Khi những bức ảnh chụp “hồn ma” này được tung ra, dư luận đã không ngừng tranh cãi về tính xác thực của chúng, nhưng cũng khó thể kiểm chứng khi mà có những bức ảnh được chụp từ rất lâu, khi kỹ thuật Photoshop còn chưa ra đời; hay trông quá thật, đến rợn người…
Mục sư Ralph Hardy đã chụp được bức ảnh ma gây chấn động dư luận ở cầu thang xoắn ốc (được gọi là cầu thang Tulip) tại căn nhà Nữ hoàng ở Bảo tàng Quốc gia Hàng hải Greenwich, Anh ngày 19/6/1996
Vào những năm 1950, khi chuyển đến ngôi nhà mới ở Texas, Mỹ, gia đình Cooper chụp một bức ảnh làm kỷ niệm. Điều bất ngờ là sau khi rửa ảnh họ kinh hãi phát hiện một bóng người treo ngược , có lẽ là xác chết, bỗng nhiên rơi xuống và bất ngờ xuất hiện trong bức ảnh.
Bức ảnh chụp “hồn ma” được cho là Lord Combermere (một chỉ huy kỵ binh của Anh) – người được chôn cách thư viện Combermere Abbey khoảng 4 dặm. Người chụp bức ảnh này cho hay đã chụp tại thư viện Combermere Abbey năm 1891
Ảnh chụp “linh hồn” trong bệnh viện Waverly Hills ở Mỹ năm 2006. Bệnh viện này là nơi hơn 8.000 bệnh nhân chết và được chôn cất dưới đường hầm trong lòng đất. Một trong những “hồn ma” nổi tiếng nhất ở Waverly Hills được báo cáo là linh hồn y tá Mary Lee
Nữ y tá này được phát hiện tử vong ở phòng 502 sau khi cô được phát hiện mang thai trong khi chưa kết hôn. Có giả thuyết cho rằng cô tự sát nhưng cũng có người suy đoán Mary Lee bị giết hại.
Bức ảnh nổi tiếng chụp “hồn ma” Brown Lady (Quý bà Xám) tại dinh thự Raynham Hall , Norfolk, Anh. Được chụp năm 1936, ảo ảnh chập chờn lướt xuống từ cầu thang chính được cho là hồn ma Dorothy Walpole – em gái Thủ tướng đầu tiên của Anh Robert Walpole
Dorothy là vợ thứ hai của Charles Townshend – chủ nhân ngôi nhà, có tiếng là người mang tính cách bạo lực.
Năm 1919, binh sĩ Victor Gaddad chụp được bức ảnh “hồn ma” người đồng đội – thợ máy Freddy Jackson ở tàu Hải quân Hoàng gia HMS Daedalus (đứng hàng sau cùng, thứ 4 từ trái sang). Jackson đã qua đời 2 ngày trước khi bức ảnh này được bấm máy, sau khi bất ngờ bị ngã vào chân vịt đang quay. “Hồn ma” người thợ máy xấu số đã xuất hiện trong bức ảnh kỷ niệm cùng các đồng đội
Mari Huff thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Ma chụp được bức ảnh đen trắng “hồn ma” một người phụ nữ đang ngồi trên ngôi mộ trong trang phục làm bằng vải khâm niệm tại nghĩa trang Bachelor’s Grove ở Illinois, Mỹ ngày 10/8/1991
Theo Thời Báo