logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2016 lúc 08:49:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tiền và tính mạng con người
Phó giáo sư TS Lê Thanh Hải, giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội phẫn nộ khi xem video các nhân viên bảo vệ tại bệnh viện của mình chỉ vì tiền nên đã có hành vi ngăn cản xe cứu thương chở một bệnh nhi đang hấp hối.
Bộ Y tế VN vừa có công văn yêu cầu Bệnh viện Nhi Trung ương khẩn cấp làm rõ thông tin “các nhân viên bảo vệ bệnh viện chận xe cứu thương chở bệnh nhi đang hấp hối”. Thông tin này xuất phát từ một video được tung lên mạng hôm 2/7, ghi lại cảnh tranh cãi giữa một bên là các bảo vệ Bệnh viện Nhi với một bên là người nhà và tài xế chiếc xe cứu cấp mang bảng số 37A-13612 của bệnh viện Nghệ An.
Ngày 7/7, một video thứ hai về sự việc nói trên tiếp tục xuất hiện. Video này ghi lại hình ảnh ở trong sân bệnh viện, một người được cho là mẹ của bệnh nhi đang gào khóc và các bảo vệ bệnh viện đang ngăn cản, không cho chiếc xe cấp cứu ra khỏi sân. Lúc này, trên xe cấp cứu có một nam y tá của Bệnh viện Nhi đang bóp bóng để bơm oxy cho bé thở.

Theo thông tin ban đầu, lúc bệnh nhi được bế ra xe, bảo vệ kiểm tra giấy tờ thấy hợp lệ nên cho xe khởi hành. Tuy nhiên, khi xe vừa di chuyển được khoảng 20 m, chưa ra tới cổng thì bị các bảo vệ khác chặn lại, nhất định không cho đi tiếp. Tài xế lái xe và các bảo vệ tranh luận với nhau khá lâu trong khi chị phụ nữ được cho là mẹ của bệnh nhi gào khóc vì thương con. Không làm sao được, tài xế bèn gọi điện thoại nhờ lực lượng công an 113 đến can thiệp.
Theo lời tường thuật của anh Nguyễn Cảnh Toàn, tài xế chiếc xe cứu cấp mang bảng số Nghệ An nói trên thì lúc anh đang cho xe vào trước hiên để đợi y tá đem bệnh nhi ra, bỗng có hai người lạ mặt và sau đó là mấy nhân viên bảo vệ bệnh viện xuất hiện, nói không cho xe ngoài được phép đến đón bệnh nhân. Hai bên cãi cọ với nhau. Các bảo vệ dọa xích bánh xe lại (video cho thấy một bảo vệ tay cầm sợi dây xích khá lớn định xích bánh xe), đồng thời họ đóng cổng không cho xe ra khỏi bệnh viện. Trong khi đó bệnh nhi đã được đưa lên xe và một nam y tá đang bóp bóng cho bệnh nhi thở.
Anh Nguyễn Cảnh Toàn nói: “Lúc đang cãi nhau, tôi sợ mình đậu trước hiên sẽ ảnh hưởng tới việc đi lại của mọi người trong bệnh viện nên bèn de xe tránh sang chỗ khác rồi gọi điện thoại di động cho công an 113 đến can thiệp kẻo em bé sẽ chết”.
Anh Toàn là tài xế lái xe cứu cấp của bệnh viện Nghệ An từ 6 năm nay. Nhiều lần anh đã chở bệnh nhân từ bệnh viện Nghệ An ra bệnh viện Hà Nội hoặc đón bệnh nhân từ Hà Nội về Nghệ An, trong đó có cả Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhưng đây là lần đầu tiên anh gặp tình trạng này.
Sau khi hai video lan truyền trên mạng, dư luận rất bất bình với cách hành xử của các bảo vệ đối với bệnh nhân. PGS-TS Lê Thanh Hải, giám đốc bệnh viện cho biết: “Cá nhân tôi sau khi xem xong video rất phẫn nộ. Ngay lập tức tôi đã cho họp và yêu cầu Công ty cung ứng bảo vệ trong vòng một tuần phải thay đội ngũ bảo vệ này, nếu không bệnh viện sẽ chấm dứt hợp đồng với công ty đó”.
Bên cạnh sự bất bình với lối hành xử của bảo vệ, vụ việc cũng làm dấy lên nghi ngờ về tình trạng “cấu kết ngầm” giữa bảo vệ bệnh viện và các xe cứu thương “dù” để độc quyền việc vận chuyển người bệnh với giá cao.
UserPostedImage
( Chị Soa mẹ cháu bé đứng khóc)
Theo ông Lê Thanh Hải, hiện bệnh viện chỉ có 3 xe cứu thương trong khi nhu cầu sử dụng lại cao nên việc thuê xe phần lớn là do gia đình người bệnh tự thuê lấy. Bệnh viện đã đề nghị công an điều tra xem có hay không việc bảo vệ liên kết với các xe cứu thương “dù” để vận chuyển người bệnh với giá rất cao. Cả bệnh viện có hơn 100 bảo vệ.
Tuy nhiên, PGS-TS Lê Thị Minh Hương, phó giám đốc bệnh viện lại nói: “Lời lẽ và cách xử sự của các bảo vệ trong vụ việc chặn xe này là không đúng, nhưng người dân cũng phải thông cảm khó khăn của bệnh viện. Nếu xe nào cũng cho vào đậu bên trong thì sẽ ra sao? Cổng bệnh viện thường xuyên gặp cảnh ùn tắc, quá nhiều xe taxi, xe không có bệnh nhân cũng đậu để đón khách”.
Bà bác bỏ thông tin là bảo vệ chặn xe cấp cứu làm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhi mà chỉ thừa nhận rằng trong lúc hai bên “trao đổi” (?) với nhau đã sử dụng ngôn từ giao tiếp chưa phù hợp.
Ngày 5/7, bệnh viện đã đình chỉ công tác của ê kíp bảo vệ có liên quan.
 Gia đình bệnh nhi bị chặn xe cấp cứu lên tiếng
Cháu bé hấp hối trên xe cấp cứu tên là Trần Công Diễn, 9 tháng tuổi, quê quán tại xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Cháu mất ngay tại trên xe trong khi các bảo vệ đang làm khó dễ. Gia đình đã tổ chức mai táng cho cháu vào ngày 8/7 tại quê nhà, tức một tuần lễ sau khi xảy ra sự việc.
Ngồi thẫn thờ bên di ảnh con trai, chị Hoàng Thị Soa, 39 tuổi, kể rằng con trai chị mắc bệnh tim bẩm sinh từ lúc mới lọt lòng. Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vợ chồng chị vẫn quyết định chạy vạy, vay mượn tiền để cứu con. Đây là lần thứ 4 gia đình đưa cháu tới Bệnh viện Nhi TƯ chữa trị.
Chị Soa nhớ lại: “Hôm đó bác sĩ vừa thông báo sức khỏe của cháu rất xấu và khuyên gia đình nên đưa cháu về nhà thì ngay lập tức có các điện thoại lạ gọi vào máy của tôi hỏi có thuê xe không? Họ nói giá là 5,8 triệu đồng nếu không có y tá đi cùng, khoảng 7 triệu đồng nếu có y tá đi cùng kèm theo bình thở. Nhưng lúc đó chúng tôi không đủ tiền nên không thuê”.
Ngay sau đó, người nhà của gia đình chị Soa biết có một xe cấp cứu của bệnh viện Nghệ An vừa chở bệnh nhân ra Hà Nội, sắp trở về Nghệ An, nên thuê chiếc xe này thì rẻ hơn. Chị đã làm hợp đồng với anh Nguyễn Cảnh Toàn tài xế chiếc xe, chở cháu về nhà với giá 3 triệu đồng.
Chị Soa nói trong tiếng nấc: “Chúng tôi nghèo, đưa con đi chữa bệnh thì cũng phải tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy chứ lấy đâu ra tiền đi xe cấp cứu “dù” giá cao”.
Lời xin lỗi muộn màng
Chiều 8/7 (tức ngày gia đình làm lễ mai táng cho cháu bé Trần Công Diễn), đại diện Bệnh viện Nhi TƯ cùng đại diện Công ty bảo vệ đã về Nghệ An thắp hương cho cháu bé và xin lỗi gia đình bệnh nhi. Bệnh viện trao cho gia đình 35 triệu đồng trong số 40 triệu do các nhà hảo tâm tài trợ cho bé. 5 triệu đồng còn lại được dùng để thanh toán viện phí cho bệnh nhi.
GS Lê Thanh Hải thừa nhận bệnh viện đã không làm tốt vai trò giám sát lực lượng bảo vệ. Ông nói: “Tôi thay mặt bệnh viện gửi lời xin lỗi dân chúng khi để sự việc đáng tiếc xảy ra”. Khi được hỏi về nghi vấn có hay không sự cấu kết ngầm giữa lực lượng bảo vệ và các xe cứu thương “dù” để vận chuyển người bệnh với giá cao, ông Hải cho biết, việc này đang được công an điều tra và chưa có kết luận.
Phía công ty bảo vệ cũng đã đuổi việc ba bảo vệ liên quan đến vụ việc. Nếu công an điều tra ra có sự cấu kết ngầm, họ sẽ bị truy tố ra tòa.
Ba bảo vệ bệnh viện hợp lực đánh… bệnh nhân
Từ việc phơi đồ sai quy định
Ngày 16/6, anh Lương Thanh Thái, 38 tuổi, ngụ tại Khóm 1, Phường 8, TP Sóc Trăng, bị bệnh cao huyết áp nặng và nhiều bệnh khác, được gia đình chở lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thành phố Cần Thơ. Đây là một bệnh viện công của cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, rất lớn, nhưng tại VN dù là bệnh viện công người bệnh cũng phài trả tiền, nếu có thẻ bảo hiểm y tế và có giấy “chuyển viện” từ bệnh viện tỉnh lên thì được giảm một số phần trăm. Chăm sóc anh Thái là người vợ tên Dương Mỹ Hà (31 tuổi).
Khoảng 8h30 ngày 17/6, chị Hà giặt quần áo của hai vợ chồng, sau đó đem phơi ở hành lang phía trước cửa phòng nơi anh Thái nằm điều trị. Ít phút sau, chị Hà thấy lực lượng bảo vệ đi lên, tay gom các quần áo chị vừa phơi, miệng hét: “Đồ này của ai hả? Ai cho phép phơi ở đây?”. Họ ném các quần áo đó vào thùng rác rồi đi dọc hành làng để kiểm tra, miệng lẩm bẩm nói gì chị nghe không rõ.
Việc bị bảo vệ la hét và gom đồ vừa mới giặt liệng vào thùng rác dơ bẩn được chị Hà kể lại cho chồng nghe. Anh Thái tức giận bèn cố gượng đi tìm bác sĩ phụ trách khoa Tim mạch để phân trần về việc vợ mình bị bảo vệ đối xử thô bạo. Anh đề nghị những người đó phải giặt đền để anh có đồ mặc.
Bác sĩ giải thích rằng việc cấm phơi đồ trên hành lang là quy định chung của bệnh viện, vậy vợ anh hãy lượm lại các đồ đã bị vứt vào thùng rác, đem xuống cho người ta đưa vào máy giặt và sấy khô, ông sẽ viết giấy xác nhận để dưới đó không tính tiền giặt giũ của chị.
Trong khi bác sĩ đi về phòng mình viết giấy thì việc hành hung xảy ra. Anh Thái thuật lại: ”Ngay lúc đó 3 bảo vệ từ tầng dưới đi lên. Họ cầm roi điện và ma-trắc (dùi cui – thường bằng cao su khá cứng, thứ các bảo vệ và cảnh sát vẫn đeo bên hông). Tìm gặp tôi, họ hét: “Mày là thằng nào mà dám méc bác sĩ hả?”. Tôi cãi lại, vậy là giữa tôi và ba người đó xảy ra cãi lộn. Rồi cả ba người hợp lực xông vào đánh tôi, người thì quất bằng roi điện, người thì đánh bằng ma-trắc khiến tôi tối tăm mặt mũi. Vợ tôi nhào vô can ra cũng bị họ đánh. Họ quật dữ quá, cứ đầu, mặt và lưng vợ chồng tôi mà quật. Điện trong hai cây roi điện họ đánh lại giật nên vợ chồng tôi đau quá chịu không nổi, gục ngã trên hành lang…”.
UserPostedImage
(Anh Lương Thanh Thái, bệnh nhân bị bọn bảo vệ đánh)
Theo lời vợ chồng anh Thái thì lúc vợ chồng anh bị đánh có nhiều người chứng kiến nhưng không ai dám vào can. Có những người vừa lên tiếng đã bị các bảo vệ nói trên mắng: ”Chuyện của chúng tao, tụi bay xía vô làm gì?”. Ngoài các bệnh nhân ra, khi ấy còn có các y tá và đội trưởng đội bảo vệ nhưng cũng không ngăn cản được. Ba bảo vệ vừa đánh vừa la: ”Đánh cho tụi mày chết luôn!”.
Sau khi vợ chồng anh Thái gục xuống, bọn chúng bỏ đi, mọi người mới xúm nhau tới đỡ hai vợ chồng vào trong phòng, đặt nằm lên giường.
Các bệnh nhân thường bị bảo vệ đánh chửi?
Ngồi trên giường bệnh, anh Thái kể: ”Trước khi tôi đến đây đã nghe nhiều người nói chuyện là các bảo vệ trong bệnh viện này đối xử với bênh nhân thô lỗ lắm. Tôi đã đề phòng rất kỹ vậy mà cũng không tránh khỏi. Tức cái là vợ tôi vào can mà chúng cũng đánh. Chúng coi rẻ bệnh nhân quá!…”.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ lâu nay ra thông báo cấm không cho phơi đồ trên hành lang vì sợ mất thẩm mỹ. Nhưng người nhà quê, vốn tính ưa “tiết kiệm”, họ thường giặt ở nhà vệ sinh rồi đem phơi “trộm” trên thành hành lang để tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy về chi phí giặt ủi. Liệng đồ của bệnh nhân vào thùng rác dơ bẩn cũng đã quá rồi, lại đánh bệnh nhân kể cả phụ nữ bằng dùi cui và roi điện thì người văn minh không ai làm như vậy.
UserPostedImage
( Vợ anh Thái bênh chồng cũng bị đánh)
Anh Thái cho biết, do anh đã làm đơn phản đối lên ban giám đốc và nhờ báo chí đăng tải, nên bệnh viện đã chuyển anh tới phòng dịch vụ cao cấp cũng tính cùng giá tiền và đưa vợ chồng anh đi khám thương tích miễn phí. Anh nói: “Bây giờ trong người tôi đã bớt ê ẩm, thỉnh thoảng chỉ còn hơi choáng trên đầu mà thôi. Vợ tôi cũng đã khỏi. Nhưng báo chí nhất định làm cho ra lẽ, họ cử người đến điều tra tại chỗ và đề nghị ban giám đốc bệnh viện phải đưa vụ này qua công an nhờ xử lý để tránh các trường hợp đánh bệnh nhân khác”.
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.