logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/08/2016 lúc 09:33:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, không hiểu ở bên ấy ra sao còn ở bên này, khán giả biết và rất hâm mộ nghệ sĩ hài Hoài Linh qua các tiểu phẩm tức cười và cũng dễ thương của anh từ khi anh còn chưa về trình diễn trong nước. Không phải tôi ca ngợi Hoài Linh – tôi lớn tuổi rồi, mũ ni che tai và thường thưa với quý bạn câu nói của Đào Uyên Minh: “Thế dữ ngã dĩ tương di, phục giá ngôn hề yên cầu” – “Đời và ta đã xa lìa nhau, còn dùng những lời nói suông để cầu chi nữa” , nên tôi chẳng ca ngợi ai làm gì. Nhưng tôi thấy Hoài Linh có những nét độc đáo khác hẳn với các nghệ sĩ khác, không dính vào các scandal, sống rất đơn giản, không se sua hợm hĩnh, ngoài ra Hoài Linh còn là con trai của một sĩ quan Biệt cách Dù với cấp bậc đại úy dưới chế độ VNCH, sau 1975 đi học tập cải tạo mút mùa Lệ Thủy, rồi sau khi được thả, cả gia đình được đi theo diện HO sang Mỹ một cách chính thức. Bởi vậy, với chút cảm tình đó, tôi xin phác lược phần tiểu sử của anh chàng người Quảng Nam nhưng nói được đủ thứ giọng Bắc, Trung, Nam hết sức tài tình mà trước đây tôi đã từng có dịp trình bày hầu quý bạn, sau đó tôi xin kể với quý bạn một số chuyện độc đáo… không giống ai hết của anh chàng ốm nhom ốm nhách quê quán “Quảng Nôm” sinh tại Cam Ranh này, để quý bạn thấy anh ta có cái gì đó hơi lạ nhưng rất đáng quý. Bây giờ xin mời quý bạn coi chơi cho biết.
Thân thế
Hoài Linh tên thật là Võ Nguyễn Hoài Linh, sinh năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Cha mẹ anh quê quán tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sau chuyển đến Cam Ranh để mưu sinh và sinh ra anh ở đấy. Năm nay Hoài Linh 47 tuổi.
Về cái tên của mình, Hoài Linh cho biết anh là con cầu tự. Bố mẹ anh sinh liên tiếp hai người con gái, rất mong có con trai, thường đến chùa van vái, cầu xin, nên đến khi sinh con trai ông bà mừng quá bèn đặt tên con là Hoài Linh để nhớ sự linh nghiệm Trời Phật đã ban.

Hoài Linh sinh trong gia đình có 6 người con (3 trai, 3 gái). Trước anh là 2 người chị, anh là con thứ ba và là con trai trưởng trong gia đình. Sau Hoài Linh đến 2 em trai, cuối cùng là cô em gái út tên Phương Trang hiện là ca sĩ bên Mỹ, thỉnh thoảng có về “hát chơi” tại Việt Nam.
Cha của Hoài Linh là sĩ quan VNCH thuộc lực lượng Biệt cách Dù với cấp bậc đại uý, sau 1975 bị đi tù cải tạo tại Suối Máu Biên Hòa và nhiều nơi khác. Sau khi ông được thả vào năm 1982, cả gia đình sang định cư bên Hoa Kỳ năm 1995 theo diện HO, ngoại trừ người chị cả của Hoài Linh đã có chồng con phải ở lại. Mẹ Hoài Linh gốc là nữ hộ sinh Quốc Gia, làm chủ một nhà hộ sinh tư nho nhỏ tại Cam Ranh. Sau 1975, nhà hộ sinh này bị tịch thâu.
Hoài Linh sống ở Cam Ranh cho đến 6 tuổi tức năm 1975, do quân đội rút lui (kêu là di tản chiến thuật), gia đình chạy vào Biên Hòa, sống ở Dầu Giây. Cậu bé học tiểu học tại Dầu Giây rồi học trung học tại trường Phổ thông trung học Thống Nhất A, Trảng Bom.
Năm 1988, Hoài Linh 19 tuổi và đã tốt nghiệp lớp 12 thì gia đình trở về sống tại Cam Ranh để lo thủ tục xin lại nhà cửa bị tịch thâu. Việc không thành công, gia đình dọn vào Sài Gòn năm 1992 cho đến ngày sang Hoa Kỳ cuối năm 1993. Trong thời gian 4 năm sống ở Cam Ranh lần thứ hai này, Hoài Linh học về ca vũ nhạc rồi gia nhập đoàn ca múa Ponaga. Ít lâu sau, anh vào Nha Trang học múa chuyên tu (tu nghiệp chuyên môn) rồi lại trở lại đoàn, cho đến năm 1992 thì theo gia đình vào Sài Gòn và cuối năm 1993 sang định cư bên Mỹ.
Bắt đầu sự nghiệp
Hoài Linh là người có nhiều khả năng. Anh vừa có năng khiếu về hài, về kịch, lại múa rất đẹp, được bạn bè ở Cam Ranh hết sức ca ngợi. Khi anh có ý định theo đoàn múa, cha mẹ anh tỏ ý không bằng lòng và muốn anh theo ngành sư phạm vì anh đã thi đậu vào trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang. Anh cũng chiều ý cha mẹ, nhưng khi nhà trường xét tới lý lịch, anh không được nhập học vì là con nhà “Ngụy”, vậy là Hoài Linh bèn học múa rồi gia nhập đoàn múa Ponaga và đi lưu diễn khắp nơi. Anh nói: “Con người ta có số, chớ nếu tui được học Cao đẳng Sư phạm, trở thành ông thầy giáo, cái mặt tui nghiêm túc chắc tức cười lắm vì tui nghiêm túc không nổi”.
Hoài Linh còn có một năng khiếu đặc biệt khác là nói được nhiều giọng địa phương. Anh cho biết do khi di tản vào ở Dầu Giây, lúc ấy còn nhỏ (6 tuổi) anh đã có dịp bắt chước giọng của nhiều người đến từ các miền khác nhau, nhờ vậy nên dễ thu thập được giọng của nhiều miền trong khi thường ngày anh vẫn nói giọng Quảng Nam với gia đình.
Ngoài khả năng về múa, hát dân ca, diễn hài, Hoài Linh còn hát được cả tân nhạc.
Thời gian định cư tại Mỹ, gia đình Hoài Linh ở tại thành phố Orlando, tiểu bang Florida. Tại đây, anh đã được mời điều khiển chương trình một tiệc cưới tại Nhà hàng Sài Gòn, sau đó liên tục được mời cộng tác thường trực tại nhà hàng này cũng như được mời đi diễn các show nhiều nơi.
Vào khoảng tháng 10 năm 1994, một mình Hoài Linh đi California, cư ngụ tại nhà ông cậu thứ 10 ở Los Angeles, 2 tuần sau mới có dịp xuống Little Saigon và được Nhật Tùng đưa đến quán cà phê Tao Nhân. Tại quán này, anh đã lên tấu hài bài Chuyện tình Karaoke và ca một bản tân nhạc. Đêm hôm đó bất ngờ có mặt nhà viết kịch bản Ngô Tấn Triển. Nghệ thuật diễn xuất của Hoài Linh khiến Ngô Tấn Triển để ý, sau đó sáng tác nhiều kịch bản cho Hoài Linh diễn. Một tuần sau, Hoài Linh gặp Vân Sơn và được Vân Sơn mời cộng tác với mình thay thế Bảo Liêm đã rời đi.
Cùng tháng 10 năm 1994 đó, cặp Vân Sơn-Hoài Linh chính thức diễn chung trong chương trình văn nghệ cho một tổ chức ở Quận Cam. Kể từ cuối năm 1995, Hoài Linh cộng tác độc quyền cho Vân Sơn Productions trong các sản phẩm video (kể từ video số 4) cũng như cùng nhau có mặt tại nhiều chương trình đại nhạc hội.
Chuyện vợ con
Tháng 8 năm 1996, Hoài Linh trở về Việt Nam thăm người yêu là Lê Thanh Hương, người anh đã quen biết một thời gian trước khi rời Việt Nam.
Thanh Hương quê quán tại Bến Tre nhưng lên làm nhân viên thu ngân cho một tiệm karaoke ở Sài Gòn mà Hoài Linh thường lui tới hát. Cũng chính việc này nên anh đã đặt tên cho một CD của mình là Tình Karaoke. Anh cảm mến cô thâu ngân viên xinh đẹp ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ và sau đó luôn mang trong lòng nỗi nhớ nhung. Sang Mỹ, không phút giây nào Hoài Linh không nghĩ tới người con gái quê nhà. Chính tình yêu đó đã thôi thúc anh trở lại thăm Thanh Hương và ít lâu sau họ làm đám cưới với nhau cùng năm đó. Theo Hoài Linh cho biết, đám cưới do “Má” Ngọc Giàu làm chủ hôn và kịch sĩ đàn anh Nguyễn Dương làm phù rể.
UserPostedImage
 Đám cưới Hoài Linh và Thanh Hương

Tháng 4 năm sau, 1997, Hoài Linh bảo lãnh cho Thanh Hương sang Mỹ chung sống. Họ sinh được một con trai đặt tên là Võ Lê Thành Vinh, hiện đang sống và học hành ở Mỹ. Thành Vinh được khen là điển trai và có nhiều tài lẻ giống bố.
Nói về bà xã, Hoài Linh không tiếc lời khen ngợi. Anh từng chia sẻ Thanh Hương là người phụ nữ mang đậm tính chất Á Đông, chịu thương chịu khó, hết lòng hy sinh cho chồng cho con. Không hoạt động nghệ thuật nhưng Thanh Hương luôn luôn thông cảm và cổ võ công việc của chồng. Những lần Hoài Linh đi sớm về tối hoặc xa gia đình đi lưu diễn tại các tiểu bang khác, bà xã của anh không ghen tuông. Thanh Hương rất tin tưởng là chồng không có tính trăng hoa và cô dốc lòng chăm lo cho gia đình.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài được 14 năm, đến đầu năm 2010 thì vợ chồng anh quyết định chia tay trong yên lặng. Danh hài chưa từng tiết lộ lý do của sự tan vỡ. Anh giữ kín nguyên nhân như một cách để bảo vệ người thân khỏi những ồn ào, thị phi của giới showbiz, sau đó anh trở về Việt Nam diễn hài, làm giám khảo rất nhiều game-shows, đóng các quảng cáo..vv.., tiền bạc làm ra rất “khủng” nhưng vẫn cu ky, không có điều tiếng gì mà cũng không yêu ai cả.
Chiếc thuyền rồng “Sòng Sơn Vọng Từ” đặc biệt của Hoài Linh
“Tự” là ngôi chùa. “Từ” là ngôi đền thờ. “Sòng Sơn Vọng Từ” là ngôi đền thờ lập ra để bái vọng vị Thánh mẫu Sòng Sơn, tức bà Liễu Hạnh công chúa. Bà đã hiện ra và sống ở Sòng Sơn (nay là thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa) để cứu giúp dân lành. Ngôi đền đầu tiên được xây cất theo lệnh của vua Lê Hiển Tông (1461-1504, phụ hoàng của Ngọc Hân công chúa vợ vua Quang Trung Nguyễn Huệ) và do chính ngài đặt tên là Sòng Sơn Vọng Từ, thường được dân chúng gọi nôm na là Đền Mẫu hay Đền Thánh mẫu.
Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh công chúa là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, cực kỳ thông minh, có nhiều phép lạ, được Ngọc Hoàng sai xuống trần cứu giúp sinh linh đau khổ. Sau, dân chúng trong nước thấy Thánh mẫu rất linh thiêng nên nơi nào cũng lập “Sòng Sơn Vọng Từ”, cung thờ đều đề theo chữ Hán là Thiên Hạ Mẫu Nghi, nhưng mỗi nơi dân chúng lại gọi nôm na theo cách riêng như Đền Sòng ở Bắc Ninh, Đền Phủ Giầy và Đền Phủ Tây Hồ ở Hà Nội, Đền Thánh mẫu ở Huế. Tại Sài Gòn cũng có Đền Phủ Giầy và hai ngôi Đền Thánh mẫu khác, tất cả đều thờ bà Liễu Hạnh (cũng có nơi gọi theo cách gần gũi là “cô Bảy” hay “cô Chín” dù chẳng ai biết Thánh mẫu là con thứ mấy của Ngọc Hoàng Thượng Đế!).
Đặc biệt, cứ vào kỳ lễ hội (thường kéo dài 3 ngày thuộc tháng 3, tháng 7 hoặc tháng 10 âm lịch tùy nơi), các đền thờ đều tổ chức hầu bóng (còn gọi là hầu đồng hoặc lên đồng). Tại sao lại gọi là “hầu bóng”? Tại vì người lên đồng ăn mặc rất hoa mỹ giống như hát bội để giả làm “bóng cô” tức đóng giả Thánh mẫu, múa và làm các động tác cuốn hút tùy khả năng riêng của mình trong tiếng đàn nguyệt và tiếng hát đặc biệt có tên là hát “chầu văn” của người chuyên hát trong các cuộc lễ.
“Hầu bóng” hết sức tốn kém nên phải là những người rất giàu và rất đam mê mới có thể hầu được. Mỗi cuộc hầu bóng tốn cỡ vài triệu đồng tới hàng trăm triệu đồng ấy là chưa kể tiền mua sắm trang phục, vòng vàng xuyến vàng kiểu cổ giống như hát bội do mình tự lo. Có những bà đi “hầu bóng” hết hội đền này sang hội đền khác, tốn kém không thể tưởng tượng nổi. Có những ông chồng cũng mê hầu bóng. Họ là “đồng cậu” đóng giả làm “đồng cô”, múa cũng rất dẻo không thua gì phái nữ.
Lạ lùng một điều là ở ngoài Bắc, có những ngôi chùa, chính điện là nơi thờ Phật, còn ngôi nhà phụ gọi là nhà Mẫu là nơi thờ Thánh mẫu. Đến kỳ lễ hội tháng tháng 3, tháng 7 hoặc tháng 10 âm lịch, cũng có hầu bóng y hệt tại các đền thờ, điều này không hề có trong tôn chỉ đạo Phật. Ở miền Nam tôi chưa thấy các chùa tổ chức hầu bóng bao giờ cả, và hình như người miền Nam cũng không biết tới chuyện hầu bóng.
Trở lại câu chuyện Hoài Linh.
Danh hài này có một chiếc thuyền rồng trên sông Hương mà từ 3 năm nay nó không được dùng vào việc kinh doanh, chỉ dùng vào việc thờ cúng.
Hoài Linh cho biết, anh sống rất “tâm linh” bởi vì anh là con cầu tự. Từ nhỏ Hoài Linh sống trong môi trường mà cha mẹ đều rất coi trọng việc tín ngưỡng, vì vậy lớn lên Hoài Linh luôn luôn thể hiện sự tôn kính các bậc tiên tổ, anh hùng dân tộc. Đi trình diễn bất cứ nơi nào, hễ nơi đó có đền thờ các vị anh hùng kể cả thần linh gì đó anh đều đến thắp hương, vái lạy.
Hoài Linh cũng thừa nhận so với nhiều nghệ sĩ khác, anh được “tổ nghiệp” ưu đãi và cho ăn lộc nên được khán giả thương mến. Vậy nên, từ 3 năm nay anh sắm chiếc thuyền rồng, “ngự” tại sông Hương. Vào tháng 3 và tháng 7 hằng năm, anh cùng đệ tử sửa biện hương hoa, đi thuyền rồng lên điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, nằm sát bên bờ sông Hương, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lễ Thánh mẫu. Sau đó, Hoài Linh và các đệ tử thường tổ chức hầu đồng ngay trên thuyền, hầu từ đêm tới tận sáng. Chiếc thuyền rồng này chỉ dành để thờ cúng, không cho thuê giống các thuyền bình thường khác trên sông Hương.
 UserPostedImage
Những tính cách kỳ lạ của Hoài Linh
Ham kiếm tiền để xây nhà thờ Tổ nghiệp
Nếu nhiều nghệ sĩ chạy show để lo cho mình và gia đình mình thì với Hoài Linh, lý do anh ham “chạy show” lại khác.
Hoài Linh tâm sự: “Trong thời gian qua, báo chí đưa tin là Linh xuất hiện quá nhiều trên truyền hình, kênh nào cũng có gây nhàm chán. Linh xin tâm sự thiệt lòng là Linh cần tiền để thực hiện tâm nguyện của mình. Đó chính là việc xây dựng nhà thờ tổ nghiệp mà Linh đã mơ ước thực hiện từ nhiều năm nay”.
Hiện Hoài Linh đang xây dựng một nhà tổ sân khấu với khuôn viên rộng trên 7.000m2, tại phường Long Phước, quận 9 Sài Gòn (lối đi Thủ Đức), dự trù cuối tháng 8/2016 (âm lịch) sẽ hoàn thành.
UserPostedImage
Nhà thờ Ngôi nhà thờ Tổ nghiệp sân khấu đang được Hoài Linh xây dựng

Ngôi nhà thờ Tổ nghiệp sân khấu có chi phí xây dựng lên đến hơn 100 tỷ đồng (khoảng 5 triệu đô la) kể cả tiền mua đất khiến Hoài Linh phải “cày như trâu”. Chưa bao giờ người ta thấy Hoài Linh tiết lộ về ngôi nhà thờ hơn 100 tỷ. Từ lúc khởi công đến nay, công trình đã gần hoàn thành mọi người vẫn không ai biết gì về kinh phí xây dựng. Mãi đến khi nghệ sĩ Cát Phượng – một người bạn thân vẫn đóng chung hài với Hoài Linh – “bật mí” người ta mới biết công trình này chiếm hơn 100 tỷ. Số tiền lớn như vậy nhưng Hoài Linh tự lo lấy hết, không kêu gọi ai hỗ trợ. Đối với anh, đây là công trình mãi mãi sẽ là nơi để giới nghệ sĩ có dịp họp mặt, biết ơn Tổ nghiệp, nâng đỡ lẫn nhau.
Anh đang vắt kiệt sức mình vì hoài bão đã được ấp ủ từ bao năm trước. Anh “bán mạng” cho những game-shows truyền hình dày đặc hay các nhãn hàng quảng cáo trong nước để thực hiện tâm nguyện của mình. Thậm chí, có những lần việc xây nhà thờ tổ gặp trục trặc về giấy phép, anh bị vướng vào vòng lao lý và bị đe dọa dỡ bỏ nhưng Hoài Linh vẫn kiên nhẫn vượt qua. Đây được xem là sự kỳ lạ lớn nhất trong tính cách của danh hài này.
Luôn “chơi đẹp” với đồng nghiệp và các đàn em
Hoài Linh được coi là nghệ sĩ có thiện cảm không chỉ với công chúng mà còn với các đồng nghiệp trong làng giải trí. Tính nết anh ôn hòa, thích giúp đỡ bạn bè nhất là các đàn em mới tập tễnh vào nghề. Anh nói: “Đối với tôi, tiền bạc không thành vấn đề mà quan trọng là tình cảm của mọi người với nhau. Ăn chẳng bao nhiêu, con cá mắm hay con cá khô cũng đủ. Mặc chẳng bao nhiêu, chiếc quần xà-lỏn, chiếc áo thun và đôi dép nhựa cũng đủ. Ra đường thì có chiếc xe Honda để chạy show, về nhà thì có chỗ chui ra chui vô vậy là được rồi”.
Những sở thích lạ lùng của Hoài Linh
Thích xem khâm liệm người chết
Nhìn mặt anh, ít người nghĩ anh lại có sở thích kỳ lạ gần như “quái đản” là thích cúng lễ giùm và khâm liệm giùm người chết cho các gia đình nghèo. Anh không ngại tự tay khâm liệm cho người mới mất một cách tỉ mỉ và rất công phu, đồng thời cũng sẵn lòng bỏ tiền ra giúp đỡ tang gia một cách rộng rãi.
Sở thích kỳ lạ của Hoài Linh bắt nguồn từ việc hồi nhỏ bố anh hay mua sách về kinh dịch, tử vi, phong thủy. Hoài Linh đặc biệt bị thu hút bởi các sách về tục lệ, lễ nghi và ma chay trong nước. Ngay từ nhỏ anh đã thích xem người ta cúng tế và các đám ma. Thậm chí, Hoài Linh còn tò mò xem người ta khâm liệm người chết xem có đúng theo những gì mình đã đọc trong sách hay không. Anh kể: “Có những người chết vì tai nạn mà không ai biết, chân tay cong queo. Tôi lấy rượu phun rồi nắn bóp cho thẳng lại. Con người lúc sống ai cũng muốn mình đẹp, vậy thì khi chết mình cũng làm cho họ “đẹp” chứ!”.
Đơn giản và tiết kiệm và đến mức tối đa
Các “fan” của Hoài Linh khá nhiều. Họ nói rằng thần tượng Hoài Linh của họ ăn uống cực khổ đến mức tội nghiệp. Anh thường ăn cơm hộp và bánh mì. Hoài Linh chia sẻ: “Tôi là thế đấy, tiện đâu ăn đấy. Tôi thích ăn cùng anh em cho vui. Công việc nhiều khi bận bịu quá mức không có thời gian ăn nữa”.
UserPostedImage
 Sống giản dị hết mức

Nghịch lý ở chỗ Hoài Linh là một trong những nghệ sĩ đắt show và nhận cát-sê cao nhất trong nước hiện nay nên nhiều người ngạc nhiên về sự đơn giản của anh. Cũng có người cho rằng anh “làm màu”, cố làm như vậy để mọi người để ý. Thật ra, căn nguyên sự tiết kiệm của Hoài Linh là anh để dành tiền cho việc xây dựng ngôi nhà thờ tổ nghiệp.
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.180 giây.