logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/10/2016 lúc 08:36:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lên đồng, hay hầu đồng... là một nghi lễ trong một tín ngưỡng cổ Việt Nam, gọi là Đạo Mẫu, nơi đó người tham dự có cảm giác như nói chuyện và rung chuyển với thế giới thần linh. Đúng hay sai là tùy... Thực tế, phía Bắc, đồng bào mình tin vào lên đồng, nhiều hơn phía Nam, nơi ảnh hưởng thực dụng hơn.

Nói như thế, không có nghĩa hễ phía Bắc là tin ngay. Như cụ Tú Xương, trong thời đất nước lê thuộc Pháp quốc, đã chế giễu các chuyện lên đồng, rằng có giỏi sao không cứu được quê nhà. Thơ cụ Tú Xương về "Lên đồng" đầy những cay đắng của người mất nước:

Khen ai khéo vẽ sự lên đồng
Một lúc lên ngay sáu bảy ông
Sát quỷ, ông dùng thanh kiếm...gỗ,
Ra oai, bà giắt cái...khăn hồng.
Cô giương tay ấn, tan tành núi,
Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước?
Hay là đồng sợ súng thần công?

Nhìn cho kỹ, hầu đồng cũng không có gì sai về mặt xã hội, nếu không dẫn tới các hành vi hình sự. Ngược lại, lên đồng có tác dụng an thần, cũng như thuôc giảm đau, làm người lên đồng bớt “than trời, trách đất”... Nghĩa là, một dạng tôn giáo để trấn an, nếu bạn không tin vào khía cạnh tâm linh.

Tuy nhiên, hiện đang có rất nhiều người tin vào khía cạnh tâm linh của hầu đông.

Báo Tuổi Trẻ kể chuyện một quan chức, cấp Vụ Trưởng bị tố đi hầu đồng, và quan này đã phủ nhận tố cáo.

Bản tin TT kể rằng từ chiều 9-10, mạng xã hội liên tiếp chia sẻ một clip có nhân vật chính là ông Phạm Văn Tác, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế.

Clip cho hay trong hơn 4 tháng qua ông Tác đi hầu đồng 17 lần, lần gần nhất là hôm thứ bảy ngày 1-10, tổng tiền lễ là 190 triệu đồng.

Trả lời báo chí, ông Tác phủ nhận số tiền lễ và số lần đi lễ như kể trên, đồng thời phủ nhận tố cáo ông đi hầu đồng mà cho rằng hình ảnh trong clip là lễ phả độ gia tiên.

Bản tin Tuổi Trẻ viết:

“Ông đi lễ vào ngày mồng 1 âm lịch như truyền thống và ông Tác cho rằng đây là việc bình thường.

Chúng tôi cũng gửi clip này cho một chuyên gia về tín ngưỡng thờ cúng dân gian và được biết phần đầu của buổi lễ là lễ phả độ gia tiên, phần sau có lời kêu cầu về thăng quan tiến chức.”

Trời ạ, thế thì có sao đâu. Cầu xin thăng quan tiến chức là bình thường.

Tuy nhiên, như thế là phạm luật đảng. Hóa ra, Đảng CSVN có kẻ thù là Đạo Mẫu sao?

Bản tin VietnamNet kể rằng:

“...một tờ báo đăng tải thông tin phản ánh vào ngày 1/10 vừa qua, ông Phạm Văn Tác đã cùng 1 đoàn 7 xe đến đền Bảo Lộc, Nam Định để hầu đồng.

Bài báo cho biết, ông Tác đã mua lễ 110 triệu đồng, đặt lễ 80 triệu đồng và mục đích chính của việc này là cầu thăng quan tiến chức cũng giống như 16 lần trước đó trong vòng 4 tháng qua.

Ông Phạm Văn Tác cho biết sáng mai sẽ gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ vụ việc

Ông cũng được cho là đã chui vào gầm bàn đội lễ và liên tục cúi lạy song song với tiếng khẩn cầu của các vị sư thầy. Việc này đã vi phạm quy định 47 về những điều đảng viên không được làm.

Tối nay, trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Tác khẳng định: “Đó là những thông tin không đúng sự thật, có sự quy chụp. Không có chuyện hầu đồng ở đây”.

Ông cho biết, cuối tuần gia đình ông đến đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo để đi lễ cầu an. Đây là chuyện hết sức bình thường.

“Những thông tin đăng tải là hoàn toàn không đúng, xâm phạm đời tư, cố tình chụp mũ. Trong sáng mai, tôi sẽ có đơn chính thức gửi Ban Tuyên giáo, Bộ trưởng TT&TT, Bộ trưởng Y tế và Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam”, ông Tác chia sẻ....”

Cần nói minh bạch rằng, chữ “sư thầy” trong bản tin làm nhầm lẫn với hình ảnh các nhà sư của Phật Giáo. Không có sư, ni nào làm nghi lễ cho Đạo Mẫu, vì các sư, ni chỉ xem Đạo Mẫu như tín ngưỡng ở cõi thần thôi, nghĩa là “Thiên Thừa”...

Theo Tự điển Bách khoa Mở, ghi nhận về lên đồng, nói rằng không có gì sai trái cả, trích:

“...Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.

Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản....”(ngưng trích)

Bác Vụ Trưởng ơi, hãy hiên ngang nói rằng bác hầu đồng để xin thăng quan tiến chức, vậy rồi sao? Chính một số bài viết vê sử Đảng CSVN đã kể Đại Tướng Võ Nguyên Giác cũng đã từng vào Đền Thờ Đức Trần Hưng Đạo để cầu xin hộ trì trước khi đánh các trận lớn, vậy rồi có gì giấu giếm.

Cô Tư Sài Gòn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.