logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/10/2016 lúc 05:25:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Con lai đã đi Mỹ trở về thăm con lai còn ở lại Việt Nam. RFA photo

Theo số liệu chính thức từ cuộc chiến 41 năm trước, hơn 58.000 quân nhân Hoa Kỳ bỏ mình trên chiến trường Việt Nam, khoảng 2.000 được coi là mất tích trong lúc đang thi hành nhiệm vụ (POW/MIA), nhưng hầu như chẳng ai nhớ hay biết đích xác đã có bao nhiêu chục ngàn trẻ lai đã ra đời thưở đó.

Khổ cả tinh thần lẫn vật chất

Khi cuộc chiến chấm dứt, khi bom đạn thôi cày nát quê hương và tước đi sinh mạng bao dân lành, thì cũng là lúc bắt đầu cuộc sống hẩm hiu bầm dập, rẻ rúng, lẻ loi đối với những tuổi thơ trót mang tronng người hai giòng máu, những đứa con lai cha Mỹ mẹ Việt.

Năm 1982, quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Amerasian Immigration Act. Năm 1987, đạo luật Amerasian Home Coming Act, tạm dịch Con Lai Về Nhà, mở đường cho những cuộc hành trình rời quê mẹ về quê cha của gần 30.000 con lai Mỹ.

Còn những người, vì lý do này lý do khác mà bị đánh rớt, nghĩa là không được chấp thuận cho đi Mỹ, đành tiếp tục cuộc sống hầm hiu và cuộc mưu sinh nghèo khó ở nơi mẹ sinh ra mình.


Quả thật từ sau 1975, qua bao thăng trầm thì cuộc sống những người con lai kẹt lại Việt Nam, hầu hết ở vùng sâu vùng xa, cũng thay đổi theo nhưng cái nghiệp con lai và và cái nghèo túng chừng như vẫn đeo đẳng họ.
Ngọc Thuyền là một trong những người con lai kém may mắn đó:

Em ở thôn Hộ Diêm 1, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, chỗ nhà quê cách Nha Trang 100 cây số. Em lai trắng, khổ từ nhỏ tới lớn. Hồi đó đi học ngồi đằng trước thì ở đằng sau nó nắm đầu tóc mình nó giựt, nó nói đồ Mỹ lai sao mày ở đây. Khổ quá mẹ không cho đi học, không có tiền phải ra đồng mót.

Năm 12 tuổi Ngọc Thuyền phải đi chăn bò. Khi có chương trình cho con lai làm thủ tục đi Mỹ thì Ngọc Thuyền, vì ở mãi trong quê, nên không hay biết:

Sau này biết nhưng không có tiền làm giấy tờ để đi thì có người ta bỏ tiền làm giấy đi với người ta. Vô phỏng vấn thấy gia đình đông quá nên người Mỹ đánh rớt thì em bị kẹt lại.

Em đi buôn phế liệu, đi mua ve chai đó, bữa nào có làm thì ăn còn không có thì thiếu thốn. Bữa giờ trời mưa đâu có đi mua bán gì được, ở không mà cái nhà nó dột nữa khổ lắm.

Vì sao họ còn kẹt lại?

Lê Văn Phương, lai trắng, cho biết cuộc sống của anh cũng không khá hơn Ngọc Thuyền mấy:

Em ở thôn Bảo Vinh, xã Phước Vinh, huyện Nam Phước, tỉnh Ninh Thuận, vùng sâu vùng xa ở trên núi. Từ chỗ em xuống chỗ chị Thuyền là 50 cây số.

Đây là vùng kinh tế mới mà Lê Văn Phương được đưa về từ lúc còn nhỏ. Vì mẹ đau yếu không thể ra đi, để dì ruột dẫn Phương đi làm giấy tờ sang Mỹ thì bị đánh rớt với lý do khai báo không thành thật:

Bà dì khai là mẹ em chết mà bà không nói cho em biết, tới chừng phỏng vấn người ta hỏi thì em nói em còn mẹ. Rồi mấy người nói em là xạo, nói không đúng, coi như là cho em về luôn, không mời tới mời lui gì nữa hết.

Bây giờ nghề chính của Lê Văn Phương là đi bán than:

Em đốn củi đốt than, đốt năm bảy ngày ra than, vào bao rồi đem tới vựa bán, gánh xuống núi đó chị à. Nói chung sống ở vùng sâu mà, khó khăn lắm. Con đưa học được Lớp Ba, Lớp Bốn rồi nghĩ, tiền đâu lo cho nổi mà đi, khó khăn lắm.

Chị con lai thứ ba, Đỗ Thị Hường, không biết đọc biết viết, ở thôn Ninh Chữ 1, xã Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận:

Em lai trắng, đi đâu người ta cũng nói em là lai hết, mắt em màu vàng. Hồi nhỏ em đi ra đường là trẻ nhỏ nó đi theo nó kêu nó chọc, nó nói em lai Mỹ sao không về nước mà lại ở đây. Năm 92 em làm giấy đi, vô phỏng vấn thì họ đánh rớt em không biết sao nữa. Nói chung em cũng dốt em có biết gì đâu. Họ gạch giấy thì vợ chồng em buồn quá rồi dắt con đi về quê luôn.

Từ năm 1992 đến giờ cuộc sống của chị con lai Đỗ Thị Hường như thế nào:

Em hả, em đi lượm ve chai, ngày nào em cũng đi lượm, có ít chục ngàn mua gạo. Em đi lượm ở chỗ công ty , dọc theo bãi biển rồi em vô trong làng em lượm hết. Khổ quá phải đi lượm chớ không lấy gì ăn, người ta bỏ trong bị rồi mình bươi ra đổ ra mình lượm.

Em 5 đứa, khổ quá đứa nào cũng dốt hết, em mà còn dốt thì khả năng đâu cho con đi học, em không biết đọc biết viết đâu. Ví dụ đi làm giấy tờ em chỉ biết cái chữ ký em ghi thôi chứ không biết chữ gì hết.
Chị Hà Thị Hoa, khu phố 1, phường Mỹ Đông, Long Hải, có 5 con đã lớn, hiện là phu quét chợ:

Em lai trắng, không biết đọc biết chữ gì hết, mù chữ hồi nhỏ tới giờ lận. Ở chỗ đó toàn đi bắt ốc hái rau rồi cũng không đi học luôn. Hồi đó thì hai vợ chồng đi bắt ốc bán, giờ ốc cũng ít có thì người ta thuê mình quét chợ hàng ngày kiếm vài chục ngàn ăn qua ngày.

Hồi đó, năm 91, thì cũng làm giấy làm tờ đi mà vô thì bị đánh rớt, bà già ở nhà cũng không biết chữ biết nghĩa gì hết, vô cũng không biết đường nào khai, mẹ ruột mà không biết đường khai họ khả nghi rồi họ đánh rớt. Nộp đơn lại họ lại trả về miết thôi, không biết đường nào mà chạy đâu, đâu có tiền mà chạy đâu. Cuộc sống bây giờ vẫn đi quét rác, lượm rác bán kiếm thêm hai ba chục gì nữa mới đủ chi tiêu hàng ngày.

Sau cùng, chị Nguyễn Thị Phi, chỉ biết mình lai nhưng không rõ cha mẹ là ai. Những lời chọc ghẹo, chê bai, nhạo báng của người chung quanh là vết sẹo đau đớn của tuổi thơ in hằn trong lòng chị tới giờ phút này:
Em đang ở thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Em lai đen mà nói thiệt hồi nhỏ thì em đen hung, ai cũng cười em hết, cái đầu thì quăn chùng bùng ra, người đen thui mà ốm, ai nhìn cũng nói trời ơi con Mỹ đen này nó xấu ghê luôn. Cho nên hồi nhỏ gặp người ta là em cứ trốn chứ không dám nhìn người ta.

Hồi nhỏ thì bà ngoại nuôi cũng cho đi học được Lớp Ba, em biết đọc biết viết. Đi ra đường thì người ta nói Mỹ đen, nó cứ thấy đầu tóc chung bung ra thì nó nắm nó giựt, còn người lớn thấy mình thì nói “trời ôi phải lai trắng còn dễ dòm chứ lai đen thì xấu dễ sợ nữa chớ”. Lúc nhỏ ai nói gì chỉ biết nhìn, còn lớn chút nữa người ta nói gì mình chỉ cúi mặt, thấy người ta thì phải tránh nữa.

Khổ lắm chị à, nói chung trong ánh mắt người ta nhìn mình như mình là tàn tệ vậy. Nhỏ tới lớn em buồn lắm, cuộc sống thì rất là khổ.

Năm 1992, chị Nguyễn Thị Phi được bà ngoại nuôi giao cho một bà hàng xóm để người này làm giấy tờ ghép tên cùng chị sang Mỹ theo diện con lai:

Lúc đó em cũng được 22 hay 23 tuổi rồi chớ, đánh rớt thì đưa ra tờ giấy nói là em không đủ tiêu chuẩn gì đó, mà người làm giấy tờ thì nói là nhà chị dắt đi đông quá, làm giấy ghép mà không phù hợp.

Đến năm 1999, một người hàng xóm với chị Nguyễn Thị Phi, qua Mỹ rồi trở về thăm nhà, nghe tình cảnh chị Nguyễn Thị Phi thì đã cho chị một ít tiền để chạy lại giấy tờ:

Em cũng đi nộp giấy tiếp, vô lần đó thì ở trong người ta nói em về lấy giấy Chứng Minh Nhân Dân thiệt sự đem vô đây. Em chạy về lấy xong em vô lại lần nữa. Khoảng 20 ngày sau thì có giấy kêu em vô, phái đoàn Mỹ nhìn em rồi nói đi về gắng kiếm cái chứng từ của cha đem vô để giải quyết cho em đi. Nhưng lúc đó em làm gì có chứng từ thành em về em ở nhà luôn.

Không chữ nghĩa, không nơi nương tụa, chị Nguyễn Thị Phi phải kiếm một nghề để mưu sinh:

Em đi lượm phân bò, hễ mà mưa như vầy thì phân bò nhão lượm không được thì em lên núi đi chặt củi hầm than. Mỗi ngày của em là như vậy, chịu cảnh thiếu thốn đói nghèo vậy đó. Nhiều khi mưa như vậy là buổi trưa không có gạo nấu luôn, mượn người ta thì người ta cũng cho mượn hai lon nấu đỡ. Còn có khi bí quá thì xuống quán mua chịu gói mì tôm chế ăn đỡ.

Đó là những mảnh đời cơ cực vất vả của thân phận con lai, không thể sang Mỹ vì giấy tờ bị từ chối do ghép hộ với người không phải cha mẹ ruột hoặc là khai man mà không ý thức được là mình đang phạm luật.

Cuộc sống của anh chị em lai ở Ninh Thuận cũng chính là hoàn cảnh sống của con lai những tỉnh khác ở miền Nam Việt Nam, hầu hết là nghèo khó với những nghề tận cùng xã hội, không thể vươn lên và không có thay đổi theo năm tháng.

Tình Lai Không Biên Giới

Để giúp đỡ anh chị em con lai còn kẹt lại Việt Nam, từ tháng Bảy 2016 tổ chức có tên Amerasians without Borders Tình Lai Không Biên Giới lần đầu tiên vận động quốc hội Hoa Kỳ cứu xét hồ sơ của hơn 400 con lai Mỹ .

Bà Thủy Lê, hội trưởng hội Tình Lai Không Biên Giới, cho biết đây là tiến trình xét nghiệm DNA để xác minh họ đích thực có cha là cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam:

Điều chính gởi đến chính giới Hoa Kỳ là phải chấp nhận kết quả xét nghiệm DNA cho những anh chị em con lai ở Việt Nam để họ được qua Mỹ bởi những anh chị em đó là con của cựu chiến binh Mỹ.

Bà Nga Standley, một trong những người đi vận động, nói về trường hợp của chính bà được chia sẻ với chính giới Mỹ:

Nga đến đây để chia sẻ câu chuyện của mình cùng các Dân biểu và Thượng Nghị sĩ với mong muốn họ có tiếng nói DNA là công cụ để chứng minh cho khoảng 400 anh chị em lai còn ở Việt Nam rằng họ là con lai Mỹ và họ được quyền đến quê cha của mình, được đoàn tụ và được hưởng tự do mà đất nước Mỹ dành cho mọi công dân. Chính bản thân Nga rất vui và hãnh diện và mong các anh chị em đang ở Việt Nam cũng có cơ hội giống như Nga.

Cuộc vận động kéo dài 2 ngày của Tình Lai Không Biên Giới là niềm hy vọng, dẫu rất mong manh, đối với những anh chị lai Mỹ còn ở lại Việt Nam:

Hy vọng của em là được làm giấy tờ, được đi Mỹ. Qua bên đó là những ngày còn lại của em đỡ vất vả, với lại cho con em được thoát cái khổ, thoát khỏi cảnh như mẹ nó. Cớ còn ở đây thì em đã vất vả rồi mà con em nó vất vả nó thảm quá.

Em cũng muốn đi về quê ba của mình, chứ ở bên đây người ta coi mình con lai rất là rẻ, chỉ là đi mua bán ve chai khổ cực lắm.

Ước sao mình đi được, về bển cho con mình có tương lai hơn mình chứ mình đã u tối hồi đó tới giờ rồi.

Theo RFA

Sửa bởi người viết 27/10/2016 lúc 05:27:00(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.130 giây.