Hiện trường nơi hung thủ bắn tỉa hạ 5 cảnh sát Dallas ngày 08/07/2016.
REUTERS/Shannon Stapleton
Ngày 08/07/16, cảnh sát thành phố Dallas, Mỹ đã sử dụng robot cài bom để tiêu diệt hung thủ xả súng vào cảnh sát ngày 07/07/16.
Đây là lần đầu tiên cảnh sát Mỹ sử dụng robot cài bom để tiêu diệt tội phạm. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến trong việc sử dụng người máy trong ngành cảnh sát và gây tranh luận về việc quân sự hóa lực lượng cảnh sát. Các chuyên gia công nghệ quân sự nhận định sử dụng robot để tiêu diệt tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt công nghệ và pháp lý cho lực lượng cảnh sát trong thế kỷ 21.
Các robot thường được sử dụng để tháo kíp nổ bom nhằm tránh gây nguy hiểm tới sinh mạng con người. An ninh Mỹ cũng đã từng dùng các loại thiết bị được điều khiển từ xa để hỗ trợ vây bắt nghi phạm, nhưng để tiêu diệt tội phạm thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử.
Ông David Brown, cảnh sát trưởng Dallas thông báo với cảnh sát : « Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng robot cài bom và kích nổ robot để tiếp cận tội phạm. Các giải pháp khác sẽ đặt các nhân viên của chúng tôi và tình huống rất nguy hiểm ».
Trong một cuộc họp báo, ông Mike Rawlings, thị trưởng thành phố Dallas, đã giải thích là loại robot tự động này thường được dùng để kích nổ hoặc vô hiệu hóa các quả bom và cũng đã từng được dùng để cài đặt chất nổ C4 và kích hoạt chất nổ này. Theo một báo cáo chính thức tháng 10/2015, cảnh sát Dallas được trang bị tối thiểu ba robot cài bom.
Theo ước tính của hãng tin Reuters, từ năm 2005, Lầu Năm Góc đã cấp cho cảnh sát liên bang và cảnh sát địa phương 451 robot. Còn theo ước tính của Drone Center, thuộc Đại học Bard Collège ở New York, hơn 200 đơn vị cảnh sát liên bang, cảnh sát địa phương đã được Bộ Quốc phòng Mỹ đã cấp cho ít nhất mỗi đơn vị một robot có khả năng kích hoạt hoặc vô hiệu hóa bom.
Theo RFI
Sửa bởi người viết 09/07/2016 lúc 09:17:19(UTC)
| Lý do: Chưa rõ