logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/11/2016 lúc 10:25:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Sinh viên trong một lớp học ở thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa)

Cách đây không lâu cả nước Việt nhốn nháo lên với thông tin về việc quyết định đưa vào chương trình giáo dục phổ thông hai ngoại ngữ mới là

tiếng Trung và tiếng Nga vào năm tới. Hầu hết các ý kiến đưa ra tỏ ra bất bình với dự định này. Lý do phổ biến nhất là do dân Việt đang trong

tình trạng ghét bỏ Trung Quốc và việc yêu cầu dân Việt học tiếng Trung như dự báo về việc thắt chặt hơn tình anh em giữa 2 chính phủ Việt -

Trung trong tương lai gần. Mới đây tôi cũng vô tình đọc được một bài viết tâm sự của một người bạn kể về môi trường làm việc của mình cùng

rất nhiều đồng nghiệp nước ngoài từ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bạn có sắp xếp đánh giá về khả năng tiếng Anh của đồng nghiệp,

trong đó người Philippines đứng thứ nhất và Việt Nam xếp hạng chót. Nhìn loanh quanh trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, Philippines,

Singapore và Malaysia hầu như thành thạo ít nhất 2 thứ tiếng là tiếng mẹ đẻ như tiếng Trung và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ người dân tại

các nước này giao tiếp qua lại hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần là tên một môn học trong chương trình chính quy để thi đại học.

Vì vậy, câu hỏi cần được đặt ra và giải quyết ở Việt Nam không phải là học tiếng gì, học bao nhiêu thứ tiếng mà là học ngoại ngữ như thế nào?

Tôi có tìm hiểu một số hệ thống giáo dục của vài nước phát triển trên thế giới, ngoại ngữ đều là môn học bắt buộc, tuy nhiên học sinh được

chọn lựa ngôn ngữ mình muốn học. Tại nước Mỹ, có một số ngôn ngữ phổ biến mà học sinh có thể chọn lựa ví dụ như tiếng Tây Ban Nha, tiếng

Pháp, tiếng Nhật Bản… học sinh tỏ ra hứng thú với ngôn ngữ nào có thể tự do chọn lựa. Vì đặc tính đa sắc tộc tại Hoa Kỳ, việc thành thạo một

trong những ngôn ngữ đó sẽ trở thành ưu điểm khi kiếm việc làm. Nếu đứng từ quan điểm này, tôi thấy việc người Việt học tiếng Trung là một

chọn lựa đúng đắn và hợp lý. Nước Việt nằm ngay sát nách Trung Quốc, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc, và nếu coi đất nước này là

một đối thủ đáng gờm, hiểu được ngôn ngữ của họ là một vũ khí rất lợi hại và sắc bén. Hiện nay tại Mỹ, có một chính sách được đưa ra nhằm

đảm bảo công việc tương lai cho những sinh viên học chuyên ngành về Trung Đông học và thành thạo ngôn ngữ các nước Trung Đông. Vì sao?

Vì Mỹ rất cần các chuyên gia về khu vực Trung Đông sau hàng loạt các cuộc khủng bố đe dọa an ninh của đất nước mình. Vậy tại sao người

Việt không thể học tiếng Trung để biết được ngày hôm nay tại cửa khẩu biên giới có bao nhiêu tấn lương thực bẩn được đưa qua đầu độc dân

tộc mình? Chưa kể biết nói tiếng Trung, chúng ta cũng có khả năng giao tiếp được với một số các nước lân cận khác như Malaysia hay

Singapore hoặc Hong Kong, cơ hội làm việc tại công ty đa quốc gia chắc chắn được mở rộng hơn rất nhiều.

Tiếp đến là xem xét về giáo trình cũng như nội dung dạy học. Tôi nhớ thời gian học tiếng Anh trên lớp loanh quanh khoảng 45 phút học. Với

lượng thời gian ngắn như vậy, không thể đảm bảo học sinh tiếp thu đầy đủ được lượng kiến thức. Chưa kể, nội dung học tiếng anh trong các

giáo trình phổ thông cứ xa lắc xa lơ, về một cô Mary nói chuyện với anh Peter nào ở tận New York về chuyện dịp nghỉ giáng sinh này anh sẽ đi

tắm biển ở Florida… Tất cả những câu chuyện không quen thuộc ấy sẽ khiến học sinh quên ngay lập tức khi quyển sách được đóng lại. Hàng

ngàn thạc sĩ tiến sĩ tốt nghiệp hàng năm trong ngành giáo dục, chẳng lẽ không thể biên soạn được một giáo trình với các nội dung dễ học, dễ

nhớ hơn? Việc cố gắng áp dụng ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày là một cách học dễ và nhanh nhất, ví dụ như cuộc đối thoại của thằng Tí

thằng Tèo đang chăn trâu ở ven thành phố đi lạc vào khu vực phố cổ Hồ Gươm hỏi nhau đường về nhà. Tất cả những câu chuyện, từ vựng

trong bối cảnh gắn liền với đời sống sẽ vô tình đi vào trí nhớ người học nhanh chóng, và chỉ cần bước chân ra Hồ Gươm, có thể các em sẽ bất

chợt nhớ tới ví dụ trên và không ngần ngại trả lời du khách nước ngoài khi họ hỏi đường.

Tôi sinh ra vào thế hệ mà nền giáo dục Việt Nam đổi mới và lần đầu được đem ra làm chuột bạch cho đủ loại chương trình thí điểm. Tiếng Anh

cũng được đưa vào chương trình học từ khi đó, nhưng việc giao tiếp thành thạo bằng ngôn ngữ này ở nước ta cho đến nay chưa thấy tiến bộ rõ

ràng. Tiếng Việt của ta có một lợi thế rất lớn, đó là vừa dựa trên bảng chữ cái alphabet khiến việc học tiếng Anh, Pháp, Đức… dễ dàng hơn, lại

vừa giữ được hơi hướng tiếng Trung với hệ thống từ vựng Hán Nôm, trùng nghĩa, trùng thanh với tiếng nói của một số nước trong khu vực châu

Á như Nam và Bắc Triều Tiên, Nhật Bản. Nền giáo dục Việt đã không đủ nhạy để nhận ra và vận dụng ưu điểm đó một cách hiệu quả, tuy nhiên

việc người dân từ chối học một ngôn ngữ mới những lý do về khác biệt chính trị, văn hóa… lại càng khiến dân tộc mình luẩn quẩn mãi với hình

ảnh là một đất nước đơn ngữ với khả năng ngoại ngữ vô cùng hạn hẹp. Mà với ngôn ngữ, một tư duy mở là điều kiện cần thiết hơn cả.

Theo Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.