logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/11/2016 lúc 09:59:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Calvin từng đoạt giải thưởng “Designer of the Year” ngay năm đầu theo học The Art Institutes. (Hình: Calvin Trần cung cấp)

“Mình chọn học ‘fashion design’ vì chỉ cần mình tự suy nghĩ ra thôi là được điểm A rồi, không phải học bài; chứ học ngành khác mình toàn C và D thì sớm muộn gì cũng bị đuổi học à!” Người thanh niên có gương mặt khá gai góc bật cười sảng khoái khi nói về quyết định đưa anh đến với con đường trở thành nhà thiết kế thời trang.

Nhưng đó không phải là người tạo mẫu “thường thường bậc trung,” mà là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng tại New York, người từng đoạt giải Style Breaker, được trao tặng bởi tổ chức “The Fashion International Group.”
Câu chuyện của anh, người có thể tự tin nói rằng, “đôi khi mình không đi tìm giải thưởng thì nó sẽ đi tìm mình,” giúp tôi hiểu hơn ý nghĩa của việc cần “giữ lập trường riêng cho mình và luôn nỗ lực dù ai đó có quan điểm trái với mình.”
“Học may vá được tích sự gì!”

Sang Mỹ từ năm 10 tuổi, Calvin Trần trải qua thời thơ ấu tại một thị trấn nhỏ ở Illinois.

Sau năm đầu tiên theo học một đại học địa phương, Calvin nhận ra mình thực sự không thích hợp với những bộ môn khoa học. Anh quyết định chuyển sang học ngành thiết kế thời trang, “cho đúng với ước mơ và năng khiếu.”

Cho đến khi đi tìm hiểu về Calvin Trần, tôi mới biết rằng hàng loạt sản phẩm thời trang sang trọng, đẹp mắt, xuất hiện trên các nhật báo và tạp chí nổi tiếng, như The New York Times, Women’s Wear Daily, Lucky, Cosmopolitan, The Men’s Book, và US Weekly, hay từng được những người mẫu, ngôi sao tiếng tăm như Cameron Diaz, Drew Barrymore, Gina Gershon, Brooke Shields, Piper Perabo, Sandra Oh,… chọn khoác lên người, đã được thiết kế bởi anh, nhà tạo mẫu trẻ gốc Việt đầy tài năng và bản lãnh.
Những thiết kế quyến rũ, đậm nữ tính, nhưng cũng đầy tinh tế và táo bạo của Calvin Trần nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người yêu thích thời trang. Các sản phẩm của Calvin được giới thiệu trên những tạp chí nổi tiếng Hoa Kỳ, và được giới người mẫu ưa chuộng.

Không chỉ giành nhiều giải thưởng về thiết kế thời trang, Calvin còn là một trong những gương mặt nổi bật của chương trình The Fashion Show mùa thứ hai do đài BRAVO thực hiện với tài dẫn dắt chương trình của Isaac Mizrahi và Iman.

Hiện tại, Calvin Trần là chủ nhân ba cửa tiệm thời trang tại New York và Chicago.

Nghe Calvin nói, tôi cứ ngỡ con đường đi đến thành công của anh dễ dàng và đơn giản như trong bàn tay. Thế nhưng khi hỏi, “có bao giờ anh thiết kế ra mẫu gì đó mà bị chê nhiều không?” Anh chẳng giấu giếm, “Ớ, bị chê đầy chứ! Như hồi mình làm một show trên đài truyền hình BRAVO, show ‘The Ultimate Collection,’ chiếc áo đầu tiên Calvin thiết kế bị người ta chê, chê tơi chê tả, chê mà không tả nổi luôn!”

Tôi ngạc nhiên, “Thế khi bị chê như vậy anh có… buồn không?”


Nhìn ngắm những thiết kế của Calvin, trong tôi như sống lại những ước mơ ngày thơ dại. Không như bạn bè đồng trang lứa, thích những trò chơi ngoài trời hay sinh hoạt đội nhóm, tôi thường thu mình trong thế giới tưởng tượng riêng cùng các câu chuyện về những cô gái đầy cá tính, khoác lên người những bộ quần áo nhiều kiểu dáng, màu sắc.

Nhưng càng lớn, thời gian tôi dành cho niềm đam mê thời trang cũng ít dần. Mẹ tôi hướng tôi vào văn chương và toán học nhiều hơn. Tôi vẫn nhớ tôi từng bị mẹ mắng vì không đạt điểm toán cao và mẹ cũng chẳng tán dương khi tôi khoe một bức tranh đẹp mà tôi cố cất công vẽ.

Mang nỗi ấm ức ngày thơ bé, tôi hỏi Calvin, “Khi chọn học ngành thiết kế thời trang như vầy, anh có được sự ủng hộ từ gia đình không?”

Anh cười lớn, “Không ai ủng hộ hết. Má Calvin bảo ‘học cái này ra may vá được cái tích sự gì. Mày coi mấy anh chị mày ai cũng được cho học may vá nhưng có ai ra được cái nghề ngỗng gì đâu. Học may không phải là nghề!’ Ngay cả mấy người bạn của má Calvin cũng đến khuyên, ‘Cháu ơi, cháu đừng học ngành này, không thể kiếm việc gì được đâu.’
Ra là vậy. Người lớn thuộc thế hệ ba mẹ chúng tôi sinh ra trong thời chiến tranh, đói khổ, nên cách họ nhìn về cuộc đời dường như mang màu sắc thực tế hơn. Đã gọi là nghề thì dứt khoát nghề đó phải kiếm ra được nhiều tiền, để không phải bận lòng về cái ăn cái mặc.

Thế nhưng, tuổi trẻ chúng tôi nghĩ khác. Chúng tôi muốn đeo đuổi ước mơ của mình, muốn làm điều mình thích. Giống như Calvin, bắt đầu từ sự ngưỡng mộ việc ăn mặc rất đẹp, rất “mode” của những người chị trong gia đình, Calvin yêu thích thời trang tự lúc nào không biết.

Sau năm đầu tiên theo học đại học tại Illinois, Calvin nhận ra mình thực sự không thích hợp với những bộ môn khoa học. Anh quyết định chuyển sang học ngành thiết kế thời trang, cho đúng với ước mơ và năng khiếu của mình.

“Calvin biết nếu học ngành khác thì sớm muộn gì trường cũng đuổi à, vì toàn điểm C và D. Nên thôi thì cứ làm liều, đi học ‘fashion design’ luôn coi sao,” người thanh niên có chất giọng Bắc “lai lai” lại cười khi nhớ lại bước đầu chọn nghề.

Vì yêu thời trang nên

Calvin vô học là thích liền.

Anh nhớ lại, “Khi quyết định học ngành thiết kế thời trang, Calvin ra chợ K-Mart mua một cái máy may. Chưa biết may bao giờ hết mà cũng bày đặt xỏ kim vào, rồi đút vải vô may. Lúc đầu may cứ như con rắn vậy, sao từ từ mới thẳng lại.”

Tuy nhiên, “những thiết kế thời gian này đến giờ Calvin vẫn còn, bán vẫn có người mua,” anh tiết lộ.
“Phải là người không biết sợ”

Calvin cho biết, “Ở học kỳ đầu tiên tại trường The Art Institutes, Calvin đoạt giải ‘Designer of the Year’ rồi. Calvin thắng giải của Fashion Group International nữa. Nhưng lúc đó cũng có biết các giải thưởng đó là gì đâu, cứ gửi thi chứ cũng không biết là mình có thực sự giỏi không nữa. Nhưng ai ngờ họ thích mình thật. Đồng thời cũng trong năm 1995, Calvin được giải ‘The Best Evening Wear Designs.’ Thế là Calvin mới về tự mở một công ty K-oss thiết kế thời trang nam giới ở Chicago trong thời gian khoảng 2 năm trước khi tốt nghiệp đại học.”

Tốt nghiệp đại học, Calvin bắt đầu hướng tới New York, một trong những kinh đô thời trang thế giới. Thời gian này, Calvin vận dụng những kiến thức học được từ nhà trường để tiếp cận với thế giới màu sắc và nền văn hóa đa dạng của thành phố thời trang bậc nhất thế giới, thông qua việc học nghề từ nhà tạo mẫu tên tuổi Carolina Herrera, người từng đoạt giải “Geoffrey Beene Lifetime Achievement Award.”

Sau đó, Calvin được nhận vào làm “Giám Đốc Sáng Tạo” (Creative Director) cho Zabari, một cửa tiệm thời trang danh tiếng ở New York.

Tuy nhiên, không lâu sau, để thỏa mãn khao khát có được những thiết kế mang đậm phong cách của riêng mình, người thanh niên trẻ tuổi khi đó đã mạnh dạn mở một cửa hàng riêng cho mình mang tên Sac Boutique ở Chicago vào năm 2000.
Calvin Trần Classic Collection
Những thiết kế quyến rũ, đậm nữ tính, nhưng cũng đầy tinh tế và táo bạo của Calvin Trần nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người yêu thích thời trang. Các sản phẩm của Calvin được giới thiệu trên những tạp chí nổi tiếng Hoa Kỳ, và được giới người mẫu ưa chuộng.

Không chỉ giành nhiều giải thưởng về thiết kế thời trang, Calvin còn là một trong những gương mặt nổi bật của chương trình The Fashion Show mùa thứ hai do đài BRAVO thực hiện với tài dẫn dắt chương trình của Isaac Mizrahi và Iman.

Hiện tại, Calvin Trần là chủ nhân ba cửa tiệm thời trang tại New York và Chicago.

Nghe Calvin nói, tôi cứ ngỡ con đường đi đến thành công của anh dễ dàng và đơn giản như trong bàn tay. Thế nhưng khi hỏi, “có bao giờ anh thiết kế ra mẫu gì đó mà bị chê nhiều không?” Anh chẳng giấu giếm, “Ớ, bị chê đầy chứ! Như hồi mình làm một show trên đài truyền hình BRAVO, show ‘The Ultimate Collection,’ chiếc áo đầu tiên Calvin thiết kế bị người ta chê, chê tơi chê tả, chê mà không tả nổi luôn!”

Tôi ngạc nhiên, “Thế khi bị chê như vậy anh có… buồn không?”
UserPostedImage

“Buồn thì chẳng buồn, bởi vì mẫu Calvin thiết kế ra thì phải là mẫu mình thích trước đã, còn làm sao mà mình làm vừa lòng tất cả mọi người được. Đã nói là ‘art,’ là ‘fashion’ thì mỗi người mỗi ý. Ai thích chê thì cứ chê thoải mái, và đừng có mua. Còn nếu khen thì mua ủng hộ mình một cái! Dễ mà,” anh trả lời tỉnh rụi.

Anh giải thích thêm, “Muốn thành công trong lãnh vực thiết kế thời trang, mình phải hiểu được văn hóa làm ‘fashion.’ Đôi khi cái ‘style’ của mình quê quá thì không được. Cho nên học ngành thiết kế thời trang này phải là người không biết sợ gì hết. Nếu mình học mà cứ sợ thiết kế ra bị người ta chê này nọ thì sẽ không bao giờ thành công được.”

Như muốn chia sẻ thêm kinh nghiệm của người đã có thể vượt qua được những thất bại, đắng cay của công việc không dễ để thành danh này, Calvin kể lại một kỷ niệm, đúng hơn là một thất bại mà anh cho là đáng nhớ nhất trong đời.

“Như đã kể, ngay ở năm học thứ nhất, Calvin thắng giải nhất của Fashion Group International. Vậy mà sang năm học thứ hai, Calvin gửi đồ đi thi thì bị loại từ vòng đầu luôn.”

“Lúc đó Calvin quê đến mức muốn nhảy cầu chết cho rồi vì cảm thấy điều đó quá khắc nghiệt. Nhưng khi bình tâm lại, mình nghĩ những điều bị từ chối như vậy chỉ là một phần của cuộc sống, chẳng là gì hết. Một người không thích nó không có nghĩa là tất cả mọi người đều không thích nó. Khi mình thích, mình làm, mình yêu sản phẩm của mình rồi thì chẳng còn sợ bị ai chê nữa hết,” anh nói đầy tự tin.
“Không biết sợ nhưng điều khó nhất của một nhà thiết kế là ở chỗ nào?” – “Khó nhất là tưởng tượng, là làm sao cho chiếc áo mặc vào phải cảm thấy dễ chịu, thoải mái, vừa vặn. Thiết kế làm sao mà khi người ta mặc vào rồi là không muốn cởi nó ra nữa,” Calvin trả lời một cách đơn giản.

Một điều khá thú vị mà Calvin không ngại chia sẻ, đó là: Đa số nhà thiết kế không mặc chiếc áo họ ‘design’ nên không bao giờ biết là người mặc cảm thấy thế nào. Nhưng với Calvin, khi may xong chiếc áo thì chính tác giả sẽ là người mặc thử, để xem nó có bị gì không.

Nguyên tắc làm việc của Calvin là “hãy thành thật và tự tin ở chính mình. Hãy làm theo suy nghĩ của mình. Cái gì mình đã thích rồi thì phải làm thôi.”

Tôi chưa biết liệu mình có đủ tự tin như Calvin đã và đang có hay không, nhưng những gì anh chia sẻ đã mang đến cho tôi cái nhìn mới về lãnh vực này. Tôi hiểu thêm những khó khăn mà tôi có thể gặp phải, sẽ phải đương đầu nếu dấn thân vào con đường trở thành nhà thiết kế thời trang. Nhưng dù thế nào đi nữa, việc lắng nghe tiếng con tim mách bảo sẽ cho mình thêm nội lực vươn đến thành công.
Theo báo Người Việt

Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.