logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/09/2016 lúc 08:43:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Họa sĩ Trang T Lê là một người Mỹ gốc Việt có thể nói là rất hiếm hoi thành công trên con đường hội họa. Những bức tranh của cô được trưng bày trang trọng trong những phòng tranh nổi tiếng, được báo chí Mỹ và những nhà phê bình nghệ thuật khen ngợi. Người Mỹ thích tranh của cô nên tranh được định giá cao. Nhưng ít ai biết đến rằng, để có được sự thành công như ngày hôm nay, ngoài tài năng thiên phú và sự may mắn, họa sĩ Trang đã phải cố gắng không ngừng trong quá trình học tập cũng như sáng tác.
Và mãi đến khoảng 30 tuổi cô mới bắt đầy tìm lại đam mê hội họa, một cái tuổi mà theo quan niệm của nhiều người là muộn rồi.


UserPostedImage
Bức tranh với màu xanh nước biển chủ đạo có tên gọi “111,978”rất công phu được cô vẽ nên từ những chấm tròn và theo cô nói mỗi chấm tròn tượng trưng cho một sinh mạng người lính khắp nơi trên thế giới đã ngã xuống trong cuộc chiến ở Iraq.

Vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 9, họa sĩ Trang T Lê sẽ có một cuộc triễn lãm tranh với chủ đề “In Transition” tại Ruth Bachofner Gallery, 2525 Michigan Ave, G2, Santa Monica, CA 90404. Vào sáng thứ Năm, Viễn Đông đã gặp gỡ và trò chuyện với họa sĩ Trang tại studio của cô ở Huntington Beach, để hiểu hơn về cuộc sống cũng như sự nghiệp vẽ tranh của cô.

Khi được hỏi họa sĩ bắt đầu vẽ tranh từ lúc bao nhiêu tuổi, cô Trang trả lời, “Ồ! Trang vẽ từ hồi nhỏ, vẽ chơi thôi, cỡ 8 tuổi đã thích rồi nhưng không có nghĩ là làm họa sĩ, nhưng thích vẽ lắm, ngồi đâu vẽ đó à. Mình ngồi cũng vẽ một tí, học cũng vẽ một tí. Mà ngành làm thì Trang muốn làm bác sĩ, tại vì cái đó nó thực tế hơn. Cái nghệ thuật không thực tế. Với lại ba má nói nếu mà đi vô cái đường nghệ thuật thì khó (cười). Thành công khó, tiền bạc khó, cái nào cũng khó hết. Thành ra Trang không có theo đuổi nó thành cái sự nghiệp, nhưng lúc nào cũng thích vẽ hết.”


UserPostedImage
Trong hình là Họa sĩ Trang T Lê chụp với gia đình tại trại tị nạn Thái Lan. Cô là một thuyền nhân, cùng gia đình tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1982, lúc cô khoảng 11 tuổi. (Thủy Ngân/ Viễn Đông)


Tuy đã có khiếu và yêu thích vẽ ngay từ lúc còn nhỏ, nhưng họa sĩ Trang bắt đầu tâm toàn ý theo đuổi con đường nghệ thuật cũng khá muộn. Do bận rộn việc gia đình nên mãi đến khoảng 30 tuổi, cô mới bắt đầu quay trở lại trường để học ngành vẽ bởi vì cô luôn tâm niệm, “Người đàn bà mình phải tự lập, phải có sự nghiệp riêng, (lỡ mai sau) có chuyện gì thì sao?”

Cô luôn tự hỏi, “Tại sao mình không đi theo ngành vẽ này? Từ nhỏ tới lớn mình thích vẽ dữ lắm, đây là cái khiếu của mình.”

Vì đã học một số môn học trước đó, nên chỉ sau một năm cô đã hoàn tất chương trình đại học và học tiếp lên master trong hai năm, và theo lời họa sĩ Trang chia sẻ việc học của cô cũng khá suông sẻ bởi đây là sở trường của cô. Và cô cũng dự định là sau khi tốt nghiệp master, cô sẽ có thể di dạy ở các trường college về ngành vẽ, điều đó khiến cô cảm thấy tự tin. Thêm nữa, nếu tốt nghiệp master sẽ dễ dàng hơn cho cô khi muốn đem tranh đi triễn lãm.
UserPostedImage
Cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiêp của cô Trang với tựa đề Gentle Wave được viết bởi Meher Mcarthur, sẽ được ra mắt vào ngày 1 tháng 10 tại phòng tranh Bergamot Station. (Thủy Ngân/ Viễn Đông)

Họa sĩ Trang cũng chia sẻ về quan điểm của người Việt Nam về nghề nghiệp của cô, “Người mình hay nói, ngành đó là chết đói. (Cười lớn).” Nhưng cô không quan tâm lắm bởi vì, “Đó là công việc tôi yêu thích.”

Nên khi có bằng master rồi, cô vẫn không muốn đi dạy, dù những người bạn của cô cũng đã đi dạy nhiều nơi, họ chọn con đường vừa làm nghệ thuật vừa ổn định. Nhưng Trang T Lê lại chọn đi theo một hướng khác, chông gai hơn là vẽ tranh và đem đi triễn lãm.

Cô chia sẻ những khó khăn lúc mới bắt đầu, “Mình có cái bằng master nó (phòng tranh) cũng không thèm nhìn, mình mới quá, nó đâu biết mình là ai. Ngoài thị trường nhiều họa sĩ quá, nên Trang phải thật sự chạy ra ngoài và cố gắng để liên lạc với nhiều phòng tranh, cũng mất mấy năm, khi Trang học ra là 2006, đến 2009 mới bắt đầu được triển lãm.”

“Khi mà mình tới triển lãm là nó trả tiền hết cho mình, mình không cần trả tiền thuê chỗ, tiền bảo vệ. Phòng tranh nếu mà bán được tranh của mình, thì nó sẽ lấy hoa hồng trên bức tranh. Thành ra bức tranh với tên của mình phải có tiếng nó mới bán được. Ở bên Việt Nam của mình, họa sĩ có tiền có thể mướn chỗ triễn lãm, ở đây không phải vậy, ở đây mình phải được phòng tranh nhận mới được triễn lãm. Nó nhìn tranh của mình nó nói bán được hay không thì nó mới cho vô. Nếu mình không có tên, không có tuổi, cái tác phẩm của mình không có đẹp thì khó. Phòng tranh đó ở dưới LA, Bergamot Station, nó nổi tiếng quốc tế nên rất là khó vô. Khi nào nó triển lãm toàn trưng bày tranh của những người nổi tiếng không.”

“Nó chỉ cho treo hai bức thôi, trong một nhóm, để nó (phòng tranh) coi thử người ta vô xem người ta nói cái gì, thích cái nào. Sau đó, nó thấy nhiều người thích quá, Trang mới hỏi nó cho Trang solo (triễn lãm một mình) được không, và lúc đó Trang đang vẽ cái bức tranh với nhiều mảnh ghép (xem hình), và nó biết sẽ nổi tiếng nên nó đồng ý. Nên năm 2009 là Trang chính thức có một cuộc triễn lãm riêng của mình tại Bergamot Station. Và lần đầu tiên đó có báo LA Times đến liền.”

“Cảm giác (lúc đó) rất là mừng, chỉ có 1% là được triển lãm, mà không phải phần trăm mà phần ngàn luôn.”
“Trang nghĩ là Trang có may mắn, với mình vẽ mình có ý nghĩa. Như cuộc đời Trang, người Mỹ nó nhìn vô không biết, nhất là mình là người Việt Nam. Trang vượt biên qua đây, cỡ 11 hay 12 tuổi. Trước đó thì chạy giặc, ở Nha Trang chạy xuống Rạch Giá, xong vượt biên qua Thái. Rồi ba Trang cũng phải đi cải tạo. Nên cuộc sống của mình nó có nhiều biến cố mà bọn Mỹ thì không biết. Thành ra cái vẽ của Trang không phải vẽ chơi cho nó đẹp, nó từ những trải nghiệm của Trang trong cuộc sống. Giống như tại sao Trang có mặt ở đây, tại sao Trang làm việc với niềm đam mê. Nên mỗi khi Trang triển lãm tranh, hoặc phỏng vấn với báo chí Mỹ, họ rất muốn nghe câu chuyện của Trang.”
UserPostedImage
Họa sĩ Trang T Lê đứng bên đứa con tinh thần của mình, một bức tranh như một phần len đang được đan dang dở, tại studio của cô trong sáng thứ Năm, ngày 8 tháng 9, 2016. (Thủy Ngân/ Viễn Đông)

Họa sĩ chia sẻ về quan niệm sống của cô, “Nếu mà mình nghĩ về tiền quá, mình làm không có được, mình không có cái tâm không cái hồn. Mình cứ ngồi nghĩ không biết vẽ cái này người ta có thích hay không. Đó cũng là lý do vì sao Trang trở nên tốt hơn mỗi ngày, vì mỗi ngày Trang vẽ, Trang suy nghĩ về cuộc sống, nhìn về con người thật sâu sắc. Vẽ tranh làm cho Trang thấy bình yên và thoải mái. Mỗi ngày cảm xúc của mình mỗi khác, Trang vừa vẽ vừa suy nghĩ ý tưởng. Cái ý tưởng thì nó tới rất tự nhiên.”
Đồng thời, cô Trang còn có đôi lời muốn gửi gấm đến các bậc phụ huynh người Việt trong việc hướng nghiệp cho con cái. Cô nói, “Trang cũng muốn nói hãy để cho trẻ làm những gì chúng yêu thích và mong muốn, chúng ta không thể sống cả đời với nó. Nhiều người không có hạnh phúc khi làm công việc họ không thích. Thường mình làm cái gì mình thích thì tiền nó mới tới. Khi mà bạn thật sự yêu thích công việc của mình và bạn làm việc thật chăm chỉ, bạn sẽ tận hưởng niềm vui trong khi làm việc và kết quả công việc sẽ làm cho bạn hạnh phúc.”

Sau cùng, họa sĩ Trang T Lê cũng cho biết lý do vì sao cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình đến với độc giả Viễn Đông, “Trang thấy rất là hạnh phúc. Tuy là mình làm công việc không giống ai, đôi khi thấy lẻ loi, với lại người ta không hiểu mình. Nhất là trong cộng đồng người Việt, bởi vậy Trang muốn chia sẻ với cộng đồng, để mọi người hiểu ngành hội họa này. Nên có rất là nhiều người họa sĩ từ Việt Nam qua đây họ không có làm được, không có nói được, không có ai chú ý tới. Nên Trang chia sẻ với mong muốn văn hóa của Việt Nam mình được phát triển sâu rộng, để những sắc dân khác nhìn vào họ cũng thấy sự đa dạng và giàu có trong văn hóa của dân tộc mình. Nó không phải vì bản thân Trang và vì cả một cộng đồng mình.”

Thủy Ngân/ Viễn Đông
________________
Để thưởng lãm tranh và cùng đồng hành với những hoạt động nghệ thuật của họa sĩ Trang T Lê, xin vui lòng xem tại đây:
Website:
www.trangtle.com
LinkedIn: www.linkedin.com/in/ trangtle123/
Twitter: https://twitter.com/t rangtleart
Facebook: https://www.facebook .com/trangtleart
Pinterest: http://www.pinteres t.com/trangtle
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.