logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/07/2016 lúc 11:06:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong lịch sử nhân loại, chưa lúc nào mà nhu cầu làm sạch môi trường sống và thế giới lại khẩn thiết và cấp bách như hiện nay. Chắc chắn là

vì hành tinh này đã bị con người làm ô nhiễm đến nguy cơ phải báo động!

Bởi thế, vào ngày 12 tháng 12 năm 2015, lần đầu tiên lãnh đạo của 195 quốc gia tham dự cuộc họp Thượng Đỉnh Về Biến Đổi Khí Hậu tại thủ

đô Paris của Pháp để cùng nhau thỏa thuận cắt giảm ô nhiễm khí thải nhằm mục đích giữ nhiệt độ toàn cầu chỉ gia tăng ở mức dưới 2 độ C

trong thế kỷ này để tránh cho nhân loại khỏi thảm họa của biến đổi khí hậu gây ra.(1)

Theo Từ Điển Bách Khoa Mở, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường gây ra đã lên tới mức nghiêm trọng. Cụ thể là thay đổi

khí hậu làm đảo lộn phẩm chất của nước đã giết chết nhiều sinh vật mà trong đó có con người. Ô nhiễm vùng ozone gây ra nhiều bệnh hô

hấp, tim mạch, viêm khí quản, đau ngực, và bộ phận tiêu hóa. Ô nhiễm nước làm 14,000 người chết mỗi ngày tại các quốc gia đang phát

triển. Khoảng nửa tỉ dân Ấn Độ không có cầu tiêu an toàn để dùng. Trên 10 triệu người tại Ấn Độ mắc những bệnh liên quan đến đường

chuyển tải nước trong năm 2013, và 1,535 người chết, hầu hết đều là trẻ em. Gần 500 triệu người Trung Quốc chết yểu mỗi năm tại Trung

Quốc bởi vì ô nhiễm không khí. Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO) phỏng đoán trong năm 2007 ô nhiễm không khí đã giết chết nửa triệu người

một năm tại Ấn Độ. Các nghiên cứu phỏng đoán rằng số người chết hàng năm tại Hoa Kỳ là trên 50,000. Ngoài ra, khoan dầu có thể gây rát

và ngứa da. Ô nhiễm tiếng ồn làm mất thính giác, cao huyết áp, căng thẳng, và mất ngủ. Chất thủy ngân liên hệ tới bệnh kém phát triển trong

trẻ em và hệ thống thần kinh. Chất chì và các kim loại nặng khác đã thấy gây ra các vấn đề thần kinh. Các hóa chất và tia phóng xạ có thể

gây ra ung thư cũng như các dị tật bẩm sinh.(2)

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường cũng đã xảy ra tại Việt Nam trong những năm tháng gần đây ở mức báo động.

Ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế và đặc biệt là sự bùng phát trong lãnh vực công kỹ nghệ máy móc, xe cộ tao ra ô nhiễm không khí

trầm trọng dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe con người. Trong bài báo trên trang mạng Đại Kỷ Nguyên vào tháng 5 năm 2015 có tựa đề “Ô

Nhiễm Không Khí Đáng Báo Động Tại Việt Nam,” trích lời chuyên gia người Pháp Jacques Moussafir cho biết rằng, “Tại các đô thị lớn ở Việt

Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là ở thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố

ô nhiễm không chỉ nhất Đông Nam Á mà còn cả châu Á”.

“Còn ở Hà Nội, theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, 72% hộ gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí.”(3)

Biến đổi khí hậu còn dẫn đến tình trạng hạn hán và ngập mặn trầm trọng tại Miền Trung, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt

Nam khíến cho hàng chục nghìn mẫu ruộng trồng trọt phải bỏ hoang vì thiếu nước hay không thể sử dụng được vì nước mặn xâm thực. Điều

này đã được Tổng Cục Thủy Lợi thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam báo động trong phúc trình có tựa đề “Xâm Nhập

Mặn Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (2015 – 2016), Hạn Hán Ở Miền Trung, Tây Nguyên và Giải Pháp Khắc Phục,” được đăng trên trang

mạng của Bộ.(4)

Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các nước trong vùng Sông Mekong, gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, còn chịu thiệt hại nặng

nề về kinh tế và thủy nông nghiệp qua việc Trung Quốc xây hàng chục đập thủy điện trên thượng nguồn làm tắt nghẽn dòng nước xuống dưới

hạ nguồn. Điều này đã được nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh cảnh báo từ lâu qua tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng.” Trong

bài viết đăng trên Việt Báo vào cuối tháng 5 năm 2015, có tiêu đề “Trên Bàn Cờ Mekong Những Con Đập Thủy Điện và Tị Nạn Môi Sinh,” nhà

biên khảo họ Ngô đã báo động “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của tị nạn môi sinh.” (5)

Phật Giáo nghĩ gì và làm gì trước vấn nạn và thảm họa biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của

toàn thể loài người?

Có lẽ không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào trên thế giới này sống gần gũi và thân thiện với môi trường thiên nhiên như đức Phật Thích Ca

Mâu Ni. Ngài sinh ra đời dưới gốc cây Vô Ưu, thành đạo quả giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề, chuyển pháp luân lần đầu tại vườn Lộc Uyển, và

nhập niết bàn dưới gốc cây Sala. Tất cả những sự kiện lớn trong đời đức Phật đều xảy ra ở dưới gốc cây.

Những năm tháng ở hoàng cung Ca Tỳ La Vệ không biết đức Phật có mang dép không, nhưng kể từ khi Ngài vượt thành vào Hy Mã Lạp Sơn

tầm đạo năm 29 tuổi cho đến khi nhập niết bàn lúc 80 tuổi, trong suốt thời gian hơn nửa thế kỷ ấy, Ngài hầu như chỉ đi chân đất. Vì thế, trong

Kinh còn ghi lại việc đức Phật ăn trưa xong thì rửa chân và trải tòa ra ngồi nghỉ như một trong những sinh hoạt hàng ngày của Ngài. Vì Ngài đi

chân đất nên phải rửa chân cho sạch trước khi ngồi lên tòa cụ. Trong nhiều năm sau khi thành đạo và trước khi có các tịnh xá được xây dựng

để làm chỗ dừng chân vào mùa hạ, đức Phật thường sống trong rừng, dưới gốc cây. Và ngay cả sau khi có các tịnh xá được dựng lên, đức

Phật, trừ mùa hạ an cư, vẫn đi đây đi đó khắp các thôn làng để thuyết pháp cảm hóa người có duyên. Trên con đường hoằng pháp ấy, đức

Phật có thể dừng chân để nghỉ ngơi hay ngủ qua đêm tại bất cứ đâu, dưới gốc cây, nơi nghĩa địa, trong nhà kho của người dân dọc theo

đường. Những sinh hoạt thường ngày đơn giản này của đức Phật cho thấy Ngài sống rất thân thiết với môi trường sống thiên nhiên như thế

nào!

Và cũng chính vì cuộc sống của đức Phật gắn liền với thế giới thiên nhiên nên Ngài và Tăng Đoàn của Ngài rất trân quý và bảo vệ môi trường

sống chung quanh. Đức Phật và Tăng Đoàn tổ chức cấm túc ăn cư kiết hạ vào mùa mưa mỗi năm -- ở Ấn Độ mùa mưa là mùa hạ -- cũng là

đề không làm tổn hại các loài côn trùng và thảo mộc sinh sản lan tràn trên mặt đất vào mùa mưa này. Và điều đó đã trở thành truyền thống

được Tăng Đoàn Phật Giáo khắp nơi trên thế giới giữ gìn suốt mấy ngàn năm qua, sau khi đức Phật nhập diệt. Đức Phật là người vận động

bãi bỏ các tập tục tế thần bằng cách giết hại tập thể sinh vật của Bà La Môn. Đức Phật cũng chế ra giới cấm sát sinh cho cả đệ tử xuất gia

và tại gia của Ngài.

Cách dạy đệ tử của đức Phật cũng rất gần với thực tế môi trường sống chung quanh. Xin đơn cử hai hình ảnh tiêu biểu mà đức Phật dùng để

dạy cho hai vị đệ tử là tôn giả Clapanthaka (Châu Lợi Bàn Đà Già Em) và tôn giả La Hầu La (Rahula).

Tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già Em vì trí óc chậm lụt nên học mãi một bài kệ mấy câu mà suốt mấy tháng cũng không thuộc, nên người anh

ruột là tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già Anh (Mahapanthaka) đuổi không cho tu nữa. Đức Phật biết vậy nên giữ ông lại và dạy cho ông dùng

khăn để lau tịnh xá, vừa lau vừa tự nói “Tẩy sạch bụi trần, tẩy sạch bụi trần, tẩy sạch bụi trần.” Nhờ vậy mà tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Gìa Em

đã có thể nhiếp tâm thiền quán đến sự ô trược và thanh tịnh của thân tâm và các pháp, rồi giác ngộ chứng quả A La Hán ngay sau đó.

Người thứ hai là tôn giả La Hầu La là con của Thái Tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật. Tôn giả La Hầu La vì còn rất trẻ thơ nên tánh tình

nghịch ngợm hay khuấy rối các tôn giả khác làm cho họ phiền hà khiến cho đức Phật cũng biết chuyện này. Một hôm, đực Phật nhờ tôn giả

La Hầu La lấy nước cho Ngài rửa chân. Rửa chân xong, đức Phật nhân đó dạy cho tôn giải La Hầu La rằng, giống như chậu nước dơ không

dùng để rửa thứ gì khác cho sạch được, cũng vậy thân tâm khi ô nhiễm thì khiến con người không làm gì lợi ích được cho mình và người.

Tôn giả La Hầu La nhờ vậy đã giác ngộ được và tinh tấn tu tập để thanh tịnh thân tâm và chứng quả A La Hán sau đó.

Hai trường hợp dạy đạo trên cho thấy đức Phật thấu rõ về mối tương quan tương duyên mật thiết giữa con người và môi trường sống chung

quanh. Qua đó đức Phật cũng cho thấy mối tương quan tương duyên giữa con người và môi trường chung quanh trong sự tu tập và chứng

đắc đạo quả.

Môi trường được biết đến như là tất cả những gì của thế giới chung quanh chúng ta, gồm các sinh vật – hay nhà Phật gọi là chúng sinh--, phi

sinh vật, hay vật vô cơ, mà trong đó bao gồm những sinh hoạt và hoạt động có tính tương tác lẫn nhau của mọi hiện hữu. Như thế mọi hoạt

động của tất cả sinh vật gồm con người đều có ảnh hưởng lẫn nhau. Sự ô nhiễm của chúng sinh này ắt có tác động đến sự ô nhiễm của

chúng sinh khác, và ngược lại. Sự trong sạch của con người này tất ảnh hưởng đến sự trong sạch của những con người khác, của thế giới

chung quanh họ.

Khi tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Gìa Em vừa lau nhà vừa đọc câu “tẩy sạch bụi trần,” ông nhìn ra từ việc sàn nhà được sạch do lau chùi đến việc

thân tâm được sạch do tu tập giới định tuệ. Ông cũng nhìn ra rằng sự sạch sẽ của thế giới bên ngoài có tương quan đến sự sạch sẽ của thân

tâm, và ngược lại. Khi tôn giả La Hầu La nhìn ra chậu nước dơ không còn rửa sạch được thứ gì thì ông cũng nhận ra rằng khi thân tâm mình

còn ô nhiễm bởi tham lam, thù hận và si mê thì mình sống ở đâu cũng làm cho môi trường ở đó ô nhiễm theo. Khi thân tâm sạch thì thế giới

cũng sạch theo. Khi con người giảm trừ hay tiêu diệt được những ô nhiễm của tham lam, thù hận và si mê bên trong thân tâm minh thì môi

trường sống của người đó, gồm gia đình và xã hội, cũng sẽ bớt ô nhiễm bởi tham lam, thù hận và si mê.

Một điều nhỏ nhặt mà ai cũng có thể thấy được ngay trong cuộc sống thường nhật của mình đó là khi một người có tâm và thân sạch thì lúc

nào cũng bảo vệ môi trường sống quanh mình sạch sẽ. Người ấy nhất định không bao giờ xả rác bừa bãi. Cũng vậy, khi một người không còn

bị tham lam, thù hận và si mê ô nhiễm nữa thì sẽ không tham nhũng, không tham quyền cố vị, không bị danh lợi làm mù lương tri, không kết

oán gây thù, không làm điều gì mà không dùng trí tuệ để suy xét trước và cũng không làm tổn hại bất cứ ai. Đó chính là những gì đức Phật

dạy cho người Phật tử thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Đó cũng là những nguyên tắc cơ bản và nền tảng để xây dựng và bảo vệ môi

trường sống lành mạnh và an lạc.

Người Phật tử còn phát nguyện làm sạch cõi nước mình đang sống giống như cõi Phật thanh tịnh, mà trong các Kinh Điển Đại Thừa như Kinh

Đại Bát Nhã, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết và Luận Đại Trí Độ, v.v… gọi là “tịnh Phật quốc độ.”

Trong Luận Đại Trí Độ, do Bồ Tát Long Thọ viết và được Ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hán Văn, rồi được Cố Hòa Thượng Thích Thiện

Siêu dịch sang tiếng Việt, trích một đoạn Kinh Đại Bát Nhã nói về đức Phật trả lời câu hỏi của tôn giả Tu Bồ Đề “làm sao tịnh Phật quốc độ?”

như sau:

“Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ Tát nghiêm tịnh cõi Phật?

Phật dạy: Bồ Tát từ khi mới phát tâm trở lại đây tự trừ nghiệp thô nơi thân, tự trừ nghiệp thô nơi miệng, tự trừ nghiệp thô nơi ý, cũng làm

thanh tịnh nghiệp thô nơi thân, miệng, ý của người khác.

Bạch đức Thế Tôn, thế nào là nghiệp thô nơi thân, miệng, ý của Bồ Tát?

Phật bảo Tu Bồ Đề: Nghiệp bất thiện: Hoặc sát sinh cho đến tà kiến là nghiệp thô nơi thân, miệng ý của Bồ Tát.”(6)

Ở đây chúng ta thấy đức Phật dạy 2 điều chính để làm sạch cõi nước giống như cõi Phật thanh tịnh: một là, muốn làm sạch cõi nước mình

đang sống thì trước hết phải làm sạch thân tâm mình; thứ hai, làm sạch thân tâm mình bằng việc làm sạch ý nghĩ, lời nói và hành động, mà

đức Phật gọi là nghiệp của thân, miệng, và ý.

Khi chính thân tâm mình còn ô nhiễm bởi vô minh, phiền não và các ác nghiệp thì dù mình sống ở đâu cũng làm cho nơi đó ô nhiễm theo, vì

chúng là nguồn gốc gây ra mọi ô nhiễm trên thế gian này. Chẳng hạn, một người còn ý nghĩ, lời nói và hành động bất thiện như sát hại sinh

vật thì khi nhân duyên đầy đủ đến người đó sẽ không ngần ngại suy nghĩ, nói và làm việc sát hại chúng sinh. Chính khi suy nghĩ, nói và làm

điều sát hại như thế thì người đó đã làm ô nhiễm không những tự thân mà còn gây ô nhiễm cho môi trường sống chung quanh. Bởi vậy cho

nên, trong Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, đức Phật dạy rằng, “Cho nên, Bảo Tích, nếu Bồ tát muốn làm thanh tịnh quốc độ, hãy làm thanh tịnh

tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ tịnh.”(7)

Môi trường sống là sự tương quan, tương duyên và tương tác lẫn nhau giữa tất cả sinh vật, chúng sinh, và các pháp vô sinh. Cho nên, hoạt

động hay sinh hoạt của một sinh vật, một chúng sinh này ắt có ảnh hưởng đến những sinh vật và chúng sinh khác. Tương tự như vậy, ý nghĩ,

lời nói và việc làm của chúng sinh này tất có tác động đến những chúng sinh khác chung quanh. Ý nghĩ, lời nói và việc làm đó chính là điều mà

đức Phật dạy là nghiệp của thân, miệng và ý, hay là ba nghiệp. Để làm sạch cõi nước, làm sạch môi trường sống thì con người phải tự làm

sạch ba nghiệp thân, miệng, và ý mình trước. Làm sạch 3 nghiệp bằng cách sửa đổi những ý nghĩ, lời nói và việc làm bất thiện, có hại cho tha

nhân, cho xã hội, cho môi trường bằng những ý nghĩ, lời nói và việc làm thiện, có lợi ích cao đẹp và thăng hoa. Mục đích cao cả nhất của

người con Phật là làm sạch cõi nước mình đang sống, làm sạch môi trường sống để giống như cõi Phật thanh tịnh. Trong ý nghĩa này, mà

Phật Giáo Đại Thừa nêu cao lý tưởng tịnh Phật quốc độ, nỗ lực xây dựng càng nhiều cõi Phật trong sạch chừng nào càng lợi lạc chừng đó.

Cho nên, chúng ta thấy trong các kinh điển Đại Thừa có sự xuất hiện của nhiều cõi tịnh độ, như Tây Phương Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà là

một tiêu biểu. Đó không phải là những hình ảnh huyễn hoặc không có thật. Đó là mô thức và kiểu mẫu làm sạch cõi nước, làm sạch môi

trường sống mà Phật Giáo là tôn giáo đi tiên phong cả ngàn năm trước nhân loại.

Nếu có tôn giáo nào thân thiện, trân quý và bảo vệ môi trường sống hữu hiệu nhất thì đó là Phật Giáo. Vì thế cho nên, Phật tử là người may

mắn thừa hưởng di sản vô giá của việc làm sạch môi trường sống để có thể đem ra ứng dụng ở mọi nơi, mọi thời đại.

Ứng dụng bằng cách nào? Bằng cách ý thức và nhận thức đầy đủ về mối tương quan, tương duyên và tương tác của tất cả mọi sinh vật,

thực vật, khoáng vật, gồm con người trong môi trường rộng lớn của thế giới mà chúng ta đang sống. Áp dụng thực sự và hữu hiệu lời Phật

dạy tự làm sạch ý nghĩ, lời nói và việc làm của mình. Phát tâm xây dựng và bảo vệ môi trường sống bằng ý nghĩ, lời nói và việc làm tốt đẹp

và lợi lạc cho gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước và nhân loại, như là cách để kiến tạo cõi Phật thanh tịnh.

Trước hiện tình báo động về nguy cơ của môi trường sống ngày càng bị thiệt hại đến mức nguy ngập, người con Phật không thể chỉ xem việc

làm sạch cõi nước, làm sạch môi trường, làm sạch cõi Phật như là lý tưởng hay lý thuyết xa vời, mà là nhu cầu khẩn thiết và cấp bách cần

làm ngay ở đây và bây giờ, để không phải quá trễ, và cũng để không biến thành thảm họa cho các thế hệ sinh sau chúng ta trên hành tinh

này.
Huỳnh Kim Quang
___________________
Chú thích:
(1) http://newsroom.unfccc.i...c-newsroom/finale-cop21/
(2) https://en.wikipedia.org/wiki/Pollution

(3) http://www.daikynguyenvn...o-dong-tai-viet-nam.html

(4) http://www.tongcucthuylo...vung-dong-bang-song-cuu-

long--2015--#

(5) Ngô Thế Vinh, https://vietbao.com/a238...-dien-va-ty-nan-moi-sinh

(6) Luận Đại Trí Độ (Mahàprajnàparamitàsatra), Tập V, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch, NXB TP HCM, 2001, trang 455.

(7) Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Thích Tuệ Sỹ dịch, có thể xem trên các trang mạng Phật Giáo như:

http://thuvienhoasen.org...9/chuong-1-quoc-do-phat, http://quangduc.com/a318...thuyet-tue-sy-viet-dich,

http://www.hoavouu.com/a...inh-duy-ma-cat-so-thuyet
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.420 giây.