Hố rồng nằm trong vùng biển Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Cộng.
Một cuộc thăm dò mới về một cái hố màu xanh lam nổi tiếng ở Biển Đông đã cho thấy rằng đó là cái hố sâu nhất dưới đáy biển được biết đến trên trái đất. Hố lại nằm trong một vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Việt Nam, Phi Luật Tân với
Trung Quốc.
Theo tin của Tân Hoa Xã, Hố Rồng (Long Động, Dragon Hole), sâu 987 bộ (300.89 mét), sâu hơn so với cái hố giữ kỷ lục trước đó là Dean's Blue Hole ở vùng quần đảo Bahamas. (Chiều sâu của hố xanh này đo được khoảng 663 bộ, tức 202 mét.) Truyền thuyết Trung Hoa nói rằng Hố Rồng được đề cập trong cuốn tiểu thuyết “Tây Du Ký” vào thời Nhà Minh, trong đó một nhân vật khỉ siêu nhiên (Tề Thiên) có được một cây gậy pháp thuật, từ một vương quốc dưới biển do một con rồng cai trị.
Những điều phát hiện này vẫn chưa được xác nhận hoặc xem xét lại bởi các khoa học gia khác trên thế giới trong lãnh vực này. Nhưng nếu những điều ấy là đúng, thì những dữ liệu đo đạc cho thấy Hố Rồng sâu hơn nhiều so với Dean's Blue Hole, theo Pete van Hengstum cho biết. Ông là một nhà địa chất học hải dương ở Texas A&M tại Galveston, nghiên cứu về các hố xanh và các hố tử thần (sinkhole) khắp vùng biển Caribbean.
Các hố xanh là những hố tử thần chứa đầy nước, hình thành trong loại đá cacbonate như đá vôi. Trong những khoảng thời gian dài, đá cacbonate tan đi ở dưới bề mặt biển, để tạo thành các hang động hoặc hố sâu, theo ông van Hengstum nói với Live Science.
Ông nói, “Cuối cùng tiến trình tan chảy tạo ra các hang động vươn tới rất gần với bề mặt trái đất. Và nếu trần của hang động sụp đổ, thì một cái hố xanh hoặc hố tử thần được hình thành.
Một số hố xanh, như Hố Rồng, mở ra phía môi trường biển, trong khi những cái hố khác nằm ở trong đất liền.
Một điều khá bí ẩn là tại sao các hố xanh hình thành ngay tại nơi chúng hình thành, và những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Các phản ứng hóa học tại giao diện của nước mặn và nước ngọt có thể tạo ra những loại a xít yếu ăn mòn đá vôi và những thứ đá carbonate khác. Lisa Park Boush, một nhà địa chất tại đại học University of Connecticut, chuyên nghiên cứu về các trầm tích hố xanh ở Bahamas, cho biết như vậy. Kết quả là những mực nước biển dâng lên và rút xuống có thể ảnh hưởng đến thời điểm và địa điểm hình thành hố xanh
Bà Boush nói với Live Science, “Cũng có một nhóm nghiên cứu xem xét các tiến trình vi khuẩn. Theo bà cho biết, trong một số trường hợp, hoạt động của vi khuẩn có thể giúp làm cho đá hòa tan, và đóng góp vào việc hình thành của hố xanh.
Ngoài các vi khuẩn, những sinh vật khác cũng sống trong những cái hố tuyệt đẹp gây kinh ngạc.
Bà Boush gọi môi trường của các hố xanh là “bí hiểm.” Bà nói, “Thật là thú vị khi nhìn thấy những gì đang sống trong những cái hố xanh ấy.”
Tại Viện Nghiên Cứu Lộ Trình Tàu Thuyền Sansha Để Bảo Vệ San Hô ở Trung Quốc, các nhà khoa học sử dụng một chiếc robot dưới nước và một bộ cảm biến độ sâu, để điều tra về môi trường bí ẩn của Hố Rồng. Đó là một nơi nổi tiếng ở Vĩnh Lạc, một rạn san hô gần quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) ở phía nam Biển Đông, theo Tân Hoa Xã cho biết. Họ tìm thấy hơn 20 loại sinh vật biển sống trong những phần trên của hố xanh. Bên dưới chừng 328 bộ (100 mét), nước biển trong hố xanh gần như không có oxygen, và do đó ít có sinh vật, theo các nhà nghiên cứu nói với Tân Hoa Xã vào ngày 22 tháng 7.
Mặc dù vậy, việc lặn trong hố xanh là hết sức nguy hiểm, vì lượng oxy hạn chế. Đôi khi có những vùng biển thậm chí chứa chất lưu huỳnh.” Những người thợ lặn được huấn luyện kỹ lưỡng có thể làm cho cuộc hành trình ấy. Trong những trường hợp khác, các nhà nghiên cứu đậu thuyền ngay trên một cái hố xanh, và thả thiết bị xuống để đo độ sâu, nhiệt độ, mức oxy hóa, và những yếu tố khác. Cả bà Boush lẫn ông van Hengstum đều nghiên cứu về các trầm tích ở đáy các hố xanh. Những trầm tích này chứa thông tin về môi trường và sự thay đổi khí hậu trong quá khứ, và đôi khi về các hóa thạch.
Theo Việt Báo