logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 16/09/2016 lúc 09:05:21(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage

Lời giới thiệu. IRCC là cơ quan bất vụ lợi cung cấp dịch vụ cho di dân và tỵ nạn lâu đời nhất đã tổ chức kỷ niệm 40 năm tại History Park San Jose vào ngày 10 tháng 9-2016. Nhân dịp này phóng viên báo San Jose Mercury News đã đăng bài tường thuật kèm hình ảnh.

Bài của Tatiana Sanchez trong Bay Area News Group, trên San Jose Mercury News ngày 12/9/2016

Nguyễn Minh Tâm dịch
__________________

SAN JOSE: Năm 1976, khi Trung tâm Văn Hóa và Định Cư IRCC mới được thành lập, Giám Đốc điều hành trung tâm, Ông Vũ Văn Lộc chỉ có ý định lập ra một trung tâm để cung cấp dịch vụ xã hội và giáo dục cho hàng ngàn người tị nạn Việt Nam, lúc bấy giờ đang đổ xô đến vùng Bắc California, trốn chạy Cộng Sản khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Tính từ ngày khởi đầu, trong bốn thập niên, tổ chức bất vụ lợi này đã giúp đỡ cho khoảng 30,000 gia đình di dân từ khắp nơi trên thế giới, trong đó nhiều người là tị nạn. Hôm thứ Bảy, cơ quan IRCC tổ chức Dạ tiệc, và hoạt động gây quĩ tại Công Viên Lịch Sử của San Jose đánh dấu 40 năm ngày thành lập. Buổi Dạ tiệc cũng đánh dấu 10 năm ngày thành lập Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa, trực thuộc cơ quan IRCC. Nhiều người cho rằng đây là viện bảo tàng duy nhất trên thế giới trưng bầy lịch sử cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Viện Bảo Tàng có rất nhiều tác phẩm mỹ thuật, kỷ vật lưu niệm được sưu tầm từ nhiều thập niên qua.Ông Vũ đưa ra ý kiến lập Viện Bảo Tàng hồi năm 2006 như là một phương thức để bảo tồn văn hóa và lịch sử Việt Nam để các thế hệ tương lai người Mỹ biết. Ông Vũ nói: “Chúng tôi có một lịch sử dài 4,000 năm, nhưng chúng tôi không có gì để trưng bầy cho người ta xem.”.

Buổi Dạ tiệc có sự hiện diện của khoảng 400 người, gồm các nhân vật lãnh đạo,các nhà hoạt động trong cộng đồng, các chính khách, và nhiều người trong Quân Lực. Khách tham dự Dạ tiệc ghi nhận đây là một cộng đồng di dân hết sức sinh động, và cộng đồng này đã trở thành một phần quan trọng đóng góp cho đặc tính đa dạng và lịch sử phong phú của thành phố San Jose.


Hiện nay, ở San Jose, hầu như cứ 10 cư dân là có một người gốc Việt. Và có nhiều người Việt sống ở San Jose hơn bất cứ một thành phố nào trên thế giới ở ngoài Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở đây được nhiều người ghi nhận đã có công phục hồi sức sống cho con đường East Santa Clara Street, khởi đầu bằng những nhà hàng nổi tiếng, và nhiều cửa hàng kinh doanh khác từ cuối thập niên 1970’s. Hoạt động này có từ lâu trước khi danh xưng “khu downtown mới phát triển” trở nên phổ thông.


Bà Zoe Lofgren, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ, đảng Dân Chủ, San Jose, người có công giúp đỡ rất nhiều gia đình tị nạn trong những năm qua, kể lại với chúng tôi như sau: “Khi Saigon bị mất vào cái ngày bi thảm đó, chúng tôi mở rộng cánh cửa ở San Jose để đón tiếp những người may mắn chạy thoát được đến đây.”.

Một trong những người tị nạn nổi tiếng được bà giúp, là cựu Thiếu Tá Không Quân miền Nam Việt Nam, ông Nguyễn Quý An. Trường hợp định cư của ông An trở nên tiếng tăm trong giới cựu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, và cựu quân nhân người Việt, vào thời đầu thập niên 90’s khi chính phủ Hoa Kỳ từ chối không cho ông An định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình đền ơn những cựu sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Chương trình này cho phép các cựu sĩ quan quân lực VNCH được di cư sang Hoa Kỳ do sự trung thành của họ.


Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã từ chối không cho ông An sang định cư với lý do ông “ở tù trong trại cải tạo” chưa đủ số năm theo qui định của chương trình định cư. Lý do là vì kẻ bắt giam ông cho rằng ông “vô dụng”, không có đủ hai cánh tay, chúng đuổi ông về nhà sau chín tuần giam giữ ông.

Chiếu theo qui định của chương trình dành cho các cựu tù nhân chính trị, người ta không màng đến sự kiện ông An trong vai trò một phi công trực thăng từng được nhận Huy Chương Anh Dũng của Hoa Kỳ: US Distinguished Flying Cross khi ông liều mạng vào rừng sâu ở nước Lào, nơi có đầy kẻ địch ở dưới đất bắn sẻ lên, để cứu thoát bốn người lính Mỹ. Trong chuyến bay anh dũng sau đó, ông An bị cụt mất hai cánh tay.

Cuối cùng chính Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Clinton đã can thiệp đem ông An và cô con gái sang định cư ở Vùng Vịnh vào tháng Giêng năm 1994, tổ chức buổi tiếp rước long trọng đón vị anh hùng ở Căn Cứ Không Quân Travis. Nhưng phải mất nhiều năm các quan chức chính phủ mới tìm ra phương cách giúp ông An trở thành thường trú nhân Hoa Kỳ. Sự đợi chờ của ông chỉ chấm dứt vào năm 1997 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một dự luật riêng do bà Dân Biểu Lofgren đệ trình. Dự luật này đặc cách trao cho ông An quốc tịch Hoa Kỳ không cần phải đợi chờ năm năm như thường lệ.


Bà Dân biểu Zoe Lofgren kể cho chúng tôi nghe: “Hiện nay trong nước chúng ta đang có cuộc thảo luận về việc nhận người tị nạn. Đôi lúc, tôi nghe được những lời bình phẩm gay gắt như: “Chúng tôi không muốn nhận người tị nạn vào nước chúng ta nữa.”. Khi nghe được như vậy, tôi luôn luôn kể cho họ nghe câu chuyện về thành phố quê nhà của tôi, San Jose, đã trở nên phong phú nhờ có người Mỹ gốc Việt đến đây trong tư cách người tị nạn, và những người tị nạn này đã giúp chúng tôi xây dựng cộng đồng của chúng tôi trở thành nơi mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn.”.

Tình trạng kinh tế khó khăn, đàn áp về chính trị và đánh nhau với các nước láng giềng đã khiến cho gần một triệu người tị nạn trốn chạy khỏi chế độ cộng sản Việt Nam sau chiến tranh. Hàng trăm ngàn người đã đến Hoa Kỳ sau một thời gian tạm trú ở các trại tị nạn trong vùng Đông Nam Á.

Phúc trình năm 2016 của Viện Nghiên Cứu về Chính sách Di Dân- Migration Policy Institute, hiện nay có khoảng 100,000 người di dân Việt Nam sống tại các thành phố San Jose, Sunnyvale và Santa Clara. Theo tài liệu của của một tổ chức nghiên cứu, trụ sở ở Hoa Thịnh Đốn, từ năm 2010 đến năm 2014, cứ ba người Việt di dân là có một người sống tại một trong ba địa điểm ở Hoa Kỳ: San Jose, Los Angeles và Houston.


Buổi Dạ tiệc hôm thứ Bảy được tổ chức tại khu vườn phía trước Viện Bảo Tàng, nơi đây trưng bầy quanh bàn ăn, nhiều tấm hình phóng lớn người tị nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ bằng những chiếc thuyền mong manh. Những tấm hình đó thường được trưng bầy bên trong Viện Bảo Tàng.


Bà Salle Hayden, từng làm việc ở IRCC trong nhiều năm kể cho chúng tôi nghe rằng ông Vũ là người có ý kiến cho rằng ông phải để lại một di sản cho con, cho cháu, cho chắt của ông biết vì sao có người Việt ở đây..


Bà Hayden nói thêm: “Ông ấy bắt đầu sưu tầm đủ mọi thứ, có lẽ ngay từ ngày đầu ông mới đến đây. Ông đi ra chợ trời, đi đến nơi bán đồ cũ như garage sales, và thu lượm, mua lại những vật này bằng tiền túi riêng của ông, với ý kiến đó, ông cần tìm một địa điểm trưng bầy những vật sưu tầm này để mọi người hiểu được người Việt trước đây sinh sống ra sao, và họ là ai mà lại có mặt ở đây.”
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.191 giây.