logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/08/2016 lúc 06:52:45(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Montréal nằm ở phía tây-nam của Thành phố Québec – thủ phủ của tỉnh bang – khoảng 200 km, và độ 150 km về phía đông của Ottawa – thủ đô của Canada. Toàn thể thành phố chính và các khu vực ngoại ô phụ cận nằm trên một hòn đảo lớn ở giữa sông Saint-Laurent (tiếng Anh: Saint Lawrence). Tổng cộng diện tích của đảo Montréal và các đảo nhỏ hơn xung quanh Montréal khoảng 500 km². Đối diện, qua phía bắc của sông, là Laval – thành phố đông dân thứ nhì của Québec và các thị trấn nhỏ hơn; qua phía nam của sông là Longeuil, Brossard, Saint-Hubert,…
Tổng số dân cư, nếu kể cả Montréal lẫn các thành phố phụ cận, đạt hơn 3,5 triệu vào đầu thế kỷ 21; dân số của thành phố Montréal chính thức chỉ khoảng 1,8 triệu. Tuy đại đa số dân Montréal nói tiếng Pháp, rất nhiều người nói cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Thêm vào đó là gần 500.000 các cư dân đến từ các nơi khác như Ý, Nam Mỹ, Israel, Hy Lạp, Trung Hoa, Haiti, Bồ Đào Nha, Đông Nam Á, Ấn Độ, Đông Âu… và cácngôn ngữ của họ.
Đảo Montréal vốn là đất của thổ dân Algonquin, Huron và Iroquois từ hàng ngàn năm trước khi người Pháp đến thám hiểm Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16 (Jacques Cartier – 1535; Samuel de Champlain – 1608). Đến 1642 các nhà truyền giáo Paul de Chomedey de Maisonneuve và Jeanne Mance lập ra một làng nằm trong phạm vi của Montréal ngày nay. Làng đó được đặt tên là Ville-Marie và càng ngày càng mở rộng nhờ vào sự trao đổi giữa người Pháp định cư và dân bản xứ. Đa số dân của Ville-Marie là người Pháp nhưng sau khi Hầu tước Vaudreuil (Pierre Francois de Rigaud) trao thành Ville-Marie cho Đế quốc Anh vào 1760, các dân di cư từ Anh, Ireland, Scotland và những nơi khác ở Âu Châu cũng đến lập nghiệp tại đây. Montréal chính thức trở thành một thành phố vào năm 1832. Từ thập niên 1860 đến thập niên 1930 là thời kỳ huy hoàng nhất của Montréal; nhiều người cho rằng thời kỳ này kéo dài đến cuối thập niên 1970, trước khi các kỹ nghệ, thương mại và dân nói tiếng Anh dọn đi Toronto.
Tuy vậy, Montréal vẫn còn là một thành phố quan trọng của Bắc Mỹ, nếu không muốn nói là của thế giới, về thương mại, kỹ nghệ, đầu tư, chính trị, du lịch và nhất là về các hoạt động văn hóa. Montréal là hải cảng chính nối liền Ngũ Đại Hồ với Đại Tây Dương. Dưới ảnh hưởng của hai nền văn hóa Anh và văn hóa Pháp, cộng thêm vào đó là dân cư nói nhiều thứ tiếng, Montréal trở thành một cái gạch nối tự nhiên giữa châu Âu và Bắc Mỹ. Montréal còn giữ được rất nhiều kiến trúc cổ từ thế kỷ 18, thế kỷ 19 cho đến những trụ sở thương mại của đầu thế kỷ 20 và những cao ốc trụ sở kinh doanh xây vào thập niên 1950, thập niên 1960.Khu Montréal Cổ (tiếng Pháp: Vieux Montréal, tiếng Anh: Old Montreal) vẫn còn nhiều con đường đá và nhiều di tích cũ của thị trấn Ville-Marie ngày xưa. Montréal có một hệ thống xe điện ngầm (Métro) nối liền với các hệ thống xe lửa và xe buýt – ngay cả sang hai thành phố bên kia bờ sông của Montréal (Laval và Longeuil) bằng cách đào đường hầm dưới sông Saint-Laurent. Hầu hết các cơ sở thương mại, trường đại học, cơ quan chính phủ và các cao ốc tại trung tâm của thành phố đều được nối với nhau bằng đường hầm. Ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là của Giáo hội Công giáo La Mã, thể hiện qua hàng trăm các nhà thờ to nhỏ khác nhau của Montréal. To, đẹp và quan trọng nhất là các thánh đường sau đây:
Basilica Notre-Dame de Montréal
Cathedral Marie-Reine-du-Monde
Basilica St. Patrick
Oratoire St. Joseph
Basilica Notre-Dame-du-Bon-Secours
Christ Church Cathedral
Với dân số chưa đến 4 triệu, Montréal có 8 trường đại học và nhiều trường cao đẳng. Khác với đa số các trường đại học ở Bắc Mỹ, những đại học của Montréal nằm ngay trong phạm vi của thành phố.
Đại học McGill
Đại học Concordia
Đại học Montréal
Đại học Québec tại Montréal
Đại học Shebrooke tại Longueuil
Trường Bách khoa Montréal
Trường Thương mại Cao cấp (HEC)
Trường Công nghệ Cao cấp (ÉTS)
Trường Hành chính Quốc gia (Montréal)
Tuy có nhiều nhà thờ nhưng dân Montréal sống rất phóng khoáng, ít bảo thủ – mức độ sinh sản và số người sùng đạo càng ngày càng giảm kể từ thập niên 1960. Trái lại, họ thích hội hè, yêu chuộng âm nhạc, văn nghệ, phim ảnh, thể thao và các trao đổi văn hóa quốc tế. Năm 1967 Montréal là địa điểm tổ chức Triển lãm Quốc tế (Expos ’67), một triển lãm thành công nhất trong lịch sử; đến năm 1976 Montréal lại tổ chức Thế vận hội mùa hè 1976, một Thế vận hội quá tốn kém đưa đến một sự lỗ lã nhất trong lịch sử của phong trào Thế vận hội. Mỗi mùa xuân, vào ngày Thánh bổn mạng của Ireland (Ngày St. Patrick), Montréal tổ chức một đám rước cho vị thánh này, to thứ nhì trên thế giới (sau New York). Điểm đặc biệt là đám rước này mất hẳn tính chất tôn giáo và biến thành một trình diễn văn hóa cộng đồng – ngay cả cộng đồng Phật giáo Tây Tạng cũng có đại diện trong đám rước này.
Sang đến mùa hè thì Montréal lúc nào cũng có ít nhất một hội hè. Trong khi các thành phố khác chỉ có một, Montréal có 3 liên hoan phim diễn ra hàng năm, trong đó Liên hoan phim thế giới Montréal (Festival du Film International de Montréal) – đứng thứ ba sau Liên hoan phim Cannes và Liên hoan phim quốc tế Toronto – là quan trọng nhất. Đại hội nhạc Jazz Montréal (Montreal Jazz Festival) – một trong hàng chục các nhạc hội khác – thu hút hàng trăm ngàn người mỗi năm. Ngày Canada Day là một ngày mọi người nghỉ ngơi nhưng ngày Thánh bổn mạng của Québec (St. Jean Bapstiste) lại là một dịp để mọi người vui chơi, nhất là ở những khu đông dân nói tiếng Pháp. Francopholie là một dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ nói tiếng Pháp trên toàn thế giới đến khoe tài tại Montréal. Triển lãm nghệ thuật pháo bông quốc tế (với nhạc) diễn ra hàng tuần trong tháng 7 và tháng 8. Montréal cũng là một địa điểm của loại đua xe nhanh nhất và tốn tiền nhất trên thế giới: Formula One. Hàng năm cả trăm ngàn người trên khắp thế giới kéo nhau đến Montréal để xem các tay lái thượng thặng đua tài với tốc độ hơn 300 km/giờ. Hầu như không có tay khôi hài nào ở Bắc Mỹ không tham dự Juste pour rire/Just For Laugh diễn ra vào tháng 8 hàng năm tại Montréal. Trong các hội hè của các dân định cư thì Tuần lễ của Ý và ngày Độc lập của Hy Lạp là hai lễ hội to nhất.
Trước 1975, cộng đồng người Việt ở Montréal chỉ độ 100 người, đa số là sinh viên du học. Sau đó, nhất là từ 1975 đến 1985, Montréal là nơi tiếp nhận người Việt nhiều nhất tại Canada. Thống kê dân số năm 2001 tính được 25.605 cư dân gốc Việt đông thứ nhì sau cộng đồng người Việt tại Toronto. So với dân địa phương, người Việt ở Montreal có học vấn cao (14,5%: 28,3% có bằng đại học). Một số đáng kể hoạt động trong ngành y khoa (10,4% so với 5,5% dân bản xứ).[7] Nói chung thì cộng đồng người Việt tại Montréal đã sát nhập một cách rất hòa đồng.

Nguyễn Thúc Soạn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.