Thính giả Huỳnh Phượng, ở Việt Nam, hỏi:
“Thưa Bác sĩ,
Mẹ tôi, 50 tuổi, từ khi trẻ đã bị huyết áp thấp, thiếu máu và đã điều trị nhiều nhưng thỉnh thoảng vẫn vị hạ huyết áp trở lại.
Gần đây, có người bày cách uống rượi tỏi hàng ngày chữa thấp khớp.
Xin hỏi Bác sĩ rượu tỏi có kiêng kị gì với người huyết áp thấp không và ngoài ra những thực phẩm nào cần tránh đối với người bị huyết áp
thấp?
Xin cảm ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Tải để nghe hỏi đáp Y học: Áp huyết thấp
http://av.voanews.com/cl...fb8f1d2324b_original.mp3Áp huyết thấp, rượu tỏi và chứng hạ áp huyết sau bữa ăn
(Hypotension, garlic liquor and postprandial hypotension)
Cũng như mọi khi tôi xin nói rõ trước là những nhận xét sau đây chỉ có tính cách thông tin tổng quát, không áp dụng cho cá nhân và không có
mục đích giúp thính giả tìm cách tự chữa bệnh.
Áp huyết thấp (hypotension), thường được định nghĩa như là áp suất kỳ thu tâm = hoặc < 90mm thuỷ ngân (systolic pressure = or <90 mm
Hg), áp suất trương tâm = hoặc < 60 mm Hg (diastolic pressure = or <60 mm Hg). Tuy nhiên cũng tuỳ theo bệnh nhân, tuổi bệnh nhân, áp
huyết thông thường của người đó. Có nhiều nguyên nhân, giản dị như bệnh nhân thiếu nước, bị xúc động, ngâm nước nóng quá lâu (mạch
máu dãn nở), có thai, ít vận động. Phức tạp hơn ví dụ bệnh nhân thiếu máu (bần huyết, lượng hồng cầu quá thấp), chảy máu đâu đó (ví dụ
rong kinh, chảy máu bao tử, ruột), hay suy cơ năng tuyến giáp, nang thượng thận (bệnhAddison: đi đôi với da sậm màu, các vùng niêm mạc
như miệng cũng đen hơn bình thường), nhiễm trùng máu, phản ứng thuốc, dị ứng, phản vệ (anaphylaxis=huyết áp hạ nhanh, shock kèm theo
khó thở, nổi mẫn ngoài da). Cũng nên nêu rõ áp huyết thấp (hypotension) và thiếu máu (anemia) là hai bệnhkhác nhau, mặc dù thiếu máu có
thể gây ra áp huyết thấp, chóng mặt, xỉu.
Nói chung chúng ta không muốn áp huyết cao và áp suất thấp là mục đích của chữa trị bệnhcao áp huyết. Tuy nhiên, nếu áp huyết thấp kèm
theo các chứng như chóng mặt, muốn xỉu, mờ mắt, ói, ta chân lạnh, xanh xao, thở khó hay yếu, chán nản, trầm cảm, nên đi khám bác sĩ.
Trong tỏi có những chất chứa lưu huỳnh (sulfur compounds, vd diallyl disulphide) được cho là có khả năng giảm viêm (anti-inflammatory),
chống oxýt hoá (antioxidant), và do đó có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư, giảm cholesterol máu, giảm áp huyết và bệnh tim mạch, giảm
viêm khớp.
Đó là những đặc tính được chứng minh trong khoa học. Rượu có thể làm dãn nở các mạch máu, hạ áp huyết thấp hơn. Tuy nhiên, tuỳ theo
liều lượng tỏi được dùng, dạng thuốc, ngâm rượu loại gì, nhiệt độ nào, ngâm lâu bao nhiêu cũng ảnh hưởng đến đặc tính của các hoạt chất
trong tỏi. Ngoài ra, như giải thích ở trên áp huyết thấp cũng có thể do nhiều lý do khác nhau, giải thích bằng nhiều cơ chế khác nhau. Cho nên
không thể trả lời câu hỏi rượu thuốc ngâm tỏi có thể dùng được cho người bệnh áp huyết thấp hay không. Trường hợp này cũng như đa số
các trường hợp dùng thuốc cổ truyền, không định lượng và định tính chính xác, cần kiến thức về thuốc, nghệ thuật và kinh nghiệm và suy xét
của người chữa bịnh, cũng tương tự như nêm nếm thế nào cho ngon một tô phở hay phân biệt một củ sâm, một chai rượu đắt tiền.
Về câu hỏi người bị áp huyết thấp nên tránh những thực phẩm gì, đây là một đề tài khó trả lời. Vì thông thường, người ta chỉ lo cho bệnháp
huyết cao, vì áp suất cao trong các mạch máu tạo một stress, một gánh nặng lên vách mạch máu và nhất là tim, vì tim phải làm việc trong
điều kiện áp suất cao. Còn đối với người chỉ có áp huyết thấp đơn độc, không kèm theo bệnh gì khác đáng kể, thì có lẽ đây là một điều bất
tiện hơn là một đe doạ về sức khoẻ. Có lẽ đối với họ, nên tránh dùng những chất kích thích quá nhiều, như trà, cà phê, thuốc lá, thuốc bổ
(nếu không cần thiết) để cảm thấy sảng khoái hơn, vì sau khi bị kích thích, "hăng" quá” sẽ có giai đoạn chùng xuống, chóng mặt và mệt mõi,
hoặc tuỳ thuộc vào các chất kích thích này.
Cuối cùng, tôi xin bàn về một chứng liên hệ, gọi là "áp huyết thấp sau khi ăn" (postprandial hypotension). Sau khi ăn, hệ tiêu hoá có nhiệm vụ
"thanh toán" các thức ăn đó, và đó cũng làm một công việc đòi hỏi năng lượng do máu cung cấp. Có những cảm biến (stretch sensors) trong
dạ dày cho biết là dạ dày đang đầy thức ăn và cơ thể sẽ tự động dãn nở các mạch máu dẫn tới gan, dạ dày, ruột. Đồng thời các mạch máu
đi đến chỗ khác sẽ co lại, tim sẽ đập nhanh hơn để giữ áp suất trong mạch máu, cần thiết để giữ đủ máu bơn lên nuôi não bộ trên cao (lúc
đứng). Ở một số người, nhất là người già, hệ thống cảm biến này trong hệ tim mạch không còn đủ nhạy càm, các mạch máu không co dãn đủ
mức và nhanh chóng để thích ứng với nhu cầu máu vào hệ tiêu hoá, do đó áp suất của máu quá thấp, gây chóng mặt, nhất xỉu, có khi cơn đau
tim hoặc tai biến mạch máu não sau khi ăn. Người ta từng khảo cứu xem các thuốc như cà fein (kích thích), chất làm giảm hấp thụ các chất
đường, thuốc làm áp huyết cao lên (như midodrine) nhưng không hiệu quả vì lợi "bất cập" hại (phản ứng phụ). Cho nên:
1) Nên uống chừng 1-2 ly nước lạnh 15 phút trước khi ăn (⅓- ½ lit),
2) Ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì nhịn đói thật lâu rồi ăn nhiều (để đường trong máu không dao động nhiều, tăng cao sau khi ăn, xong tuột xuống
nhanh),
3) Tránh ăn nhiều quá, nhất là các chất "carbohydrates" như các nước ngọt, trái cây ngọt, tinh bột (trong bánh mì, cơm trắng, mì, bún hấp thụ
đường vào máu rất nhanh) nhanh quá.
4) Ngồi xuống ăn.
4) Tránh những nơi quá nóng (mạch máu ngoài da dãn nở) có thể nguy hiểm nếu té như gần bếp lửa, chỗ cao chênh vênh, lúc lái xe, uống
rượu...
5) Nằm xuống để máu dễ lên đầu hơn nếu chóng mặt sau khi ăn, tránh làm việc, lái xe, đi bộ mệt nhọc nếu có triệu chứng này.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền