logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/06/2016 lúc 07:19:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tháng Sáu có những cơn mưa vội vã. Tháng Sáu có những cơn mưa tầm tã. Mưa như những giọt bùi ngùi làm đầy ắp những giòng sông. Mưa như tủi hờn nhớ thương những con sóng khát khao bóng thuyền ra khơi. Có một ngày như thế tôi thả mình rong ruổi dưới mưa rào tháng Sáu. Trở về nhà và hong khô áo quần ướt. Những kỷ niệm chợt hanh hao như khi treo áo quần mới giặt lên giàn mướp sau nhà. Cái máy sấy chợt thôi còn hơi nóng. Cũng 10 năm rồi cho một cái máy sấy thủy chung bền bỉ. Thế là trong khi chờ mua máy sấy mới đành phơi áo quần như ngày xửa ngày xưa...Những tấm áo, những chiếc quần khaki sau khi phơi cứ nhàu nhăn như khuôn mặt một ngày buồn xo tức tửi. Chạnh nhớ cái bàn ủi. Cũng đã lâu lắm rồi không đụng tới.

Nhớ những tháng ngày mới đến xứ lạ. Có lẽ đó là tháng ngày hạnh phúc nhất trong một khái niệm đơn giản về hạnh phúc: nghèo mà ấm áp nghĩa tình. Hồi đó chồng đi làm, vợ ở nhà học anh văn, chăm lo cơm nước và nhà cửa. Ngày ấy cơ cực lắm mà áo quần lúc nào vợ cũng ủi cho mình thẳng thớm. Cái quần tây lúc nào cũng có li (ply) mặc vào trông nó đứng đắn, sang "chảnh" làm sao. Trong túi không có tiền, rầu lắm mà bề ngoài cứ bảnh bao, cứ như câu hát "lan huệ sầu đời, trong héo ngoài tươi" vậy.

Rồi thời gian trôi, cả hai đều lao vào làm việc. Đàn bà xứ này coi vậy mà cực hơn ở quê nhà. Cái cực không phải cơm áo thiếu thốn, mà cực vì trăm chuyện hội nhập vào đời sống mới, đi làm về là lo nhà cửa, xong việc rồi thì trời đã tối. Lại lo ngủ sáng mai đi làm sớm. Con gái theo chồng xa xứ lại buồn, buồn vì ngoài chồng con thì cô quạnh. Chưa có internet, chỉ có tivi và mấy băng Thúy Nga Paris giải sầu. Không có hàng xóm láng giềng lân la, không có cuốc xe xích lô hay xe thồ đi tới nhà bạn bè tán gẫu, không có bà con thân thiết. Sáng cuối tuần ngủ muộn dậy lại nhớ gánh bún bò rong trước hiên nhà. Làm một giấc ngủ trưa dậy lại nhớ o bán bánh bèo, bánh lọc đon đả trước ngõ. Tối trăng sáng lại thèm chén chè gánh, hột vịt lộn ấm nóng...Đàn ông xứ này cũng buồn vì thiếu bạn bè nhậu nhẹt cuối tuần. Phải hẹn hò nhau trước cả tuần. Bia bọt đầy tủ lạnh mà nhậu một mình chán phèo. Ngồi một mình nói dóc không ai nghe. Bạn bè thích ghé mà sợ say không dám lái xe về. Đi nhậu phải kéo theo bà vợ làm tài xế. Mà mấy bà nhiều khi không thích vậy, ngủ lại thì bất tiện. Nên cứ quạnh quẽ. Nhưng riết rồi quen. Riết rồi thấy lo được cho con cái vào đại học là vui. Riết rồi ngày cũng an lành qua đi.

Và chuyện ủi đồ cũng chỉ còn là thi thoảng. Vì thi thoảng mới có dịp lên bộ vó láng coóng đi ăn cưới, ăn tiệc. Muốn mặc quần áo thẳng thớm thì đem ra tiệm giặt ủi. Có điều giá cả không rẽ, năm bảy đô một cái thì tiếc tiền, cứ biện minh cho cái tính nghệ sĩ lè phè lười biếng, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Nên từ dạo đó bổng thích mặc mấy cái quần Jeans, áo thun. Các loại này không nhàu lắm, khỏi ủi. Thế nhưng có những khi thấy cái tuổi trung niên mặc quần Jeans trông nó trẻ quá, áo thun trông không chửng chạc. Nên lại thích mặc quần khaki hiệu Dockers có hình cái neo với đôi cánh, thích mặc áo sơ mi Van Heusen. Loại đồ này wringkle free, nghĩa là không nhăn. Nếu chịu khó ngồi đợi khi máy sấy vừa xong, đem áo quần ra rũ rũ vài cái là thẳng thớm để treo lên giá.


Nói tới loại áo quần không nhăn không thể không nhớ tới công lao của bà Ruth R. Benerito, người phát kiến ra loại vải này, người được xem là đã cứu kỹ nghệ bông sợi của Mỹ. Hẳn bạn đều biết vai trò của sợi vải cotton trong lịch sử nước Mỹ. Trồng cây bông gòn gắn liền với người nô lệ da đen và đó là nguyên nhân của cuộc nội chiến. Cách đây hơn 40 năm thì sợi cotton đã chiếm hết 2/3 của kỹ nghệ dệt vải may mặc. Câu slogan "Cotton là vải vóc của đời sống chúng ta" (Cotton, the fabric of our lives.) nói lên điều quan trọng đó. Thế nhưng các sản phẩm từ áo quần đến nệm, chăn, thảm... bằng vải cotton lại rất dễ cháy, gây ra nhiều hỏa hoạn. Vì thế năm 1953 Quốc hội ban hành Luật về vải dễ cháy (Flammable Fabrics Act). Những một yếu điểm nữa của vải cotton là dễ nhăn nhúm. Và vì thế các loại vải tổng hợp polyester và nylon bóng láng, mát mẻ, ít nhăn nhúm đã ra mắt thị trường năm 1951 và dần dà chiếm ưu thế. Để sống sót và chiếm lĩnh lại thị trường, ngành công nghệ bông vải phải cố tìm ra giải pháp giúp vải không nhăn mà vẫn bền bỉ. Và lúc ấy nhà hóa học Ruth R. Benerito đã phát minh ra kỹ thuật chế tạo vải không nhăn khi còn làm trong phòng nghiên cứu cho Bô Nông Nghiệp Mỹ (USDA) ở New Orleans những năm đầu 1950. Bí quyết cho phát minh này là quá trình crosslinking, một số hóa chất thêm vào sợi vải làm thành nối kết mới giửa các phân tử của sợi cellulose có trong vải cotton, nhờ vậy làm sợi vải không bị nhăn nhúm sau khi khô ráo. Ngoài ra còn giúp cho vải chống dính vết dơ và chống bị dể bắt cháy...Cùng với 55 bằng sáng chế được chứng nhận đăng ký, Bà Benerito xứng đáng được đứng trong danh sách Vinh Danh Các Nhà Phát Minh Quốc Gia, ngang hàng với Ernst Alexanderson người phát minh radio, Alexander Graham Bell người sáng chế điện thoại và Baruch Samuel Blumberg người tìm ra vaccine cho Hepatitis B...



Nhân chuyện áo nhàu lại nhớ một câu chuyện tiếu lâm của Mỹ, chuyện tục mà thanh. Chuyện rằng: có bà mẹ luống tuổi đến thăm con gái đã lấy chồng. Bà sửng sốt khi thấy con gái lồ lộ phơi phới trong bộ áo quần của Bà Eva, nằm ưởn ẹo trên sofa. Hỏi sao con không mặc đồ! Con gái trả lời đây là bộ áo quần mà chồng con thích nhất. Bà mẹ trở về mà lòng không thôi nghĩ về niềm hạnh phúc của gia đình con gái. Tối hôm ấy, chồng bà đi làm về, khi mở cửa thấy bà nằm trên sofa cũng trong bộ quần áo của Bà Eva. Ông chồng đứng sững như trời trồng, nhìn bà hồi lâu, ánh mắt dường như đi suốt tấm thân người bạn đời bao nhiêu năm…Ông thốt lên: Bà làm sao thế? Bà vợ trả lời nhỏ nhẹ: Em mặc bộ đồ mà anh thích nhất đây! Ông chồng lại ngẩn người ra trong giây lát. Mắt không rời nhìn bà và bảo: “Nhăn, nhăn quá! Thôi đi dọn cơm đi bà, tui đói gần chết!”


Dân Tây nó thẳng thắn là vậy. Nên cái gì nhăn nheo là cần phải làm đầy, cái gì chảy xuôi về phương Nam theo sức hút trái đất thì lại được nâng lên. Da mặt nhăn thì căng ra hoặc bơm botox. Có túi nước biển hay silicon là làm no tròn con mắt người đối diện. Tuy vậy khi nhìn tuổi thanh xuân bị tàn phá qua làn da nhăn nheo trên cổ, trên tay thì không che giấu nỗi chút ngậm ngùi.


Ông chồng Mỹ đó thật tệ! Không như đàn ông xứ mình.

“Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau.” (TCS)

Chung thủy đến thế là cùng. Đến bạc đầu vẫn thương nhau và gọi nhau bằng tên. Gọi Văn của em, Thị của anh. Nghe muồi làm sao. Dù chỉ biết nhìn nhau và gọi nhau mà thôi! Không làm được chuyện gì khác. Chàng nghệ sĩ ngày đó cũng lười ghê gớm. Áo xưa dù nhàu cứ ôm ấp hoài mà không chịu ủi. Hẳn cái gì cũ kỷ cứ nhăn nhúm, cũng như kỷ niệm? Có những cái không thể ủi thẳng thớm được. Đáng sợ nhất là cái nhăn nhó trong tâm hồn.


Trời lại đổ mưa. Những cơn mưa tháng Sáu. Những hạt mưa nhăn nhúm trên bầu trời nhàu.
Sean Bảo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.