logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/10/2016 lúc 10:04:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hai vợ chồng Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Khánh Vân. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)

ALVESTON, Texas. (NV) – “Ở Philippines, khi hai đứa quen nhau mới hai tháng thì em có giấy đi Mỹ trước. Khi chia tay, ảnh nói là chừng nào sang Mỹ nếu ảnh làm nghề đổ rác thì em có còn theo không? Sau hai ngày suy nghĩ, em trả lời rằng ‘em vẫn theo. Ðó là năm 1990. Bây giờ sau 25 năm, chỉ có điều ảnh không đổ rác mà làm nghề đi biển mà thôi.”

Nguyễn Khánh Vân, người con lai hai dòng máu Mỹ-Việt làm nghề cắt tóc ở thành phố San Leon, kể về cuộc tình với chồng mình, anh Nguyễn Văn Dũng, cũng là con lai, một ngư dân đánh cá ở vịnh Galveston, Texas, như vậy!
Ðâu phải con lai nào cũng “quậy”

Nguyễn Văn Dũng hiện là chủ một chiếc tàu loại trung bình, dài hơn 50 ft, sáng ra biển chiều tối vào bờ. Ngày nào như ngày nấy, mùa Hè bắt tôm, mùa Ðông bắt hàu. Anh là lao động chính trong gia đình. Công việc tuy vất vả nhưng tự làm chủ nên không gò bó. Thu nhập tùy theo năm, có năm khá thì kiếm $50-$60 ngàn, ít thì khoảng 30 ngàn, mà theo lời anh là “đủ nuôi vợ và 3 đứa con.”

Như nhiều phụ nữ Việt Nam ở Mỹ khác, Vân làm nghề tóc và có kinh nghiệm cả chục năm, vừa kiếm sống phụ chồng vừa chăm sóc gia đình con cái. Ba đứa con của Dũng và Vân, con gái lớn 22, con trai 18, và cô út 15 mà theo lời Vân, “các con ngoan, học giỏi, con gái lớn đang theo đuổi nghề nha sĩ, hai đứa nhỏ học trung học.

Tổ ấm của gia đình nhỏ này là một căn nhà mới xây, khang trang, rộng rãi, nhìn họ, ít ai ngờ rằng cả hai vợ chồng đã trải qua tuổi thơ khốn khó ở Việt Nam và một thời gian dài cố gắng, nỗ lực để thành công ở Hoa Kỳ, vùng đất mới mà cả hai đều nói là “quê cha.”

“Vì đa số con lai khi còn ở Việt Nam bị phân biệt đối xử, bị cha bỏ rơi, tuổi thơ cơ cực, thiếu học vấn,… nên người ta hay nói ‘con lai thì quậy.’ Em không muốn mọi người nghĩ mình như vậy nên cố gắng làm việc lo cho gia đình, nuôi dạy con cái.”

Nguyễn Khánh Vân mở đầu câu chuyện kể về gia đình mình như vậy. Nguyễn Văn Dũng tiếp lời vợ: “Nhận xét đó nó ăn sâu vào tâm thức tụi em. Ngay từ khi làm đám cưới, mọi người đã nói: ‘Một đứa lai đã quậy đủ mà đây cả hai đứa cùng lai, không biết tụi bây kéo dài được bao lâu.’”

Theo Vân, “Thực ra câu nói đó người ta cho mình áp lực và cũng giúp cho mình thêm nghị lực mà tụi em phải vươn lên khắng khít bên nhau nhiều hơn.”

“Khi mình còn ở Việt Nam, người ta đã coi mình là con lai, khi mình đến Mỹ thì phải làm sao cho xứng đáng với việc mình trở về quê hương của cha mình. Mình phải là người đàng hoàng để không ai nói rằng ‘nó quậy từ Việt Nam, sang Mỹ vẫn còn quậy!’”

Ở Mỹ này, nhiều khi đi ra đường, gặp nhiều người con lai như mình nhưng lại vướng vào những cái gọi là “tệ nạn xã hội” và cảm thấy rất tiếc và thương họ vì điều đó. Ở Việt Nam mình bị phân biệt đối xử, kỳ thị, bạc đãi,… thì tại sao khi đến Mỹ rồi mình lại không vươn lên, không cố gắng.

Vân tiếp lời: “Em muốn nói điều này với những người bạn cùng cảnh ngộ con lai, muốn các bạn hiểu rằng hạnh phúc, và tương lai cho mình là do mình quyết định và chọn lựa, không ai mang đến cho mình cả.”

Chuyện tình con lai

Vân đến từ Nha Trang, Dũng từ Ðồng Tháp, cả hai gặp nhau “sơ sơ” ở Sài Gòn khi đi “phỏng vấn” rồi lại gặp nhau ở trại tiếp cư ở Philippines. Và rồi tại đây, “con lai” gặp “con lai” để mối tình nảy nở.

Kể về chuyện tình Vân nói trong xúc động: “Em là con lai nên khi gặp một người con lai khác thì có sự cảm thông hơn là một người con trai 100% Việt Nam. Gặp người giống mình thì cảm thấy an toàn hơn bởi vì có cảnh ngộ giống nhau. Từ đó yêu thương nhau, lo lắng cho nhau, có lối suy nghĩ giống nhau và vai kề vai duy trì hạnh phúc cho nhau.”

Vân tiếp lời: “Em là người con sinh ra không có cha vì thế em không muốn con mình lập lại giống mình, nên tìm thấy ở Dũng có cái gì đó tin tưởng, bởi Dũng vốn dĩ cực khổ từ bé.”

Dũng thì nhớ lại: “Tụi em gặp nhau trong thời gian hai đứa đi làm giấy đi Mỹ. Khi vào Sở Ngoại Vụ lấy hộ chiếu và gặp nhau nói chuyện qua lại, coi như người bạn bình thường. Rồi lại gặp nhau khi vào Chợ Rẫy khám sức khỏe, và chỉ là những câu chuyện vu vơ chứ không nghĩ qua Phlippines gặp lại.”

Rồi Vân sang Philippines trước hai tháng, lại gặp nhau ngoài đường. Rồi gọi tên nhau, nhận ra nhau, rồi có tình cảm và dần dà thì phải lòng nhau trong ba đến bốn tháng. Thế rồi Vân lại sang Mỹ trước Dũng hai tháng, ‘thương thì cũng thương thiệt nhưng biết khi nào gặp lại và biết làm sao tìm nhau.’”

20 đô la và cuộc sống mới

Kansas City của tiểu bang Missouri là nơi đầu tiên Vân đặt chân tới khi sang Mỹ. Những ngày tháng đầu tiên, ngoài việc trở lại trường trung học, cô làm nghề may thêm phụ bà cô để kiếm thêm tiền.

Một ngày cuối năm 1990, khi vẫn còn trong trại tiếp cư ở Philippines thì Dũng nhận được thư Vân gởi từ Mỹ và kèm theo 20 đô la để chàng làm lộ phí khi “ra trại.” Với Dũng, số tiền đó là cả một gia tài, nhưng gia tài lớn hơn là số điện thoại của Vân, và anh biết từ nay hai người không thể lạc nhau.

Khi sang Mỹ, Dũng về Florida, ở đó vài tháng, nhưng nỗi nhớ mong Vân khiến anh đi đến một quyết định quan trọng, nhờ một người bạn lái xe lên Kansas City vì, theo lời Dũng: “Tao nhớ con ghệ của tao quá!” Ðến được Kansas City và tìm được Vân từ đó tình cảm và duyên nợ và hai người cùng quyết định: làm đám cưới!

Dũng hồi tưởng: “Khi mới qua em ở chung với mẹ vợ và em gái vợ. Rồi làm lụng dành dụm để làm đám cưới. Mua vé máy bay cho mẹ Dũng qua.”

“Mà cưới nhau cũng không có tiền. Lúc đó nhờ một bà cô người quen giới thiệu cho em làm hãng bóng đèn rồi giúp em mượn được 3,000 làm đám cưới và trả nợ dần.”

Sau ngày cưới, Vân tiếp tục đi làm, mỗi ngày phải lội bộ 20 phút mới có xe bus, còn Dũng ngay sau đó lại thất nghiệp.

Không có việc làm, Dũng chuyển sang làm nghề nhà hàng.

Ðó là năm 1993, mỗi ngày đi làm Dũng phải lội bộ cả tiếng đồng hồ cho chiều đi và về. Làm ít tháng rồi anh dành dụm được hơn $1,000 và mượn thêm tiền mẹ vì bà có “tiền già” để mua chiếc xe hơi. Cũng thời gian này, hai vợ chồng sinh đứa con đầu lòng.
http://i2.wp.com/www.ngu...0/Con-Lai-Dung-Van-2.jpg
Gia đình Dũng-Vân và 3 con. (Hình: Gia đình cung cấp)

Bén duyên với biển cả

Ở Kansas City công việc ít, thu nhập không ổn định, năm 1995 Dũng lặn lội xuống San Leon, Texas làm thuê mướn trên những chiếc tàu đánh bắt cá tôm.

Năm 1996 trở về Kansas City rồi lại quay trở lại. Cho đến năm 1997 đầu 1998, Dũng đưa cả vợ con về Texas, mua được chiếc tàu nhỏ, khi đó cậu con trai thứ hai mới sinh được vài tháng.

“Bên Việt Nam em không biết nghề biển. Vất vả lắm, làm một thời gian cứ trồi lên sụt xuống, tàu bè hư hỏng, nhiều người cảm thông, nói nửa nửa thật, ‘chắc mày ráng lắm cũng kéo dài được chừng vài tháng!’”

Dũng nhớ lại thời gian khó bằng nụ cười sảng khoái: “Tướng tá mình ốm yếu, tàu hư, gọi bà xã, em ơi mang xe xuống cho anh mua đồ sửa tàu, nhưng vợ trả lời, xe cũng hư luôn rồi!”

Vân khi đó từng nhiều lần năn nỉ “thôi mình về lại Kansas đi làm ‘bấm thẻ’ đi anh.” Nhưng Dũng quyết chí ở lại.

Theo lời Dũng, sang đến năm 1999-2000, tự nhiên em làm ăn tương đối được, từ từ nghề dạy nghề, rồi thì cuộc sống cũng dần ổn định. Cũng thời gian đó hai vợ chồng sinh thêm một bé gái và cũng là út, từ đây cuộc sống bắt đầu thay đổi. Giờ đây cả hai có nhà cửa, cơ ngơi ổn định, con cái học hành và theo lời Vân “rất hài lòng về điều đó.”

“Tụi em không có bí quyết gì cả!” Dũng khẳng định chắc nịch về thành công của mình.

“Tất cả là do xã hội tạo cho mình áp lực để vươn lên. Bởi từ khi còn ở Việt Nam, xã hội dường như có thành kiến rằng, con lai thường ‘quậy’ không lo làm ăn, qua Mỹ cũng không ngừng quậy. Thứ hai nữa, một con lai đã quậy, hai đứa quậy nhập lại rồi ra sao? Và tụi em phải chứng minh ngược lại!”

“Nếu hỏi em có bằng lòng với cuộc sống thực tại không? Em xin trả lời rằng em rất hạnh phúc và rất thỏa mãn, nhất là có 3 đứa con.”

Qua Mỹ “được mặc áo đầm, ăn đùi gà!”

Ở Việt Nam ngay từ nhỏ dù sinh ra ở tỉnh Tiên Giang nhưng Dũng đi tứ xứ. Từ Ðồng Tháp, xuôi xuống Cà Mau lăn lộn khắp vùng để mưu sinh giữ trâu, chăn vịt,… thuê cho người ta. Rồi Dũng lại ngược ra miền Ðông, khắp vùng Long Khánh, Phương Lâm, Ðịnh Quán, Bảo Lộc, lên cả Tây Nguyên. Những địa danh như Ngã Ba Ông Ðồn, Căn Cứ 4, Dũng cũng từng sống nhiều năm làm thuê làm mướn, có nghề nào là lắm nghề nấy.

“Trước năm 1990, có người tìm em về nói rằng sẽ được đi Mỹ. Em không có bất cứ khái niệm gì về Mỹ cả, lo lắng không biết ở đó có giống quê hương mình không, làm sao nói tiếng Mỹ, làm sao mình làm ăn.”

“Những ngày đầu tiên đến Mỹ, em bị sốc dữ lắm. Bên Việt Nam không được đi học. Qua Mỹ 19-20 tuổi làm sao đi học chữ, thế là quay sang đi làm. Làm đủ cả, từ lau chùi dọn dẹp nhà cửa, bồi bàn nhà hàng rồi từ cũng vượt qua.”

Nếu như ở Việt Nam, Dũng khó khăn, cơ cực, không có cơ hội học hành thì Vân khá hơn chồng mình chút đỉnh. Cô kể: “Vân có mẹ, có chị và có em. Học hành không nhiều như người khác, nhưng được tình thương của mẹ. Năm 10 tuổi em vào Nha Trang ở với dì làm giúp việc nhà, khi 12 tuổi thì được má gọi về nhà làm giấy tờ đi Mỹ.”

“Tuy không khổ như các bạn con lai khác vì gia đình bên ngoại đông nên được nhiều sự giúp đỡ. Nhưng chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui.”

Khi nghe tin mình được đi Mỹ, Vân không lo nghĩ nhiều như những người khác, mà chỉ nghĩ đơn giản theo kiểu “rất con gái” là sẽ được mặc áo đầm, đi xe hơi, ở nhà đẹp, và… ăn đùi gà thoải mái.

Có lợi thế so với các bạn con lai khác là ở thành phố, nên khi nghe tin mình sẽ được “đi Mỹ” thì Vân cứ mong hoài, mong hoài, nhất là khi phỏng vấn bị trục trặc nên bị trễ hồ sơ.

Theo Vân, nỗi buồn nhất của thời ấu thơ và sau này là thiếu nữ khi còn ở Việt Nam là đi học không có bạn bè như những đứa trẻ bình thường khác.

“Người ta nói em là con lai nên không cho chơi, rồi Mỹ lai này Mỹ lai nọ, con không cha,.. Trong những năm đi học, đã không có ai làm bạn, lại còn bị trêu chọc, ăn hiếp. Buồn hơn là khi đi học về trời mưa thì các bạn xô mình té hay không cho đi chung áo mưa. Ðến cả cô giáo cũng phân biệt ngược đãi, cho mình ngồi tuốt cuối lớp, cô nói nhỏ, mình không nghe lại bị cô la rầy.”

“Những cái đó làm em tủi thân nhiều hơn là đối với trong gia đình. Buồn vì mình bị xã hội kỳ thị, và đó là điều em không bằng lòng.”

Tự hào về nước Mỹ

Em tự hào về đất nước này! Vân bộc lộ thẳng thắn khi được hỏi nhận xét thế nào về nước Mỹ.

“Lúc nào em cũng nói với các con mình rằng, mẹ rất thích nước Mỹ. Ðất nước này cho mình nghị lực và niềm hy vọng. Hy vọng là trước mắt mình, nghị lực là do mình tạo ra. Mình tự do để làm mọi chuyện và chịu khó làm là mình sẽ có được điều mình mong muốn.”

Dũng tiếp lời vợ, chỉ cần chịu khó, chịu khó và chịu khó… thì nước Mỹ cho mình rất nhiều. Mình muốn cái gì sẽ có cái nấy nếu mình cố gắng.

Câu chuyện của cá nhân Dũng và Vân khi còn ở Việt Nam, ăn không đủ no, không thể đến trường, luôn là đề tài để hai vợ chồng dạy dỗ các con mình “phải quý trọng vì các con sinh đẻ ở đây.”

Như ước mơ của bao bậc cha mẹ đến từ Việt Nam khác, Vân bộc bạch: “Ở Việt Nam em không được đi học như mình mong muốn. Em mong muốn các con mình đạt được sự tiến bộ trong học vấn. Muốn nhìn các con mình lớn lên ngoài sự thành công của cá nhân và đóng góp cho xã hội.”

“Em hài lòng với những gì mình đang có. Không cần phải thật giàu có, nhưng cũng đừng để nghèo khổ.” Và người phụ nữ gốc Nha Trang cười bẽn lẽn khi tựa bên vài chồng: “Luôn mong được ông xã thương em, chiều em nhiều hơn như ngày nào hai đứa mới gặp nhau!”

Khôi Nguyên/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.