logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/06/2016 lúc 09:08:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Công viên Đại dương ở Hồng Kông
REUTERS/Victor Fraile

Hôm nay, 08/06/2016, ngày Đại dương Quốc tế, các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực này cho biết địa hình đáy biển ít được biết đến, và cần thêm đầu tư từ các chính phủ.

Theo một nhà khoa học Pháp trong tổ chức Đại dương và Khí hậu (Ocean and Climate Platform), con người hiện nay biết rất ít về đáy đại dương. Theo đó, chưa tới 10% địa hình đáy biển sâu hơn 200m được biết đến trong khi 2/3 diện tích mặt đất được bao phủ bởi nước. Cũng theo nữ khoa học gia này, việc tìm hiểu về đáy đại dương cũng quan trọng không kém việc tìm hiểu về mặt trăng. Cả hai đều tốn kém nhưng ưu tiên lại khác nhau.

Theo một nghiên cứu của Mỹ năm 2001, có thể chụp địa hình của toàn bộ đáy đại dương, sâu hơn 500m, với một tàu nghiên cứu trong 200 năm. Nếu được đầu tư 40 tàu, công việc sẽ được rút ngắn còn 5 năm. Nhưng phải cần hai đến ba tỉ đô la. Con số này nghe qua có vẻ nhiều nhưng còn ít hơn kinh phí của NASA trong chương trình Europa, nhằm thám hiểm Sao Mộc.

Hiện nay, các vệ tinh có thể cung cấp các hình ảnh đáy biển một cách tổng quan nhưng kém chính xác. Trong khi đó, phương pháp thu thập qua dữ liệu bằng âm thanh chính xác hơn nhưng mất nhiều thời gian. Điển hình là hộp đen của máy bay AF447 bị rơi trong hành trình Rio-Paris cần 23 tháng để trục vớt.

Theo các nhà khoa học, hiểu biết thêm về địa hình đáy biển sẽ giúp con người biết được các dòng chảy. Điều này rất cần thiết khi có máy bay rơi dưới biển hay tàu thủy bị trục trặc. Nếu không có bản đồ địa hình đáy biển, sẽ rất khó mô hình hóa và tính toán. Ngoài ra, biết được địa hình đáy biển còn giúp cho việc khai thác hay bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, cũng như nắm bắt được các hiện tượng như trôi đất bề mặt đáy biển, sóng thần và bão.
Tuy nhiên, hơn 95% diện tích vùng biển có độ sâu từ 0m đến 200m ở Tây Nam Thái Bình Dương và hai cực bán cầu không được biết đến một phần hoặc toàn bộ. Chỉ số này với Pháp là 19%, Anh Quốc là 30% và Hoa Kỳ là 40%.

Hiện nay, các chính phủ ít đầu tư cho phương tiện nghiên cứu hải dương, các lợi ích không được xem xét ở góc độ kinh tế môi trường và xã hội trong dài hạn.
Theo RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 08/06/2016 lúc 09:09:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày Đại dương Thế giới, biển nhiễm độc, cá chết vẫn chưa rõ nguyên nhân

Sáng ngày 8/6/2016, tại Nam Định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng… và các quan chức địa phương tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2016 và kỷ niệm ngày Đại dương Thế giới.

Phát biểu tại buổi lễ ông Nguyễn Xuân Phúc có nói: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc cùng với việc khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, dân tộc, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn quân và toàn dân.”

Chắc hẳn, lúc công bố những lời lẽ hoa mỹ này, nhiều người dân Nam Định đang nghe bên dưới không biết việc Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng các đảo nhân tạo trong khu vực quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Người dân chắc cũng không quan tâm đến việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không ADIZ của Trung Quốc. Và quan trọng hơn, ảnh hưởng thiết thực đến đời sống của người dân hơn là “việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trưởng biển” mà ông Phúc đề cập là sự nghiệp của toàn đảng kia có liên quan đến thảm họa môi trường tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - ông Trần Hồng Hà cũng có bài phát biểu trong buổi lễ sáng nay như sau: ““Hiện nay, vùng biển, ven biển và hải đảo Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn: Hậu quả của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang tác động ngày càng trầm trọng đến vùng biển đảo nước ta. Ô nhiễm môi trường biển vẫn đang diễn biến phức tạp, ở một số nơi, vùng ven biển đang có nguy cơ trở thành “điểm nóng” về môi trường… Những thách thức trên, đòi hỏi chúng ta phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết, chung sức, đồng lòng, có các giải pháp phù hợp để phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ hiệu quả tài nguyên, môi trường biển, ngăn ngừa kịp thời và kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường biển vì sự bền vững của biển cả”.

Không một dòng, không một chữ nào nhắc tới những gì đã xảy ra hồi tháng 4 tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Không một dòng, một chữ nào nhắc tới tuyên bố thảm họa môi trường mà chính ông đã nói với báo chí hôm về thị sát Formosa những ngày cuối tháng 4.

Không một dòng, một chữ nào nhận lãnh trách nhiệm về việc nhắm mắt cấp duyệt cho ống xả thải ngầm dưới biển.

Không một dòng, một chữ nào nhắc tới việc minh bạch thông tin để khôi phục đại dương.

Ngày thứ 63 cá chết, các ban ngành bắt đầu công bố chỉ số nước biển có hàm lượng sắt cao trong các mẫu nước lấy từ ngày 1/6 để an dân?

Có ai thấy ngượng miệng hay cảm thấy lương tâm mình cắn rứt, khi đứng trên bục nói về việc bảo vệ đại dương, trong khi cố bưng bít nguyên nhân, và chưa có biện pháp khắc phục, ngăn chặn việc xả thải ra biển của công ty Formosa hay không thưa các vị lãnh đạo?

Đừng diễn trò nữa, các vị còn nợ nhân dân một câu trả lời: Tại sao cá chết?


Mẹ Nấm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.