logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/11/2016 lúc 10:45:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết

Chạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ cho phù hợp với lời khuyên của bác sĩ sẽ tốt nhiều thêm cho sức khỏe -- hơn là khi chạy chỉ là chạy. Và khi chạy cho phù hợp với thiền chánh niệm sẽ còn tốt thêm cả trăm đường…

Thực ra không có gì mới, vì ngày xưa các thiền sư đã dạy rằng tập thiền là cả đi đứng nằm ngồi. Tuy nhiên, phần lớn nhà chùa ưa nói về thiền ngồi và thiền đi bộ… Không mấy khi, và không mấy ai nói về thiền chạy bộ. Hiển nhiên, chạy phải cần nhiều phương tiện hơn, như giày, vớ, áo lạnh, và đường chạy an toàn.


Trước tiên, với y khoa, hễ chạy là tốt, vì chạy là một dạng thể dục có lợi. Tác giả Daniel Pendick viết trên tạp chí Harvard Health Publications ngày 30/7/2014 rằng một cuộc nghiên cứu phổ biến trước đó một tuần trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology cho thấy rằng ngay cả chạy mức độ chậm (low-intensity running) từ 5 tới 10 phút mỗi ngày cũng đủ để tăng tuổi thọ nhiều năm, so với không chạy chút nào.


Đối với Đại sư Tây Tạng Sakyong Mipham Rinpoche, chạy nhất định phải là thiền, bởi vì không nên thuần chạy là chạy. Đó là lý do Đại sư soạn ra tác phẩm “Running with the Mind of Meditation” (Chạy Bộ Với Tâm Thiền). Thầy còn làm một bản ghi âm hướng dẫn, đọc khoảng 15 phút để những người chạy bộ nghe và giữ đúng hướng dẫn, gọi là vừa chạy, vừa thư giãn, vừa chánh niệm chú tâm vào giây phút hiện tiền xuyên qua hòa hợp đồng bộ tâm và thân.


Tạp chí Chatelaine Magazine trong một bài viết ngày 30/10/2012, ghi lại cuộc phỏng vấn Đại sư Sakyong Mipham Rinpoche về chạy bộ trong chánh niệm. Đại sư cũng là một lực sĩ chạy đã hoàn tất 9 cuộc thi trường lực (marathon: cuộc thi chạy đường xa, độ dài chính thức mỗi cuộc thi là 42.195 kilometres).

Đại sư nói rằng ban đầu chỉ nghĩ là chạy để giữ sức khỏe, nhưng dần dà chạy trở thành niềm vui lớn và là cuộc thư giãn – một cách để nối kết thân, tâm và thiên nhiên chung quanh cùng một lúc.

Đại sư kể rằng đại sư tập thiền từ thời rất nhỏ, nên đã thấy việc luyện tâm xuyên qua thiền tập cũng đưa ra những phẩm chất hệt như, nếu không phải thâm sâu hơn, như luyện thân xuyên qua thể dục.

Đại sư nói, “Tôi thấy liên hệ giữa chạy bộ và thiền tập là một khám phá tự nhiên. Xuyên qua thiền tập, chúng tôi học giữ chánh niệm trong mọi hoạt động đời thường – dù là chạy bộ, đi bộ, hay ngay cả khi gặp gỡ bạn hữu và gia đình. Trong một vài ý nghĩa, chúng ta luôn luôn thiền tập trên một chuyện gì đấy. Bạn có thể thiền tập về chuyện bạn muốn ăn món gì cho bữa trưa, hay về cuộc nói chuyện điện thoại bạn trải qua trước đó trong ngày. Và trong sách của tôi, ‘Running with the Mind of Meditation’, tôi đề nghị rằng bạn nên biến tất cả mọi chuyển động như một thiền tập.”

Đại sư nói rằng tác phẩm của nhà sư giúp chuyển sự tập trung chỉ nơi hơi thở sang hiện diện tỉnh thức trên mọi hoạt động trong ngày. Nghĩa là tỉnh thức về mọi chuyển động của toàn thân.

Đại sư nói, ngay cả khi chạy bộ trong tâm thiền chỉ 15 phút, cũng sẽ khám phá ra niềm vui đồng bộ hòa hợp thân và tâm.


Nhà văn Hoa Kỳ Amy Chavez, người đã ở Nhật Bản trong hai thập niên, trong bài viết “The influence of sports on meditation” (Ảnh hưởng thể thao trên thiền tập) trên nhật báo The Japan Times ngày 19/7/2013 kể rằng Thiền chạy bộ là một tự nhiên.

Bà đã quan sát rằng các nhà sư phái Tendai-shu (Thiên Thai Tông) trên Núi Hiei ở Kyoto thường tập Thiền đi bộ, gọi trong tiếng Nhật là jogyozanmai. Và đó là một chuyện tự nhiên, vì khi đã có Thiền đi bộ, tất nhiên sẽ có Thiền chạy bộ.

Nhà văn này thấy rằng người ta chạy vì nhiều lý do, nhưng một trong các lý do là để “nhẹ đầu.” Như là chạy sau khi rời sở làm, hay khi gặp căng thẳng trong đời, hay khi đi trong gió và cần chạy cho ấm người.

Bà viết rằng hành động chạy rất gần với thiền tập, vì “trong thiền tập chân thực, hành giả trên nguyên tắc là làm cho tâm rỗng rang, xa lìa mọi tưởng nhớ và chiêm nghiệm” (In true meditation one is supposed to empty the mind of any reflections and contemplations.) Có lẽ, nhà văn này định nghĩa như thế là viết theo Thiền Nhật Bản.

Nhà văn này nói rằng có rất nhiều tương tự giữa thiền tập và chạy bộ. Thiền tập là một phương pháp để tâm lặng lẽ. Và chạy bộ cũng thế.

Khi chạy bộ, người chạy phải chánh niệm, phải cực kỳ tỉnh thức. Phải chú ý vào hơi thở, phải chú ý xem chạy lên dốc hay xuống dốc, phải xem có cần tới lúc cho nghỉ chân chưa.


Dù vậy, vẫn có những dị biệt giữa thiền tập và chạy bộ. Và bất kỳ ai cũng từng kinh nghiệm về các dị biệt này.

Trước tiên, ngồi thiền an toàn hơn. Bởi vì thống kê cho biết 80% những người chạy bộ sẽ bị thương một lúc nào đó trong cuộc đời chạy bộ của họ. Hoặc đau mắt cá chân, hoặc trẹo gân, hoặc tai nạn trượt chân, hoặc gặp nạn xe cộ…

Nhưng ngồi thiền, hễ đau chân hay mỏi lưng thì cứ việc duỗi chân ra, hay ngả lưng nằm. Bạn hãy an tâm, vì sách Thanh Tịnh Đạo cũng viết rằng có những căn cơ thích nghi với nằm thiền, tuy rằng lời khuyên là hãy luôn luôn giữ tâm lặng lẽ tỉnh thức trong mọi thời. Với Bắc Tông, Thiền không chỉ giữ tâm tỉnh thức lặng lẽ, mà còn phải là cái nhìn vào hiện thể rỗng rang vô tướng của tất cả các pháp.


Dị biệt nữa: nếu bạn đang ngồi thiền, hơi thở sẽ ngày càng vi tế hơn; nếu bạn chạy bộ, hơi thở sẽ ngày càng nặng nề hơn. Vì có ai chạy mà không mệt, và có ai khi thân thể mệt nhọc mà hơi thở không nặng nề hơn?

Nếu bạn đang ngồi thiền, không thể nào có chuyện toát mồ hôi được. Nhưng khi chạy bộ, dù chạy trong thiền tâm hay không, mồ hôi sẽ ngấm ướt áo. Làm sao bây giờ. Khi bạn ngồi thiền, bạn có thể nhắm mắt lại, khi thấy mỏi mắt. Nhưng khi chạy bộ, dù là chạy thiền, hễ nhắm mắt là có chuyện tức khắc. Bởi vậy, Thiền chạy bộ đòi hỏi bạn cảnh giác nhiều vô cùng tận. Như thế, có phải Thiền chạy bộ sẽ thích nghi cho các chiến binh nơi các chiến trường biên giới, vì là nơi cần nhiều cảnh giác cao độ? Ứng dụng của Thiền là nhiều vô cùng tận. Nhưng hãy nhìn về hành động chạy, cũng hệt như hành động ăn, như một pháp từ lâu đã thịnh hành là “ăn trong chánh niệm” (mindful eating) – một phương pháp được Thầy Nhất Hạnh ưa nói tới.


Thực ra, nếu chúng ta nhớ tới bài học chạy bộ từ thầy giáo môn thể dục thể thao thời trung học, sẽ thấy lời khuyên cũng gần với thiền tập. Nhưng cũng khác, dĩ nhiên, vì khi chạy bộ cần ưu tiên an toàn, nhất là khi chạy trong hàng nhiều người, hay khi chạy thi với học sinh khác. Khác xa nhất là tốc độ: vì ngồi thiền làm gì có tốc độ.


Khi chạy, lời khuyên của thầy hướng dẫn là, cần thở sâu, hít hơi từ mũi và thở ra bằng miệng, nên đều theo bước chạy. Khi cánh tay này đánh ra trước, cánh tay kia lùi ra sau, trong khi 2 bàn tay thư giãn, đừng nắm chặt. Giày, vớ phải thoải mái. Bàn chân phải được cảm nhận khi chạy, trong khi mắt nhìn tầm gần và tầm xa, để khỏi vấp té. Nếu đang Thiền chạy bộ thì nhớ là đừng tranh thắng, nên tự tìm tốc độ và nhịp độ riêng, để tâm thư giãn, đừng gắng sức quá độ.


Và vì là Thiền chạy bộ, nên quan sát tâm mình trong cả ba thời: trước khi chạy, trong khi chạy, và sau khi chạy.

Thí dụ, trước khi chạy, trong lòng còn băn khoăn, lo lắng vì việc mới làm xong ở sở còn vương vất trong đầu.

Trong khi chạy, hãy nhìn xem tâm chuyển biến, khi quăng bỏ hết mọi thứ ở cõi này theo bước chạy.

Khi mệt, ngừng chạy, hãy nhìn xem tâm có an lạc chăng, có phải đã là “tất cả chuyển động toàn thân đã đồng bộ một thể với tâm thiền định hay chưa”?

Hãy nhớ rằng, tu một phút là an lạc một phút. Do vậy hễ chạy 15 phút là sẽ thấy an lạc 15 phút, nghĩa là đúng rồi vậy. Và sẽ nhìn thấy vô số bệnh biến mất, kể cả bệnh tâm và bệnh thân…

Nguyên Giác
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.