vợ chồng anh Hà Tư Phước và Huỳnh Thị Hạt ở thôn Ia Rót, xã Chư H’Drông, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, giống như một huyền thoại về lòng nhân ái. Suốt bao nhiêu năm nay anh thường đi lang thang, thu gom những bệnh nhân tâm thần về nuôi dưỡng và chữa bệnh cho họ. Cùng với đó là những câu chuyện về thế giới của những người điên.
Anh Phước, chị Hạt đều là dân lao động chân tay. Ngày ngày họ làm việc để nuôi ngót trăm cái “tàu há mồm”, ấy là chưa kể thuốc men chữa trị cho những con người luôn luôn gào thét, quậy phá này.
Nhờ có rẫy cà phê, hơn 15 năm trước vợ chồng anh Phước gom góp mua được một chiếc xe vận tải cũ loại nhỏ với giá 170 triệu đồng. Công việc của anh là chở gạch, đá, hoặc các vật liệu xây dựng khác, tới nơi lại tự mình khuân vác xuống. Anh nói: ”Tôi làm luôn tay, ấy là chưa kể các việc trên rẫy cà phê. Có làm thì mới nuôi được vợ con. Vợ tôi cũng siêng năng lắm”.
Khởi điểm của việc nuôi người tâm thần
Nhà anh Phước ở gấn chân núi Hàm Rồng, Pleiku. Về đêm, quả núi sừng sững ngay trước mặt, hình nón cụt, miệng núi rộng và tròn như cái phễu, hàng triệu năm trược do dung nham núi lửa từ trong lòng đất phun ra, bắn tung lên tạo thành miệng núi rồi dần dần phun thành quả núi. Nham thạch biến đổi tính chất, bị mưa nắng làm cho soi mòn, cây cối mọc lên thành một dẫy núi rất đẹp. Từ đây, những câu chuyện huyễn hoặc và các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú ra đời. Đó cũng là một phần lý do để người ta nói về những giấc mơ, những ám ảnh của anh Phước trong quá trình thai nghén ý tưởng biến căn nhà và khu vườn của mình thành một trại tâm thần, cống hiến đời mình cho việc cứu giúp các bệnh nhân thiếu may mắn.
Anh Phước kể lại những ngày anh làm nghề bốc mộ thuê, rồi nhân đó làm phước đi thu lượm tử thi bị tai nạn không toàn thây, giúp gia đình họ mai táng. Có một đêm, trong khu vườn nhà anh văng vẳng những âm thanh kỳ lạ, lúc thì như tiếng gà con kêu chiêm chiếp, lúc lại như tiếng chim hót nho nhỏ trong các bụi cây nào đó. Lắng nghe mãi mà không hiểu nguyên nhân tại sao có những âm thanh như thế, anh và chị bèn chia nhau đi theo hai hướng để tìm kiếm. Anh chị phát hiện ra một chiếc bịch ny lông lớn màu đen, bên trong chứa xác một trẻ sơ sinh – con gái – tím ngắt còn nguyên cuống rốn. Anh chị thương cảm, khóc và báo với công an. Công an nói có lẽ đó là con của một cô gái xì ke ma túy hoặc một bệnh nhân tâm thần nào đó bị lạm dụng tình dục, sinh con rồi vứt bỏ. Họ nhờ anh chị mai táng giùm. Anh chị đem về, đóng chiếc quan tài nhỏ xíu bằng gỗ, chôn cất ngay trong vườn nhà mình, làm một cái “bia” cũng bằng gỗ và đặt cho bé cái tên “Hà Thị Vô Danh”, theo họ của “bố” Hà Tư Phước, người chôn cất bé.
Từ đấy, hình ảnh đáng thương của cháu bé sơ sinh thân thể tím ngắt thường hiện ra trong trí óc anh Phước, khiến anh nghĩ đến việc phải giúp đỡ những người tội nghiệp. Ai đã sinh ra đứa trẻ rồi bỏ chiếc bịch ny lông vào vườn nhà anh? Những tiếng gà con kêu chiêm chiếp hay những tiếng chim kêu nho nhỏ kia có nghĩa là gì? Có phải linh hồn của cháu bé đã kêu gọi anh làm việc từ thiện hay không? Anh nói: ”Bố mẹ tôi đặt tôi tên Phước, chắc có ý muốn tôi sau này làm phước cho thiên hạ”. Anh nghĩ, những người xì ke ma túy là lỗi tại họ, anh không đụng tới. Còn những người tâm thần thì anh có thể giúp được. Nghĩ thế anh bèn bàn với chị, để chị trông nom công việc trên rẫy còn anh thì xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 tức Dưỡng trí viện Biên Hòa (ngày trước thường gọi nôm na là nhà thương điên Biên Hòa), xin làm phụ tá không công cho các bác sĩ để học hỏi về cách thức điều trị cũng như thuốc men cả Tây y lẫn Nam dược để chữa chạy cho các bệnh nhân tâm thần, sau này sẽ về mở một “trại người điên” từ thiện tại Pleiku, vì trên ấy quá xa, người điên không ai giúp đỡ. Hiểu rõ ước vọng nhân ái của anh Phước, ban giám đốc vui vẻ đồng ý cho anh được “học nghề”, hàng ngày được ăn cơm với các nhân viên ở trong bệnh viện, nhưng tất nhiên là không có lương vì không có tên trong biên chế của bệnh viện.
Sau hơn một năm vừa làm việc vừa ra sức học hỏi, đã tương đối biết cách điều trị cho người tâm thần, anh trở về biến ngôi nhà và khu vườn của mình thành một địa chỉ mà bất kỳ người tâm thần nào cũng có thể được người nhà đưa đến chữa trị hoàn toàn miễn phí cho đến khi khỏi bệnh.
UserPostedImage
Anh Phước kể rằng có lần chính quyền địa phương thấy nhà anh lúc nào cũng diễn ra cảnh gào rú, đập phá của mấy chục người điên, lại thêm phương pháp chữa bệnh vừa thuốc Tây vừa thuốc Ta cộng với tính chất kỷ luật, hơi tí thì mắng hay đánh bệnh nhân của anh, nên họ lấy lý do anh làm việc “không đúng quy trình y tế”, bèn báo cáo lên huyện, đề nghị huyện giải tán trại. Anh Phước trả lời huyện rằng giải tán cũng được, chẳng sao cả, các ông đem họ đi đi. Họ xích các bệnh nhân bị bệnh nặng lẫn các bệnh nhân không bị bệnh nặng, đưa lên xe bít bùng chở xuống Bệnh viện tâm thần Biên Hòa. Nhưng nơi này không nhận vì khác tuyến, hơn nữa các bệnh nhân không có hồ sơ, lý lịch, bệnh án gì cả, chỉ chữa theo cách tự nhiên mà thôi. Vậy là lại phải chở trở lại, từ đấy họ mặc kệ, không đả động gì tới cái “trại điên” của vợ chồng anh “Phước-khùng” nữa.
UserPostedImage
Anh Phước kể rằng trong trại có tới 7 “sát thủ” lúc công an chưa đưa tới đã từng chém người. Anh nói: “Họ điên, ngay công an cũng còn chịu thua không làm gì được huống chi là tôi, nếu tôi không cứng rắn thì không quản lý được họ”. “Đã có ai khỏi bệnh, được về nhà hay chưa?”. “Có, nhiều lắm chứ. Họ khỏi bệnh, được người nhà đến đón về nhưng cũng có người xin ở lại làm việc giúp trại”. Anh lấy ví dụ, có một anh trước là giáo viên Trung học Cơ sở (GV cấp II.- ĐD), tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Qui Nhơn đàng hoàng, chơi đàn ghi-ta hay lắm. Anh ta đã khỏi bệnh, người nhà đến đón về nhưng anh ta xin ở lại ít lâu để tiếp tục dạy hát cho các bệnh nhân chứ về cũng chẳng làm gì, chưa chắc Sở Giáo dục và Đào tạo Qui Nhơn đã tin tưởng, cứu xét cho đi dạy lại. Anh Phước kết luận: “Người điên là như thế, thiệt thòi đủ thứ”. Các phóng viên hỏi: “Trung bình mỗi tháng anh phải lo ăn uống, thuốc men cho các bệnh nhân cỡ bao nhiêu tiền?”. Anh trả lời: “Không biết được. Nguyên tiền gạo, hơn 90 bệnh nhân cộng với các nhân viên nữa là trên 100 người. Trung bình mỗi người một ngày ăn nửa ký gạo, hơn 100 người, hơn 50 ký, mỗi tháng hơn 1 tấn rưỡi gạo, chưa kể các chi phí khác”. “Tiền đó anh lấy đâu ra?”. “Vợ chồng tôi có rẫy cà phê của cha mẹ để lại, năm nào được giá bán cũng khá lắm. Ngoài ra là do các nhà từ thiện tài trợ. Đấy, các anh coi, các bà buôn bán ngoài chợ cũng cho rau cỏ, xu hào, bắp cải nếu bán không hết. Nhiều bà cho cả tiền hoặc chở gạo đến nữa”. “Chính quyền địa phương có giúp đỡ gì không?”. “Không, họ nói là rất muốn giúp nhưng không có kinh phí. Nói chung, nếu không có các nhà từ thiện thì trại không thể hoạt động được…”.
Chuyện trong trại “điên” của vợ chồng anh Hà Tư Phước dưới chân núi Hàm Rồng ở Pleiku là như vậy, trên đó rất nghèo, nếu không có các nhà từ thiện thì sẽ đóng cửa.
13 tuổi nuôi 6 đứa em
Dưới chân núi Kong, làng H’De, xã Đắk Tơ Ve, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai có câu chuyện đầy bi kịch của 7 đứa trẻ mồ côi.
A Đưng năm nay 19 tuổi nhưng chỉ cao bằng đứa trẻ mới lớn. Lúc 13 tuổi, Đưng đã mất cả cha lẫn mẹ, một mình đi mót lúa nuôi 6 đứa em. Nhà A Đưng nằm tuốt sau mấy cái rẫy bời lời (thuộc họ Long não, dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm bột nhang..vv.., dễ trồng, bán rất có giá.- ĐD) của người ta.
Bảy anh em mồ côi
Đưng kể rằng khi mình đang học lớp 4 thì mẹ Đưng đi làm rẫy về rồi sốt li bì. Đi lấy thuốc uống không khỏi, làng kêu thầy cúng đến nhưng chỉ mấy ngày sau mẹ Đưng bỏ nhà về với atâu (cõi ma). Hai tuần sau khi mẹ Đưng mất, một buổi tối người làng đi rẫy thì phát hiện cha Đưng treo cổ trên cành cây.
UserPostedImage
Bảy đứa trẻ trong khoảnh khắc bơ vơ giữa cuộc đời. Ngày làng về đưa tang, mấy anh em Đưng cứ lơ ngơ nhìn người lạ. Mãi sau khi thi thể của cha được chôn bên cạnh mộ mẹ, mấy anh em Đưng mới biết mình đã là trẻ mồ côi.
A Đưng kể rằng mấy anh em tự sống với nhau từ ngày mất cha. Sau ngày đưa tang cha, họ hàng nội ngoại đến nhà Đưng phân chia bổn phận nuôi mấy đứa trẻ.
Nghe người ta nói sẽ đưa mấy anh em đi mỗi đứa ở một nơi, Đưng im lặng kéo mấy đứa em ra khỏi nhà rồi chạy thục mạng ngược lên núi, nói vọng xuống: “Mấy anh em A Đưng tự ở với nhau, không đi đâu cả”.
Trưởng thôn của làng H’De cũng bảo rằng đã có nhiều người đến nhận, nhưng mấy đứa em của A Đưng nhất quyết không chịu đi.
Ngày cha mẹ mất, em út của A Đưng là A Xóa mới 2 tháng tuổi. Đói sữa, thiếu mẹ, Xóa khóc khàn cổ. Một mình Đưng phải bế em trên tay đi xin sữa của người đẻ trong làng. Rồi tự Đưng nấu cơm, chắt nước cho A Xóa uống.
A Xóa lớn lên trong khốn khổ như thế. Khi mấy anh em A Xóa mồ côi, Nhà nước bắt đầu làm thủ tục để trợ cấp. Hôm cán bộ đến vận động đưa vào trại trẻ mồ côi, vừa nghe được mấy câu mấy đứa đã kéo tay nhau chạy thẳng vào rừng, nhất quyết không cho ai đưa đi khỏi nhà mình.
Bất lực, xã đành hỗ trợ bằng cách cấp gạo, tiền ăn theo tháng dành cho trẻ mồ côi, giúp A Đưng cùng mấy đứa em sống sót qua ngày.
Để tồn tại, cứ tờ mờ sáng là mấy anh em lại dẫn nhau ra rẫy, leo lên ruộng bậc thang mót các nhánh lúa người ta bỏ sót hoặc rớt xuống đất. Lúa mót được mấy anh em đem về, phơi thật khô để khi đói thì đưa ra quán nhờ xay ra gạo, về nấu lên ăn với muối trắng, lá mì.
Khi nương rẫy hết lúa để mót thì Đưng lại dẫn các em đi đào củ mì, bắt chuột. Cũng vì bẫy chuột nên A Đét – đứa em thứ ba của Đưng – bị bẫy đâm vào mắt. Không có tiền đi chữa, mắt nhiễm trùng càng nặng khiến A Đét bị mù hẳn con mắt bên trái từ đó.

Không chỉ A Đét mà còn có thêm đứa em cuối của A Đưng là A Xóa cũng bị mù một mắt bẩm sinh. A Xóa còn bị hở hàm ếch nặng, Đưng nói rằng muốn đưa em đi bệnh viện để vá lại, nhưng cái ăn vào bụng còn chưa đủ nên không thể cho Xóa một khuôn mặt lành lặn được.
A Đưng đứng bên vách nhà, đưa tay bưng mặt khóc khi nhớ về cha mẹ: “Mình buồn lắm, lúc nào đi rẫy mệt quá là mình lại ngồi khóc thôi. Mỗi ngày mình chỉ được ăn một chén, dành cơm cho em”. Thấy A Đưng khóc, mấy đứa em của Đưng cũng khóc theo…
Bảy anh em Đưng sống trong căn nhà được Phòng giáo dục Chư Păh xây tặng từ ngày mất cha mẹ. Nền nhà bằng xi-măng xỉ lên, rách tơi tả như chiếc áo mặc lâu năm. Những mảng bê-tông nứt nẻ bị xô lệch tràn ra cả lối đi.
Dưới cái nắng oi ả, ngôi nhà xộc mùi hôi hám và nóng hầm hập.
Chỗ ngủ của bảy đứa trẻ chỉ là một tấm chiếu mỏng, không có gối, không có mùng, cũng không có mền đắp. Vậy mà chúng đã sống như thế suốt sáu năm nay.
Đưng nói rằng mấy năm nay chưa một ngày nào 7 anh em được ăn một bữa cơm đầy đủ thịt cá. Thỉnh thoảng Đưng đi làm thuê, bán được mì có tiền, ra quán mua ít thịt mỡ, đậu khuôn (đậu phụ). Mấy anh em về nhóm lửa lên, lũ trẻ quá thèm thuồng nên bốc hết từ khi nồi còn sôi trên bếp.
Một người dân bán tạp hóa ở làng H’De cho biết, nhiều lúc thấy lũ trẻ đói lả, đi gùi mì mà bước chân không vững.
Thiếu ăn, thiếu mặc, mấy đứa trẻ cứ ốm nhom, người chỉ còn da bọc xương. Đưng bảo dù gầy yếu nhưng nhờ Giàng (trời, thần thánh), lũ nhỏ rất ít khi bị đau ốm. Mà lỡ có ốm thì cũng “tự ốm, tự khỏi như con chó, con gà trong vườn chứ làm gì có tiền mua thuốc mà uống”.
“A Đưng cô đơn”
Trên cánh tay phải của Đưng có mấy dòng chữ “A Đưng cô đơn”. Đưng bảo rằng mình khổ quá, buồn quá nên có lần tuyệt vọng, Đưng đã tự lấy kim châm vào tay để… đỡ buồn.
Ở tuổi này, nhiều trai làng ở H’De đã bắt đầu hò hẹn, chuẩn bị bắt vợ nhưng A Đưng thì phải đánh vật với cái ăn hằng ngày cho những đứa em.
Nhắc đến chuyện yêu đương, A Đưng bỗng cúi gằm mặt, bảo: “Em cũng từng thích một cô gái rồi, nó ở Đắk Sơ Mây. Tụi em có gặp gỡ. Nhưng em không dám hỏi. Nó có cha có mẹ, còn em thì không. Em không dám lấy vợ, nếu em bị vợ bắt thì mấy đứa em của em biết sống thế nào?…”.


Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.458 giây.