logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/08/2016 lúc 09:01:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nếu bạn là người thích nhạc tình lãng mạn, hẳn bạn đã có một lần nào đó trong đời nằm nhìn mưa rơi và nghe ca sĩ Ngọc Lan rót vào lòng từng giọt mưa:

Nằm nghe ngày tháng rơi đều
Ngoài hiên mưa đọng bọt bèo
Tình nằm trong nấm mộ rêu
Trở mình nghe những quạnh hiu…
(Khúc Mưa Sầu – nhạc và lời Trần Duy Đức)

Hoặc bạn đã từng một lần ngâm nga những câu trong ca khúc Nếu Có Yêu Tôi – thơ Ngô Tịnh Yên, Trần Duy Đức soạn thành ca khúc:

… Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười…

Còn nếu nhắc đến nhạc lính và những khúc quân hành của QLVNCH thì những người lính Không Quân không thể nào quên được những lời ca và dòng nhạc thật hào hùng, thôi thúc lòng chiến sĩ trong bản Sư Đoàn 6 Không Quân Hành Khúc – nhạc và lời của Trần Duy Đức:

Thề một lòng cùng vùng lên!
Ta hiên ngang giống dân Lạc Hồng
Mang trên vai cánh chim đại bàng
Sư Đoàn 6 Không Quân kiêu hùng!
Chẳng ngại gì lòng người trai
Đây Pleiku gió sương lạnh lùng!
Đây Tam Biên núi cao chập chùng!
Đây Phú Cát nắng thiêu quanh năm…

Đó là một vài bản nhạc tiêu biểu trong rất nhiều tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Trần Duy Đức.

Để kỷ niệm một chuỗi thời gian dài nhạc sĩ Trần Duy Đức gắn bó với âm nhạc, nhóm Thân Hữu Trần Duy Đức sẽ tổ chức một buổi “Chiều Nhạc Thính Phòng Trần Duy Đức và Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 Năm Tình Ca” vào ngày 21 tháng 8 tới đây. Người viết muốn giới thiệu chương trình này cũng như dòng nhạc Trần Duy Đức đến với bạn đọc, nhưng lại không đủ khả năng “luận” về âm nhạc, thôi thì đành nhờ một vài thân hữu của nhạc sĩ Trần Duy Đức đưa dòng nhạc của ông đến với bạn đọc vậy.
UserPostedImage
Bích chương.

Người viết rất hân hạnh được trò chuyện cùng danh ca Lê Uyên. Chị đã cho biết cảm nhận của chị về dòng nhạc của Trần Duy Đức nói riêng và âm nhạc Việt Nam nói chung như sau:

Hỏi: Lê Uyên là một ca sĩ thành danh, được khán thính giả biết đến qua những ca khúc của Lê Uyên Phương và chị đã gắn bó với dòng nhạc Lê Uyên Phương gần 50 năm nay, vậy khi chị chuyên chở dòng nhạc Trần Duy Đức mà đa số những bài chị hát là được phổ từ thơ như Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời – thơ Du Tử Lê hoặc Nhớ Lại Trong Đêm Nay – thơ Du Tử Lê hay Mặc Niệm Khúc (Anh Đã Ngủ Yên Trên Quê Hương) – nhạc và thơ Trần Duy Đức sáng tác năm 1976, chị có cảm nghĩ gì về dòng nhạc Trần Duy Đức?

Lê Uyên: Theo chị thì chị nghĩ rằng đa số những bài thơ được nhiều người biết đến và ưa thích là vì những bài thơ này được những nhạc sĩ tài ba phổ thành nhạc, thì Trần Duy Đức là một trong những nhạc sĩ đó. Nhạc của anh nhẹ nhàng, tình cảm và những bài thơ phổ nhạc thì khi người nghe, nghe lần đầu tiên, chắc người ta không phân biệt được nhạc và thơ là của hai người, mà hầu hết những bài Đức phổ thành nhạc thì nó quyện lại với nhau như thể là một người sáng tác mà thôi. Là một ca sĩ, bài nào hay thì mình hát. Và dĩ nhiên những bài hay mà mình phải thích nữa, mà nếu thích thì mình sẽ chuyển tải tới người nghe hay hơn và nó đúng với cái hồn của bài nhạc cũng như bài thơ đó.

Hỏi: Là ca sĩ của những năm trước 75 và đã trình bày rất nhiều những dòng nhạc của các nhạc sĩ tiền bối, xin chị cho biết cảm nhận của chị về nền tân nhạc Việt Nam qua các thời kỳ cũng như những nhạc sĩ hiện đang sinh sống và hoạt động cùng cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Lê Uyên: Âm nhạc ghi lại và biểu hiện từng thời kỳ của lịch sử cũng như tâm trạng, xã hội của từng giai đoạn. Nổi bật nhất là những bài viết về tình yêu và chiến tranh trong suốt chiều dài của lịch sử đó. Nhạc Việt Nam có thể chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn theo chị được biết từ 1945 đến 1965 là nhạc tiền chiến. Từ 65 đến 75 có thể nói thời gian đó là thời gian sống động nhất. Nổi bật nhất trong thời gian này là những bài nhạc có nét rất đặc thù. Thí dụ như nhạc sĩ Phạm Duy thì ông đã viết về tình yêu và quê hương. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì ông viết về tình yêu và thân phận con người. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh thì tình yêu và chiến tranh. Nhạc sĩ Lê Uyên Phương thì anh lại viết về tình yêu, hạnh phúc với thương đau. Mà trong sự đau thương đó nó rực rỡ, nó không tuyệt vọng, lúc nào cũng hạnh phúc và chấp nhận.

Hỏi: Chị có thể tiết lộ một vài ca khúc của nhạc sĩ Trần Duy Đức mà chị sẽ trình bày trong chương trình chiều nhạc vào ngày 21 tháng 8 sắp tới đây và tại sao chị chọn những ca khúc đó?

Lê Uyên: Trong chương trình kỷ niệm 45 năm kỳ này của Trần Duy Đức thì chị chọn hai bài của Đức sáng tác không có phổ thơ để cho người nghe thấy rằng một mình Đức sáng tác cũng đã rất là hay. Bài thứ nhất là Trần Duy Đức ghi lại cái cảm xúc của mình khi đi qua Nghĩa Trang Quân Đội. Anh đã cảm thương cho những cảm tử quân nằm dưới đó mà không còn thân nhân và không có ai thăm viếng trong rất nhiều năm. Bài thứ hai là một bài mới viết đây thôi, khi Trần Duy Đức được xem trên mạng một cái video clip về đời sống của các em bé khoảng 5, 6 tuổi, mà những em bé đó sống dưới nước. Những ước mơ của các em đó rất giản dị. Mơ ước làm sao mà mình được sống trên bờ như tất cả mọi người. Đó là một điều rất bình thường của chúng ta nhưng nó lại là một niềm mơ ước to lớn của các em. Điều đó là một điều mà ai thấy, ai nghe, ai biết cũng rất đau lòng và đầy thương cảm. Thì đó là hai bài nhạc chị sẽ hát trong chương trình 45 năm của Trần Duy Đức tới đây.



Được biết nhạc sĩ Trần Duy Đức là một Không Quân của QLVNCH và bài Sư Đoàn 6 Không Quân Hành Khúc đã được ông sáng tác lúc chưa đầy 20 tuổi. Thấy trên danh sách khách mời của chương trình “Chiều Nhạc Thính Phòng Trần Duy Đức và Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 Năm Tình Ca” có Không Quân Võ Ý. Ông đã cho biết cảm nhận của ông về những bài thơ phổ nhạc nói chung và những sáng tác của nhạc sĩ Trần Duy Đức nói riêng.

Hỏi: Không Quân Võ Ý được biết qua hai tác phẩm nổi tiếng là Lý Lịch Dọc Ngang Của Thảo, xuất bản năm 2003 và Tổ Ấm Bay Về, xuất bản năm 2013, cũng như rất nhiều bài thơ tình lãng mạn sáng tác từ thập niên 1970. Tuy vậy, hôm nay Bảo Bình xin được phép tiếp chuyện với Không Quân Võ Ý về lãnh vực Âm Nhạc. Được biết một số bài thơ của bác đã được phổ thành nhạc điển hình là bài Lên Núi Tỏ Tình Cho Ăn Chắc, được nhạc sĩ Nhật Ngân lấy ý phổ thành bài hát Lên Núi Tỏ Tình. Vậy xin bác cho biết cảm nhận của mình về việc âm nhạc đã góp phần chuyên chở những áng thơ văn vào lòng khán thính giả như thế nào?

Võ Ý: “Thơ” vốn trầm lắng và cô quạnh. “Thơ thẩn” thì không thể biểu hiện chốn thị tứ. Do đó “Thơ” luôn hướng nội. Ngược lại, “Nhạc” thì hướng ngoại và hả hê hơn vì ẩn ức trong nội tâm được phát ra thành âm thanh dù rộn ràng dù tha thiết. Do đó, Thơ phổ thành Nhạc, nghĩa là từ hướng nội, thơ nhờ đôi cánh của nhạc mà hướng ngoại, bay khắp mọi nơi, dễ dàng thâm nhập vào lòng người hơn.

Hỏi: Trong chương trình “Chiều Nhạc Thính Phòng Trần Duy Đức và Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 Năm Tình Ca” sẽ có sự hiện diện của Không Quân Võ Ý. Xin bác cho biết cảm nghĩ của bác về những ca khúc của nhạc sĩ Trần Duy Đức nói chung và đặc biệt là những bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ nhạc nói riêng.

Võ Ý: Trong chương trình “Chiều Nhạc Thính Phòng Trần Duy Đức và Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 Năm Tình Ca”, trong số “bằng hữu” đó có tôi. Vì Trần Duy Đức nguyên là cựu KQ cùng phục vụ tại Sư Đoàn 6 KQ, Pleiku trước kia, do đó, giữa tôi và Trần Duy Đức là chiến hữu và đồng đội với nhau. Tác phẩm “Sư Đoàn 6 KQ Hành Khúc” của Trần Duy Đức sáng tác tại đây đã được chọn để làm bài ca chính thức của SĐ6KQ. Nhạc điệu, tiết tấu của bài ca vừa trầm hùng vừa tha thiết, rất có hồn nên gây hưng phấn và hãnh diện cho quân nhân trong Sư Đoàn và toàn quân chủng. Những năm tháng lưu lạc, Trần Duy Đức thể hiện năng khiếu đặc biệt của mình là phổ thành nhạc những bài thơ mà anh tâm đắc. Trong lãnh vực nầy, Trần Duy Đức đã thành nhạc sĩ phổ nhạc thơ tình khó tính nhất, vì những bài thơ anh chọn phổ nhạc phải… HAY, nghĩa là phải hội đủ 2 tiêu chuẩn tiên quyết là sáng tạo và truyền cảm! Ngày nay, trong và ngoài nước, bài hát “Nếu Có Yêu Tôi” được Trần Duy Đức soạn thành ca khúc từ thơ Ngô Tịnh Yên rất được ưa chuộng vì điệu nhạc thật rộn ràng và lời ca thật truyền cảm chân thành.

...

Chương trình “Chiều Nhạc Thính Phòng Trần Duy Đức và Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 Năm Tình Ca” sẽ không được trọn vẹn nếu không có sự góp mặt của chị Nguyệt Hạnh, người đã cùng nhạc sĩ Trần Duy Đức chia sẻ buồn vui trong đời sống và trong âm nhạc… Mời bạn nghe những lời tâm sự rất chân tình của chị.

Hỏi: Câu hỏi đặc biệt dành cho chị Nguyệt Hạnh: Là một bóng hồng bên cạnh nhạc sĩ Trần Duy Đức, xin chị Nguyệt Hạnh “bật mí” cho độc giả biết những vui, buồn trong đời sống âm nhạc của anh chị?

Nguyệt Hạnh: Bảo Bình khéo nói quá đó thôi. Đúng ra đời sống của anh chị nào có “bí mật” gì đâu mà “bật mí”? Ai ai trong chúng ta trót đã mang đôi gánh trên vai khi “bôn ba nơi xứ người” (*) thì làm sao tránh khỏi được những nỗi buồn? Đằng này, vì (bị) “mang tiếng” là nghệ sĩ, có đời sống tình cảm (hơi) dồi dào hơn “bình thường”(!) cho nên chúng tôi lẽ ra còn buồn nhiều hơn người khác thì có! Có lẽ, vì hay bận lo “buồn lây” với người… Dường như có lắm khi mình bị “nó” cuốn hút để rồi đeo mang, ấp ủ “nó” vào trong những ca khúc và biến những “nỗi buồn riêng” ấy thăng hoa để hóa thành “nỗi-niềm-chung” thật rực rỡ không còn bi lụy nữa. Có lắm khi tác giả đã thố lộ về điều này!

Bảo Bình hay ai đó có bao giờ “lắng lòng” mình để khám phá ra những “hỉ nộ ái ố” trong đời thường có khi pha lẫn tính chất “bi-hài” trong những ca khúc của Trần Duy Đức chưa? Tỉ như bài “Nếu có yêu tôi”. Trong dịp tình cờ tác giả đồng cảm ngay với ý thơ về nỗi buồn (riêng) của thi sĩ Ngô Tịnh Yên và soạn thành ca khúc trong phút chốc! Điều hiển nhiên mà chúng ta thường nhận thấy vài nét về “nhân sinh quan” này đó là, mình chỉ gặp nhau đông đủ nhất là dịp viếng thăm khi có “đám cưới hay đám tang” (ngoài ra thì “cơm nhà ai nấy ăn, nhà ai nấy ở!").

Mới đây, ai ai cũng đều ngưỡng phục trước cái bước ngoặc (tạm gọi) là hiện tượng lịch sử bởi ảnh hưởng “ý thức hệ” của tuổi trẻ trong nước qua bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?” của cô giáo Trần Thị Lam, đã được Trần Duy Đức cùng “đồng hành” với nhà thơ, qua tiếng hát của Trần Thái Hòa, đã cùng nhau chuyển tải khát vọng tiềm ẩn bằng khúc nhạc “bi-hài-hùng” bay cao/xa, không bi lụy, biến “tác phẩm” thành “thông điệp” chung của rất nhiều người khắp muôn phương trong và ngoài nước!

Về niềm vui, hạnh phúc thì vô bờ! Có phải chăng là anh chị luôn cảm nhận được rằng mình có quá nhiều may mắn vì đã tìm thấy được niềm an ủi khi khám phá ra mình có không ít bạn “tri âm” trong cõi nhạc của Trần Duy Đức. Cũng tựa như chúng ta khi bắt gặp/thưởng thức được một bài hát hợp “gout” nào đó đã có thể ảnh hưởng, làm cho mình cảm thấy ấm áp vì bài hát cứ “bảng lảng” trong đầu cả ngày! Và từ đó, mình cảm thấy cuộc đời này thật đáng sống!

Chính vì thế mà anh chị đã không ngần ngại thiết tha lên tiếng kêu gọi tất cả những ai có tâm hồn (thầm) yêu nhạc hãy ngồi lại với nhau - cùng không gian và thời gian - để chúng ta có thể tạo duyên, cùng chia sẻ những khoảnh khắc kỷ niệm xa xưa, hay của một thời để yêu và cũng là để nhớ đời…

Anh chị vẫn ước mong rằng các bậc Cha Anh đang tha hương hãy mạnh dạn cùng thắp lên “một-nhóm-lửa” để tiếp tay châm mồi cho ngọn đuốc yêu-quê-hương của thế hệ trẻ sau này, hầu duy trì truyền thống yêu văn hóa và thi ca Việt Nam hải ngoại. Và chúng ta lo gì vườn hoa âm nhạc ở hải ngoại sẽ ngày càng được tô đậm nét phong phú và tỏa ngát hương thêm.


Cám ơn danh ca Lê Uyên, Không Quân Võ Ý và chị Nguyệt Hạnh đã chia sẻ một vài tâm tình của mình đến với bạn đọc.


Mời bạn hãy đến với nhau, đến với dòng nhạc của Trần Duy Đức trong chương trình “Chiều Nhạc Thính Phòng Trần Duy Đức và Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 Năm Tình Ca” để thưởng thức những bản tình ca lãng mạn, đậm tình nghĩa yêu thương, sâu lắng, thiết tha… qua sự trình diễn tuyệt vời của các danh ca: Lệ Thu, Lê Uyên, Trần Thái Hòa, nhạc sĩ Vũ Thành An, Diễm Liên, Y Phương, Minh Phượng, Hàn Phúc, Mai Thanh Thúy, Nguyễn Cao Nam Trân… với các MCs Nguyễn Hoàng Dũng, Hương Thơ và Phan Dụy cùng sự góp mặt của các nhạc sĩ: Lê Ngọc (guitar), Vũ Quang Trung (piano), Nguyễn Thị Hậu (cello), Đinh Hải (bass), Nguyễn Phi Phụng (drums), Vũ Anh Tuấn (saxo) và Huy MC (sound). Văn thi sĩ hiện diện gồm có Du Tử Lê, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Đình Toàn, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Phạm Quốc Bảo, Bùi Bích Hà, Võ Ý, Phan Tấn Hải, Hoàng Khai Nhan, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Nam An, Hà Nguyên Du, Ngô Tịnh Yên…

Chương trình sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật, ngày 21 tháng 8 năm 2016, lúc 2:30 chiều, tại Majesty Restaurant, 5015 W.Edinger Ave., Santa Ana, CA 92704. Giá vé bảo trợ là $75 và đồng hạng là $45 (có giải khát, không thức ăn). Vé đang có bán tại các nhà sách Tú Quỳnh và Tự Lực.

Có nhớ thương tôi thì đến với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai lúc mắt tôi khép lại
Đừng đợi ngày mai có khi tôi đành xuôi tay
Trôi dạt về đâu, chốn nào tựa nương…

Hẹn gặp bạn trong “Chiều Nhạc Thính Phòng Trần Duy Đức và Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 Năm Tình Ca”.
1/8/2016
Huyền Tôn Nữ Bảo Bình

Sửa bởi người viết 03/08/2016 lúc 09:03:46(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 03/08/2016 lúc 09:06:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trần Duy Đức Và Thơ Kỳ Hoa Dị Thảo

Trần Duy Đức với tôi, là một quãng đường thật dài không đo bằng mốc cây số mà trải suốt bằng độ thời gian 30 năm của tình bằng hữu.

Trần Duy Đức với tôi, trên độ dài thời gian như thế, 30 năm trong chuỗi thời gian 45 năm ‒ mà người nhạc sĩ này gọi là "45 năm tình ca" - đã cho tôi nhìn ra anh nhiều điều, nhưng nổi bật nhất, cho thấy anh là một nhạc sĩ có nỗi đồng cảm với thi ca; trong sự đồng cảm rung động ấy, người nhạc sĩ từ khi còn là một thanh niên tràn đầy sức sống, anh đã có biệt tài nhận ra những bài thơ như là nhận ra một thứ kỳ hoa dị thảo bất ngờ đập vào mắt một kẻ lãng du trên bước đường phiêu lãng băng qua những cánh đồng làng vun trồng tràn ngập bông hoa, hay những cánh rừng trong độ xuân về trăm hoa đua nở khoe sắc khoe hương, hay trên một ngọn núi hoang vu chợt nhìn thấy một đóa hoa rực rỡ kiêu ngạo lặng lẽ vươn lên nơi khe đá khuất, hay bỗng dưng ven bờ suối róc rách nào đó lúc dừng chân thả hồn bâng quơ mơ mộng chợt trong tầm mắt xuất hiện một loài hoa dại lạ lùng quyến rũ... Và những bông hoa duyên tao ngộ như thế, làm cho tâm hồn của người nhạc sĩ nhìn vào cảm thấy hương sắc ấy biến thành những nốt nhạc bay lên... bay lên...

Ngôn ngữ của thi ca vốn là thứ chỉ để cảm nhận, giống như nếm mới biết được vị, giống như ngửi mới biết được mùi, giống như tình yêu có chảy tan vào huyết quản mới làm cho trái tim rung lên giai điệu chất ngất men tình.... Trần Duy Đức cảm nhận những bài thơ có ngôn ngữ như thế, và biến hóa thứ hương vị, thứ màu sắc, thứ quyến rũ, tất cả những thứ tỏa ra ấy, trở thành âm nhạc. Sự sáng tạo ấy mang một nét rất riêng, rất Trần Duy Đức; giống như một linh mục dùng phép phối ngẫu ghép "nàng giai nhân thi từ" với chàng "tài tử nốt nhạc" trở thành "đôi uyên ương" hạnh phúc miên viễn bên nhau, hòa nhập, hòa điệu, cất lên tiếng hát, cất lên giai điệu, âm nhạc bay lên không gian, quyến rũ gọi mời, thơ mộng thấm đẫm vào tâm hồn những sinh loại đang sống, bầu trời nở rộng, màu nắng lung linh, màu trăng huyền ảo, cây lá xạc xào, bông hoa run rẩy, chim hót sầu vui, cánh bướm chập chờn, con người nghe thả hồn trầm tưởng...

Người nào yêu thi ca hẳn người đó có yêu "Thơ Tình Du Tử Lê", vì, người thi sĩ này thả từ trong tâm hồn và trái tim của mình bay ra những cánh bướm ngôn ngữ mê hoặc. Khi đọc lên những thi ngữ như thế, giống như mình đang cận kề bên cô gái xinh tươi, hít thở được hơi thở thơm tho của nàng thở ra, hít thở được hơi hướm từ da thịt nàng toát ra mùi hương làm ngây dại tâm hồn mình, khiến cho trái tim nghĩ tưởng đến một sự đê mê ngây ngất, thứ cảm giác chỉ có khi ái ân; hay huyền diệu hơn, diễn tả thứ cảm giác mà những bậc đạo sư cảm nhận trong giây phút tâm thức bừng sáng hoát ngộ lẽ nhiệm mầu nào đó mà không có bất kỳ loại hạnh phúc nào có thể giống như thế.

Có lẽ như thế, mà, rất nhiều "Thơ Tình Du Tử Lê" bỗng hóa thân thành âm nhạc, không chỉ duy nhất riêng nơi một mảnh vườn của một nhạc sĩ lãng mạn, thu hút cả một thế giới âm nhạc trở thành người tình, người yêu. Và, Trần Duy Đức là một trong những người yêu ấy, một người nhạc sĩ yêu "Thơ Tình Du Tử Lê". Và như thế, sự hôn phối đó, giới thiệu đến những ai yêu thi ca - âm nhạc một sắc thái mới của một "nàng trinh nữ thơ" trở thành một "nàng hôn thê của âm nhạc". Và người kết hôn này giới thiệu "tân giai nhân" của chàng giống như một vị hoàng đế đăng quang nàng "ái phi" lên ngôi hoàng hậu.

Ngoài những đóa hoa thơ của thi sĩ Du Tử Lê, còn thấy những kỳ hoa dị thảo của một số thi nhân như Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Tô Thùy Yên, Phan Tấn Hải, Hạ Quốc Huy, Ngô Tịnh Yên, Như Nhiên, Vũ Quỳnh Hương, Bùi Xuân Hiến, Trúc Anh, Võ Ý, Lê Thị Hàn, Trần thị Lam...

Để "Kỷ niệm 45 năm nhạc tình" của tác giả, Trần Duy Đức tuyển chọn 20 nhạc phẩm, gồm 18 nhạc bản phổ thơ của những thi nhân kể trên và khiêm tốn giới thiệu 2 nhạc phẩm do tác giả sáng tác. Đây là một số nhạc mà tác giả cho biết "chưa trình làng" bao giờ, đặc biệt phần lớn sẽ được trình diễn trong buổi "Chiều nhạc thính phòng Trần Duy Đức & Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 năm Tình Ca" vào ngày 21 tháng 8, 2016 tại ngay trung tâm Little Saigon. Và 20 nhạc phẩm này sẽ nằm trong một "tập lưu niệm" trình bày rất mỹ thuật, được thực hiện cùng với những bài viết về tác giả. Trần Duy Đức cho biết, tập sách này là nhã ý ưu ái dành tặng như một món quà kỷ niệm gửi tận tay những khán giả đến tham dự buổi nhạc thính phòng của anh ngày hôm đó, tổ chức tại Majesty Restaurant, 5015 W. Edinger Ave., thành phố Santa Ana.

Nhìn lại chặn đường đời có 30 năm bằng hữu với người nhạc sĩ Trần Duy Đức, chuỗi hồi niệm ấy dường như lãng đãng mới đây, dường như không có ai thật sự rời bỏ thế gian cả, những bài thơ kỳ hoa dị thảo của Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Mai Thảo, Nguyên Sa, Cao Đông Khánh, Nguyễn Tất Nhiên... những bài thơ mà tôi yêu ái ấy vẫn linh hiện lồng lộng.... Bất quá, tôi tưởng tượng, giống như một đàn chim đang thiên di về một cõi trời mà tôi đang nhìn thấy những đôi cánh chấp chới bay việt dã trên nền mây cao... Chợt miệng hát lên một câu thơ-nhạc của Ngô Tịnh Yên / Trần Duy Đức, mà tôi sửa lời: "Nếu có yêu THƠ, thì hãy yêu ngay bây giờ..."
2/8/2016
Lê Giang Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.