logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/11/2016 lúc 06:08:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Quán Bún chửi Ngô Sỹ Liên, Hà Nội.

“Bún mắng cháo chửi”

Hà Nội từ xa xưa đã từng là nơi nổi tiếng với những món ngon, thanh lịch và dù đi đâu người Hà Nội cũng hãnh diện khi món ăn của họ được nhắc nhở tới như nét truyển thống của nền văn hóa ẩm thực Tràng An.

Nhà văn nào của Hà Nội cũng có ít nhất vài lần viết về món ngon nơi mình lớn lên và sống cùng. Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Mai Thảo đều lần lượt nói tới những món ngon đã ăn sâu vào ký ức. Người Hà Nội sống với hình ảnh thanh lịch ấy và đi đâu người miền Bắc cũng hãnh diện lây vì món ngon xứ Bắc.

Thời gian dần qua, chiến tranh kéo dài tàn phá mọi thứ kể cả món ăn truyền thống. Một phần do thiếu thốn nguyên vật liệu, một phần vì đời sống kinh tế cạn kiệt do phải cung cấp toàn phần cho chiến tranh, Hà Nội cũng như nhiều địa phương, thành phố khác phải thay đổi khẩu vị dù không muốn. Những tô phở mậu dịch không người lái xuất hiện thay thế cho tuyệt phẩm Phở Bắc. Những món ăn khác cũng cùng số phận và một thời gian rất lâu, khẩu vị cũ âm thầm biến mất thay vào đó là sự thích nghi mau chóng với cuộc sống mới đầy gian khổ.
Sau chiến tranh, người dân Hà Nội lần hồi trở lại với những món ngon ngày xưa nhưng có một thứ người dân Thủ đô chờ hoài mà nó vẫn chưa tới, đó là cung cách phục vụ của người bán hàng hôm nay. Nó vẫn đậm đặc chất mậu dịch của những ngày trước chiến tranh và đôi chỗ thậm chí còn hơn thế nữa.

“Bún mắng cháo chửi” trở thành một sư thật hiển nhiên và không biết tự lúc nào thực khách Hà Nội dần dẩn xem nó là một thực thể của cung cách phục vụ của hàng quán Hà Nội. Những cửa hàng chửi mắng khách ấy vẫn buôn bán rầm rộ, khách vẫn tấp nập vào ra bất kể sau khi ăn một tô bún một bát cháo hương vị ngon lành của nó có còn nằm trong miệng được không khi tiếng chì chiết, mắng mỏ của bà chủ quán như loại âm nhạc làm cho thực khách thêm ngon miệng?

Người Hà Nội chắc sẽ không thể hãnh diện được khi đài truyền hình CNN của Mỹ trong chương trình Parts Unknown chiếu đoạn phim đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain, người giới thiệu món bùn chả cho Tổng thống Barak Obama trước đây, đã vào quán bún Ngô Sỹ Liên ăn tô bún với gia vị mằng mỏ, chì chiết của bà chủ hàng bún này. Dĩ nhiên Bourdain không hiểu thứ ngôn ngữ chào khách ấy nhưng người Hà Nội khắp nơi khi xem phim đã thấy như chính mình bị sỉ nhục.

Bún mắng cháo chửi hình như chỉ khu biệt tại Thủ đô, người ta chưa thấy nó lan tràn sang nơi khác, ít nhất cho tới lúc này.
Đánh động tới cộng đồng

Nhưng bên ngoài Việt Nam lại khác, đã có dấu hiệu lây lan loại văn hóa khó hiểu này. Nó xuất hiện ngay tại cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Mỹ, sau khi CNN tung ra những thước phim đầy xấu hỗ ấy.

Từ Little Saigon, nơi mệnh danh là Thủ đô của người tỵ nạn một loại hình “Phở chửi” đã làm cho thực thách bất ngờ, nhưng khác với Hà Nội, sự bất ngờ ấy không bị bỏ qua mà nó đã được đánh động tới cộng đồng.

Một thực khách vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân kể lại với chúng tôi câu chuyện hiếm hoi này như sau:
UserPostedImage
Quán Bún chửi Ngô Sỹ Liên, Hà Nội. Courtesy photo

“Sáng Thứ Bảy một hai tuần trước tôi và một người bạn chạy bộ khi trên đường về tôi và đứa bạn muốn ăn phở gà thì nhỏ bạn muốn ăn thử cái quán (censor) cho nên mới ghé vào quán đó. Khi hai đứa mới ghé vô khoảng 9 giờ sáng thì bên ngoài cũng đã có vài người đứng đợi bên. Khi vào trong nó cũng lạ là có 4-5 cái bàn trống, chí có một hai người phục vụ mà thôi. Có một bác đứng kế bên cũng khá lớn tuổi bác hỏi một anh chàng phục vụ ở đó rằng sao có nhiều bàn trống như vậy mà không cho khách vào. Anh phục vụ trả lời bằng một giọng điều rất là gắt gỏng, ảnh nói là “Bác nghĩ sao có bàn mà không cho bác vô ngồi?”

Lúc đó mình cũng cảm thấy khó chịu nhưng mình nghĩ thôi kệ, đôi khi người ta bực bội vì đông khách quá hay là gì đó. Khi tôi đợi một vài phút nữa thì thấy có hai vợ chồng khách đang ngồi sẵn rồi mà họ chưa có đồ ăn ra nên họ giơ tay lên để hỏi xin thực đơn hay nước đá gì đó tôi không rõ. Khi họ giơ tay lên thì cũng anh chàng phục vụ đó đi tới bàn và nói với hai người này bằng tiếng Anh với một giọng điệu rất là vô văn hóa kiểu như quát vô mặt người khách: “Hai người có biết đợi nghĩa là gì không? Hai người đợi một vài phút không được à” tạm dịch ra là như vậy.

Lúc đó tôi cũng rất khó chịu và ngạc nhiên vì thái độ như vậy và hai người khách kia cũng rất ngạc nhiên cho nên họ không biết trả lời như thế nào. Chưa kịp gì hết thì anh chàng đó bỏ đi còn quay lại hỏi thêm lần nữa là “Hai vị không hiểu tôi nói gì sao?”

Đến lúc đó tôi chịu không nổi nữa tôi mới tới anh chàng phục vụ ấy nói với anh ta rằng anh phục vụ khách như vậy là không được, thái độ như vậy không chấp nhận được anh phải biết lịch sự với khách. Tôi vừa nói như vậy thì anh chàng này quay qua dùng từ ngữ rất tục tằng để mà quát vô mặt tôi.

Tôi thấy có ông chủ đứng đó nên tôi nói, anh ơi người làm của anh phục vụ như vậy là không được. Quát vô mặt khách rồi chửi thề với khách là không được…tôi chưa nói hết câu thì ông chủ nhìn tôi rồi bỏ vô bên trong.

Sau đó cũng người phục vụ khi nãy từ bên trong đi ra tiếp tục chửi thề với tôi nữa. Mình đâu có quen bị chửi thề hay nói tục cho nên lúc đó tôi chới với không biết phải như thế nào và cũng không quen để trả lời lại cái văn hóa, ngôn ngữ như vậy cho nên tôi và bạn cùng nhau rời khỏi quán.
Người nữ thực khách mà chúng tôi không muốn nêu tên kể tiếp câu chuyện xảy ra sau đó đối với cặp vợ chồng mà cô gặp trong quán “Phở chửi”:

“Đi qua một quán phở khác thì tôi gặp lại cặp vợ chồng lúc nãy nhưng họ không phải là người Việt Nam mà là người Hàn quốc. Tôi nói chuyện với họ, ngỏ lời xin lỗi và giải thích không phải ai cũng vậy. Nói chung họ rất yêu thích ẩm thực Việt Nam nên mới tìm đến. Mình thấy quý họ tuy rằng đã trải nghiệm qua như vậy nhưng vẫn tìm đến một quán phở khác để ăn, tại vì họ thích ăn phở Việt Nam.”

Câu chuyện tuy nhỏ nhưng với tinh thần xác minh sự thật, chúng tôi gọi cho quán phở này và được người nhấc máy trả lời:

“Cái đó là hiểu lầm thôi, không phải như vậy. Không phải chửi khách hàng đâu có cái sự hiểu lầm ở trong đó. Dạ, em không rõ em chỉ là người bảo vệ thôi.”

Khi được hỏi tên gì người trả lời cúp máy.

Trở lại với người kể chuyện chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi nghe cô nói bổn phận của mình phải lên tiếng để cộng đồng người Việt không mang tiếng là nhiễm phải thứ văn hóa mắng chửi ấy nơi công cộng. Tuy rất trẻ nhưng cô cho thấy ý thức bảo vệ văn hóa Việt Nam mạnh mẽ và hơn rất nhiều người trong nước, vẫn phớt lờ câu chuyện bún mắng cháo chửi coi như không phải xảy đến cho người Việt:

“Tôi không nghĩ là cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở đây lại có cái văn hóa như vậy. Tôi là một người trẻ lớn lên ở trong cộng đồng rất nhiều năm nên tôi thấy văn hóa này là văn hóa không có trong cộng đồng của tôi. Tất nhiên là cũng có người này người nọ và cộng đồng Little Saigon này cũng có người này người nọ rất đa dạng đủ thành phần khác nhau và tất nhiên nếu mình thấy xuất hiện cái văn hóa như vậy thì nó là cái gì đó không thể chấp nhận được trong cộng đồng của mình vì cái xấu không thể dung dưỡng được, không thể nuôi nấng những cái xấu như vậy.”

Quán Bún chửi Ngô Sỹ Liên mặc dù được kênh truyền hình VTC phỏng vấn và bà chủ tuyên bố sẽ không còn chửi khách của mình, vậy mà chỉ một tuần sau, chính VTC phỏng vấn khách hàng thì họ cho biết cung bậc chửi rủa, chì chiết, lẫn mát mẻ một cách ác ý vẫn không giảm mà có khi lại còn tăng lên một phần. Nguyên nhân được suy đoán có lẽ do CNN quảng cáo nên người ta thấy nều được đến đây ăn một bát bún mà nghe chửi thì cũng thỏa lòng?

Điều này rất khác với hải ngoại, người chủ quán ý thức được quán phở của ông ra sẽ không thể sống tại nơi mà người Việt xem cung cách phục vụ quan trọng hơn chuyện ăn uống. Từ lý do đó chúng tôi mạn phép không nêu tên quán vì ông chủ đã thấy cái sai của mình.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.