logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/12/2016 lúc 09:33:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, có một hiện tượng tức cười là ở bên Nhật hiện nay, phụ nữ Nhật thích xài các loại túi xách là những chiếc bao bì dùng để đựng cám heo hay cám gia cầm, phát xuất từ Việt Nam, các công ty Nhật đặt mua đủ thứ nhãn hiệu lúc còn mới tinh với số lượng lớn tại các nơi làm bao bì, đem về “chế biến” lại như thêm hai quai xách chẳng hạn, thành những chiếc túi xách “hàng hiệu”, bán khắp nơi trong nước và các phụ nữ Nhật thích dùng một cách hãnh diện vì nó đơn giản, nhẹ nhàng, đựng gì cũng được. Trong khi đó thì ở VN, các cô ca sĩ, hoa hậu, người đẹp chân dài (người mẫu)… đua nhau “tậu” các túi xách “hàng hiệu” nổi tiếng thế giới chế tạo tại nước ngoài, có những chiếc giá tới hàng trăm ngàn đô la Mỹ. Các tờ báo lá cải thi nhau ca ngợi khiến những cô kém thế hơn cố gắng gồng mình mà mua cho được bằng người ta, gây nên phong trào “con gà tức nhau tiếng gáy” hết sức kỳ cục. Sau đây xin mời quý bạn xem bài “Quẳng túi xách đi mà vui sống” rất vui của đạo diễn Lê Hoàng, một đạo diễn rất nổi tiếng trong nước, nói về việc đó.
Phần thứ hai của bài này là hai câu chuyện hoàn toàn có thật thuộc về gia đình, xin mời quý bạn thưởng thức…
UserPostedImage
Một túi xách bằng bao bì cám nuôi gia cầm của VN tại Nhật
Câu chuyện phụ nữ
Chả biết ở đâu ra sao chứ ở Việt Nam, Lê Hoàng biết rằng cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống” luôn luôn là một cuốn sách bán chạy nhất trong mấy chục năm.
Lê Hoàng là một kẻ dốt văn, dốt đến thảm hại cho nên cả đời chưa viết nổi một trang tử tế nào chứ đừng nói cả một cuốn sách. Nhưng nếu có thể được, Lê Hoàng sẽ viết cuốn “Quẳng túi xách đi và vui sống” dành riêng cho các cô gái lẫn quí bà.
Tại sao thế? Tại vì Lê Hoàng và gần như tất cả đàn ông trên đời này đều cực kỳ ngạc nhiên, cực kỳ hốt hoảng, cực kỳ sợ hãi và cực kỳ buồn cười khi thấy các cô dành quá nhiều tiền bạc cho các thứ gọi là túi xách ấy.
Có những túi xách giá hơn trăm ngàn đô la, bằng cả chiếc xe hơi cực sang, còn những túi xách dăm bảy ngàn đô thì nhiều vô số kể, bày la liệt trong các tiệm sang trọng rực rỡ ở các đại lộ trung tâm.
Thật là dại quá. Tại sao lại dại? Tại vì tôi xin thề, con gái xách túi có đắt tiền đến đâu cũng chả để lại ấn tượng gì với đàn ông hết. Đàn ông không hề phân biệt được các loại túi xách và cũng chẳng hề quan tâm đến chúng. Không một may may! Bởi khi nhìn một cô thiếu nữ, đàn ông nhìn đầu tiên xem cô ấy có xinh đẹp không, có “sexy” không, hoặc có ngoan ngoãn không, có nữ tính không, cao hay thấp, trắng hay đen… chứ chả ai nhìn xem cô ấy cầm “cái quái gì” trên tay cả. Bởi vì túi xách đắt tiền có bao nhiêu là loại, trong đó có nhiều loại nhìn qua cũng chẳng có tí đặc biệt nào. Chưa kể thế giới hôm nay tràn ngập đồ giả, mà giả và thật chả khác nhau bao nhiêu, đàn ông hơi đâu mà xem xét cơ chứ! Do đó, phụ nữ đổ tiền vào trang phục là rất đúng, đổ tiền vào trang điểm lại càng đúng hơn, đổ tiền vào chăm sóc da hay thẩm mỹ cũng đúng nốt, chứ đổ tiền vào túi xách là một sự phí phạm vô bờ.
Ấy là chưa kể tất cả các túi xách đắt tiền đều làm một nhiệm vụ quan trọng là khiến cô nào mang nó trông càng … già đi. Các thiếu nữ tuổi teen rất nhí nhanh, trẻ trung mà vác những thứ ấy chả khác gì vội vã lên chức quý bà. Cho nên Lê Hoàng chỉ biết ôm bụng cười khi thấy các em nhà mình, xinh tươi hớn hở như thế cứ khệ nệ ôm túi xách, nhiều cái to đùng, mỗi khi đi đâu thì cố tình để túi trước bụng to lù lù như cái bị, để khoe.
Theo chúng ta biết, đằng sau những túi xách này là bao nhiêu chuyện vừa khôi hài, vừa bi kịch vừa đẫm nước mắt. Đã có ngôi sao nọ tố ngôi sao kia là mang túi xách giả. Đã có người mẫu này chửi người mẫu khác vì bán túi xách cũ cho mình. Tự nhiên cái bị bằng da ấy đã biến thành thứ để người ta đánh giá nhau hoặc đay nghiến nhau.
Tôi không bảo những túi xách ấy là xấu. Nhưng chắc chắn đó là một cú Iừa thế kỷ của các hãng thời trang. Về mặt khoa học mà xét, làm sao việc chế tạo một túi xách lại có thể đắt ngang việc chế tạo một chiếc xe hơi? Hỡi những cái đầu có chút tỉnh táo, chả có thế mà ở rất nhiều tỉnh của Trung quốc, trong làng quê, họ đang làm ra các túi xách giả không kém gì thật. Nhung chưa ai chế tạo nổi một chiếc xe hơi giả, thế mà giá của chúng lại bằng nhau. Thật là bịp bợm!
Trong một bộ phim gần đây về một cô gái nổi tiếng, cảnh đầu tiên khi vị đại gia gặp cô gái ấy là lập tức để lên bàn một đôi giầy và một chiếc túi xách đắt tiền. Hình ảnh đó đã làm hại cô ta và hại cả anh chàng trong mắt những người xem trí thức, dù các cảnh phim sau có thanh minh bằng cách nào đi nữa.
Bản thân Lê Hoàng tin rằng, rất nhiều đàn ông khác cũng thế, chỉ cần nhìn một thiếu nữ xinh xắn, vui tươi, cặp một cái kẹp tóc nhỏ xíu trên đầu hay đeo một đôi bông tai bằng pha lê lấp lánh là thấy rung động lắm rồi, cần gì tới cái ví da to đùng kia.
Sẽ có nhiều cô cãi, bảo rằng con gái đeo túi xách sang trọng cho mình chứ có phải cho đàn ông đánh giá đâu mà anh phát biểu. Thôi đi, đừng có cái tật lừa dối. Phụ nữ làm gì cũng để cho đàn ông nhìn và ngược lại. Ngày tất cả đàn ông biến mất cũng là ngày tất cả các phụ nữ quăng túi xách sang trọng vô sọt rác cho mà xem.
Suy cho cùng, việc khoác túi xách đắt tiền là việc riêng của các vị. Nhưng yêu một thằng cha chỉ vì nó tặng túi xách cao cấp cho mình, hay nhịn ăn nhịn mặc, nhịn chơi để mua một chiếc túi xách cho bằng với người ta là đầu tư không hiệu quả.
Rất nhiều người không biết việc tung hô túi xách là thủ đoạn tinh vi của các hãng quảng cáo. Họ thuê các cô gái nổi tiếng mang túi xách đi đâu đó và thuê phóng viên chụp hình, viết bài đăng lên khiến các thiếu nữ bình dân mê mẩn, tin chắc đó là một tiêu chuẩn cực kỳ khẩn thiết và tối cao.
Lê Hoàng xin kể một câu chuyện này tuy có hơi xa nhưng vẫn hữu ích, dó là trong chuyến viếng thăm gần đây, thú tướng Singapore Lý Hiển Long qua Mỹ, phu nhân của ông đã được cả thế giới ngưỡng mộ vì mang theo cái túi xách do trẻ em khuyết tật làm, giá chưa tới mười đô la. Trong khi lương của ông Lý Hiển Long một năm là hai triệu đô la, đủ để ông mua cho vợ mọi túi xách trên đời, nhưng họ không bao giờ làm như thế.
Cho nên các bạn gái muốn được đàn ông và công chúng chú ý, hãy xách những chiếc túi xách thật trẻ, thật độc đáo mà chỉ riêng mình tự tay làm ra hoặc tự tay chọn, việc gì mà phải lao đầu theo mấy cái “hàng hiệu” đắt tiền.
Bên Paris (Pháp), nơi sản sinh ra phần lớn túi xách “cao cấp” của thế giới, nhiều người dân cứ ôm bụng cười khi thấy các cô gái châu Á chen nhau vào mua sắm.
Lê Hoàng
Câu chuyện gia đình
Sau đây là lời tâm sự của một nữ độc giả ở Quảng Ninh (nơi có thành phố Hạ Long) về việc bố mẹ chia rẽ và đối xử vơi con cái không được tốt đẹp, xin mời quý bạn xem xét…
“Ngay từ ngày còn nhỏ, tôi đã được nghe những câu hát ru: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Vậy mà điều đó lại không hề đúng như tôi đã tưởng tượng. Vâng, nói ra thì bạc bẽo, chẳng thà ba chị em tôi mồ côi có khi còn hạnh phúc hơn khi có bố mẹ như vậy. Chúng tôi, ba đứa trẻ khốn khổ ngần ấy bị chính bố mẹ ruột nhẫn tâm bỏ rơi. Họ bỏ đi biền biệt và chưa một lần về thăm chị em tôi.
Mới đó mà đã 20 năm. Mọi nỗi đau, mọi sự oán hận tôi tưởng như mình đã chôn vùi, đã quên hết, nhưng nay, tất cả những thứ đó lại bị đào xới thêm lần nữa.
Ngày ấy, tôi 12 tuổi, còn hai đứa em gái, một em 8 tuổi và một em mới lên 4. Tôi không biết bố mẹ mình đã từng yêu nhau ra sao, đã có những tháng ngày hạnh phúc như thế nào. Có lẽ là có hạnh phúc nên họ mới lấy nhau và sinh ra chúng tôi. Chị em tôi cũng như hầu hết những đứa trẻ khác quanh nhà, từng được bố mẹ yêu thương, chiều chuộng, vô tư cười, hát, nô đùa.
Rồi tôi không hiểu tại sao mọi thứ dần đổi khác. Bố mẹ ít đi chung với nhau, không ngủ cùng giường. Bố ít về nhà vào những bữa cơm và mẹ cũng thôi không chờ đợi.
Lúc đó, tôi đơn giản nghĩ, bố mẹ giận nhau rồi lại làm lành với nhau thôi mà. Giống như chị em tôi vậy, cãi vã, giận hờn rồi lại chơi chung, lại nắm tay nhau, cười nói. Bức tường hôn nhân, ban đầu chỉ là những vết rạn rồi dần nứt toác ra thành những mảnh vỡ.
Có những đêm khuya tôi nghe thấy những lời cãi vã chát chúa phát ra từ phòng cha mẹ. Trong cuộc cãi lộn, họ đay nghiến nhau về chuyện tiền bạc, về công việc và chuyện một người phụ nữ nào đó xen vào gia đình tôi. Cũng từ đó, bố ít khi về nhà, còn mẹ gần như biến thành một người khác, vô tâm và độc ác. Mỗi sáng mẹ không dậy sớm nấu ăn sáng cho cả nhà, không đưa đón hai đứa em tôi đi học mà giao hết cho tôi.
Mẹ đánh chúng tôi nhiều hơn, hễ phạm phải một lỗi nhỏ là mẹ đánh không tiếc tay. Tôi nhớ có lần tôi nấu cơm, vô tình đánh vỡ hai quả trứng, vậy là mẹ nắm tóc, dùng chiếc đũa cả (chiếc đũa to, dài, dùng để xới cơm ra chén), đánh vào đầu tôi tới tấp, kèm theo là những lời mạt sát: “Cái nòi ăn hại. Mày làm được trò trống gì đây…”.
Hay có hôm, đứa em út của tôi vô tình làm bẩn chiếc áo vừa thay, mẹ tôi tát em đến mức hằn cả vết những ngón tay trên má. Thậm chí, có lần em thứ hai của tôi đi học về, vì quá đói, nó dọn cơm và lỡ tay đánh vỡ một cái bát, mẹ tôi bèn cầm sợi dây thừng quật vào người nó và bảo: “Cái thứ chúng mày thì nốc làm gì nữa, phí cơm của tao!…”.
Cho đến một ngày, đêm đã rất khuya, khi tôi đang chìm vào trong giấc ngủ thì giật mình bởi tiếng đổ vỡ, tiếng cự cãi, tiếng gào khóc từ phòng cha mẹ tôi. Tôi hé cửa phòng mình để nghe xem bố mẹ nói những gì. Và đến hôm nay tôi thật sự hối hận vì hành động ngày đó của mình. Bởi giá như không nghe thấy những lời nói ấy, có lẽ tôi đã không đau đớn suốt mấy chục năm qua.
– Mày đẻ ra toàn lũ vịt giời thì tự nuôi lấy đi!
– Ai ép tôi đẻ? Tôi đã hầu hạ bố con anh bao nhiêu năm nay, thế là quá đủ rồi. Anh bắt tôi đẻ đứa thứ 3 thì anh phải nuôi nó. Tôi sẽ mang con Ngọc đi.
Ngọc là tên đứa em thứ hai của tôi.
– Tao không nuôi đứa nào hết! Toàn lũ vô dụng!
– Được thôi, nếu tôi nuôi hết, anh phải để lại đất, nhà, xe cộ cho tôi, không thì đừng hòng!
Cứ thế họ đôi co, đùn đẩy nhau việc nuôi ba chị em tôi. Rồi vào một ngày mưa tầm tã, họ đưa chị em tôi lên tòa, và tại đây, họ vẫn cãi cọ chuyện phân chia nhau chăm sóc các con như chia một món nợ.
Tôi được tòa xử ở với cha, còn hai đứa em theo mẹ. Hôm đó, tôi đã khóc lóc thảm thiết xin bố mẹ đừng chia tay, nhưng họ dửng dưng, gương mặt chẳng chút xót xa.
Rồi nhanh chóng, bố tôi bỏ tôi lại cho ông bà nội, còn hai đứa em thì mẹ bỏ cho ông bà ngoại chăm sóc. Căn nhà cũ bị bán, bố mẹ tôi đi đâu chúng tôi cũng không rõ.
Tuổi thơ của chúng tôi vắng bàn tay chăm sóc của bố mẹ nhưng thừa sự kỳ thị, ghẻ lạnh của người đời và hàng xóm láng giềng vì chúng tôi là con của nhũng kẻ vì tiền mà bỏ rơi con cái.
Nhiều lần tôi đã hỏi bà nội rằng sao bố mẹ không về thăm chúng con, bà nội trả lời: “Bố mẹ bận công việc, rồi họ sẽ về bù đắp cho các con”.
Tôi đã bám víu vào câu nói của bà nội để mạnh dạn và tự tin mà lớn lên, mà sống tiếp phần đời lắm bão táp và không thiếu bất hạnh.
Những năm tháng đằng đẵng, ba chị em tôi sớm già trước tuổi nhưng vẫn tỉnh táo và bình thản trước mọi sóng gió cuộc đời, phần lớn cũng là nhờ ông bà nội và ông bà ngoại rất thương các cháu.
Rồi chị em tôi cũng trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định ở Hà Nội. Tôi và đứa em thứ hai đã lập gia đình, sống rất hạnh phúc, có thể nói là có của ăn của để. Còn em út thì đang học Y khoa, cũng sắp ra bác sĩ. Chúng tôi coi như bố mẹ đã chết từ lâu và luôn cố quên đi ký ức về những ngày tháng đau buồn ấy.
Tuy nhiên, trong khi tôi tưởng mình đã quên tất cả mọi chuyện thì một hôm, người đàn bà đã sinh ra ba chị em tôi bỗng dưng trở lại.
Bà ta đến tìm tôi trong bộ dạng già nua, tiều tụy đến mức suýt chút nữa thì tôi đã không nhận ra. Bà cầm tay tôi, nức nở hỏi thăm và xin lỗi. Tôi sửng sốt nhìn mẹ rồi mãi mới thốt ra được câu hỏi là sao bỗng dưng mẹ đến tìm con có việc gì? Dường như chỉ chờ tôi hỏi câu đó, mẹ bắt đầu kể lể những khó khăn vất vả của mình suốt bao năm qua.
Bà kể rằng sau khi chia tay với bố, bà vào Nam và có một mái ấm mới, sinh hai đứa con. Mấy năm gần đây, bà là chủ hụi với quy mô khá lớn. Bà huy động được số người tham gia rất đông do lời hứa sẽ trả lãi cao. Nhiều người hám lời, chơi hụi do bà đứng chủ. Đến lúc vật giá tăng lên vòn vọt, nhiều người tiếc của, giựt hụi. Hụi vỡ, bà đã bán hết cái này cái khác lấy tiền thanh toán nhưng cũng không đủ khả năng chi trả, hiện nay còn nợ lại các “nhà con” khoảng một tỷ đồng. Ngày nào người ta cũng đến đòi, nhiều người còn thuê bọn đầu trâu mặt ngựa đến phá phách và ra lệnh đến ngày đó ngày nọ nếu chưa có tiền trả, chúng sẽ giết chết cả nhà. Bà đã xoay sở hết cách nhưng cũng không vay mượn ai được, đành phải bỏ nhà, đang đêm vợ chồng đem hai đứa con đi trốn, bây giờ bà đến tìm tôi, nhờ tôi cứu giúp qua cơn hoạn nạn…
Kể ra khoảng một tỷ đồng, với khả năng của tôi, tôi có thể lo được. Nhưng tôi cay đắng hỏi rằng nếu vợ chồng tôi không làm ăn khấm khá như bây giờ và nếu bà không gặp hoàn cảnh cùng quẫn thì có thèm nhớ đến mấy chị em chúng tôi hay không? Hơn nữa suốt bao nhiêu năm nay tôi phải lo cho cô em út từ khi học trung học cho đến giờ, sắp ra bác sĩ, cũng công phu lắm chứ, tiền bạc đâu có ít. Bà không biết trả lời thế nào chỉ ôm mặt khóc và chắp tay van xin tôi cứu giúp nếu không cả nhà sẽ bị bọn chúng giết chết…
Thưa quý vị độc giả, tôi đã nói chuyện với hai em nhưng chúng vẫn còn giận nên dửng dưng và nói rằng chúng không quen biết người đàn bà đó. Thậm chí cô em thứ hai của tôi còn nói rằng chị đừng nói đến tiếng “mẹ” với em nữa, mẹ gì mà bỏ con từ lúc chúng còn thơ dại, suốt 20 năm không thèm nhớ tới, bây giờ cần thì mới tìm đến.
Giúp đỡ mẹ thì tôi giúp được nhưng ký ức về sự đùn đẩy nuôi con rỏi bó rơi chị em tôi cứ mồn một hiện về, khiến tôi gần như muốn đoạn tuyệt với bà. Tôi rất đau đớn và phải làm sao bây giờ?
 Vi Thanh N. (Cẩm Phả, Quảng Ninh)
UserPostedImage

Sau đây là sự góp ý bằng một câu chuyện sống thực của một độc giả tên Bùi Công Ước ở Thái Nguyên, mong quý bạn xem xét.
Bạn Thanh N. thân mến,
Quả thực, tha thứ cho những người đã từng khiến ta đau đớn là điều rất khó khăn. Nhưng nếu ta làm được chuyện đó, chắc chắn nó sẽ mang lại cảm giác nhẹ lòng mà ta không thể có được khi ôm riết lấy mối oán hận.
Tôi cũng là một đứa trẻ bất hạnh khi bị bố mẹ bỏ rơi ngay chính trong ngôi nhà của mình. Và suốt bao năm đớn dau, trĩu lòng, cuối cùng tôi đã có được cảm giác yên bình khi tha thứ cho họ.
Năm nay tôi 36 tuổi và là con trai thứ hai của bố mẹ. Bố mẹ tôi sinh được một gái, hai trai. Trên tôi là người chị lớn đã có gia đình, sau tôi là đứa em út năm nay 28 tuổi.
So với chị và em thì tôi không được sáng dạ bằng. Tôi học hành vất vả, khó khăn, đì đẹt mãi mà học lực vẫn kém. Suốt những năm học cấp một, cấp hai, tôi gần như đội sổ trong lớp. Đã thế ngoại hình của tôi lại rất khác so với chị và em trai trong nhà. Chị gái tôi rất giống mẹ, có nước da trắng ngần, đôi mắt đen láy, khuôn mặt trái xoan. Chị vừa học giỏi lại vừa xinh đẹp, nết na, ngoan ngoãn. Bố mẹ tôi cưng chiều chị vô cùng. Còn em trai tôi thì được thừa hưởng nét nam tính và sự vạm vỡ, khỏe mạnh của bố. Nhìn chị và em tôi, không ai nói rằng tôi là anh em ruột của họ. Bố mẹ tôi đều trắng trẻo cao ráo, gương mặt thanh thoát thì tôi đen đùa, lùn tịt, mặt mũi xù xì trông rất đáng sợ.
Tôi ghét bản thân mình một thì bố mẹ tôi ghét tôi mười. Bởi vậy đi đâu họ cũng không muốn cho tôi đi cùng. Nếu có ai đến chơi, bất ngờ gặp mặt và hỏi về sự khác biệt của tôi, bố mẹ tôi thường ngượng nghịu nói láng sang chuyện khác.
Trong khi bố mẹ thương yêu, chiều chuộng chị và em trai tôi bao nhiều thì họ đối xử khó chịu, bực bội, ghẻ lạnh với tôi bấy nhiêu. Mỗi khi bố mẹ gặp rắc rối trong bất cứ vấn đề gì, bỗng dưng tôi trở thành nơi để họ trút giận. Những khi mẹ vắng nhà, tôi làm điều gì đó không vừa ý bố là ông lại buông những lời lẽ gây tổn thương rất nặng cho tôi: “Cái hạng ngu dốt, đần độn như mày, cút đi cho khuất mắt tao!”. Hoặc: “Tao cũng đến lạ, không hiểu mẹ mày ăn cái gì, đi với ai mà lại đẻ ra cái thứ lạc loài, người không ra người, ngợm không ra ngợm như mày!”. Tôi rất đau đớn trước những câu mạt sát thậm tệ của bố mỗi khi có lỗi.
Mẹ tôi không chửi tôi rằng mày không phải con tao như bố nhưng luôn rủa xả tôi mỗi khi bà tức giận: “Sao tao lại sinh ra cái thứ khốn nạn như mày, chẳng được cái nết nào cả, thua kém đủ thứ trên đời”. Hoặc: “Mày thử xem em với chị gái mày xem có ai vừa xấu xí vừa ngu dốt, vô dụng như mày hay không?”…
Tôi cứ thế lớn lên trong sự ghét bỏ, thiếu công bằng và rất tàn nhẫn của bố mẹ, đến mức chị gái và em trai tôi cũng phải ái ngại thay cho tôi. Tôi không chịu nổi nữa, bèn bỏ học sớm, ra ngoài lăn lộn kiếm ăn. Bố mẹ thấy tôi bỏ đi, thở phào nhẹ nhõm như trút được một gánh nặng.
Tôi rất ít khi trở về nhà, có khi biền biệt đến vài năm mới đảo qua nhà một lần rồi lại lặng lẽ đi ngay. Bố mẹ có thèm hỏi tôi lấy một câu nào đâu mà về.
Rồi một biến cố xảy đến với gia đình tôi. Đó là cách đây gần 6 năm, em trai tôi được phát hiện ra là bị suy thận đã tới giai đoạn 3. Các bác sĩ nói em muốn sống được thì phải ghép thận, nếu không, chạy thận thì chỉ duy trì được khoảng 1 năm nữa là cùng. Và các bác sĩ cũng khuyên muốn tìm được thận thích hợp, trước hết nên tìm ngay chính trong số những người thân của gia đình mình, chứ tìm người cho rất khó, gần như không thể xin ai được.
Bố, mẹ, và chị gái tôi đều làm xét nghiệm. Nhưng bố mẹ đã quá yếu để hiến thận nên các bác sĩ đã từ chối. Còn chị gái tôi thì các chỉ số lại không phù hợp. Lúc này, bố mẹ mới đi tìm và nói chuyện với tôi. Tôi đồng ý làm xét nghiệm. Thật bất ngờ, thận của tôi và em trai tôi lại rất tương thích.
Lần dầu trên trong đời, tôi thấy bố mẹ quan tâm chăm sóc tôi như thế. Họ gọi tôi bằng “con” và xưng bố, mẹ một cách trìu mến. Họ hỏi tôi muốn ăn cái gì và nấu những món ngon cho tôi. Lúc đó tôi cay đắng nghĩ thầm rằng họ tử tế với tôi, tất cả chỉ vì mong tôi cứu sống con họ. Nhưng tôi vẫn quyết định chia sẻ một phần thân thể của mình để em được sống tiếp.
Trước ngày phẫu thuật, tôi căm giận quá nên hỏi bố mẹ một câu: “Nếu con là người mắc bệnh liệu bố mẹ có sốt sắng, lo lắng cho con như đã lo cho em con không?”. Nghe tôi hỏi, nét mặt mẹ biến sắc còn bố thì cúi đầu im lặng, có vẻ xấu hổ và ân hận, còn tôi thì bật khóc chạy ra ngoài. Bố mẹ tôi theo ra năn nỉ.
Cuộc phẫu thuật thành công, bố mẹ tôi như người sống lại. Mọi người đều vui vẻ, trừ tôi. Ngay sau khi cơ thể đã hồi phục, tôi lặng lẽ bỏ đi.
Bố mẹ đi tìm tôi. Họ xin lỗi và mong tôi bỏ qua những điều không nên không phải của họ. Tôi im lặng và nghe lòng mình đau nhói. Cảm giác đó đè nặng trong tâm hồn tôi nhiều năm khiến tôi rất khó chịu. Rồi tôi vào chùa, ăn mày cửa Phật để tìm cho mình sự yên bình.
Tụng kinh niệm Phật, tôi ngộ ra được nhiều điều và tôi đã tự bỏ được cam giác oán hận cha mẹ. Hiện tại tôi sống rất thanh thản và sự đau đớn hoàn toàn không còn nữa.
Vì vậy, bạn Vi Thanh N. thân mến, tha thứ là cách thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi tin rằng, khi bạn đã tha thứ cho bố mẹ, mọi nỗi đau sẽ không còn nặng nề như trước nữa. Chúc bạn mạnh mẽ!
Bùi Công Ước (Đại Từ, Thái Nguyên)

Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.219 giây.