(Hình minh họa: Thomas Lohnes/Getty Images)
NEW JERSEY (NV) – Đây là thời điểm mà các học sinh trung học nộp đơn tuyển sinh vào các trường đại học. Tùy vào mỗi trường, có nơi yêu cầu học sinh phải nộp bài luận văn vì đây là một trong những yếu tố giúp nhà trường đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đây là 9 “mẹo” mà trang Forbes đưa ra:
1. Đừng đợi nước đến chân mới nhảyTuy vào thực lực, có người có thể viết được một bài văn hay chỉ với khoản thời gian ngắn, nhưng có người cần nhiều thời gian hơn để lên ý tưởng, lập dàn bài và thời gian trau chuốt lại để có một thành phẩm ưng ý. Nên sắp xếp thời gian là một yếu tố quan trọng để có thể viế được một bài luận văn hay.
2. Chọn một chủ đề và giữ vững lập trườngĐừng phí quá nhiều công sức để suy nghĩ về đề tài mình có thể chọn để có một bài luận văn thú vị. Việc bạn nên làm là chọn một chủ đề mà bạn hiểu rõ nhất mà có thể thỏa mãn yêu cầu của đề bài, cùng lúc, đưa ra một ý chính hay để có một bài luận văn mạnh và thuyết phục hơn.
3. “Đoán” câu trả lời hoàn hảoNgoài việc áp dụng những kỹ năng viết bạn từng học trong trường, bạn có thể “dự đoán” câu trả lời hoàn hảo mà người đưa đề đặt ra, nhằm có thể đưa ra một câu trả lời chính xác.
4. Không nhất thiết theo “khuôn khổ”Bạn có thể “lồng cá tính” vào những bài luận văn để người đọc không bị nhàm chán. Bạn có thể dùng những ý tưởng vui nhộn, đa dạng độ dài của các câu văn, mạnh dạn sử dụng dấu như chấm than hay chấm phẩy, hoặc viết ít/nhiều hơn năm đoạn văn,… nhằm làm bài luận trở nên sống động.
5. Sáng tạo trong câu trả lờiNhư ý trên, nếu bạn có một góc nhìn thú vị và đầy sáng tạo, điều này có thể giúp bài luận của bạn nổi bật hơn hẳn những cử viên khác. Việc này giúp bạn gây ấn tượng mạnh với phía nhà trường vì lối suy nghĩ độc đáo của mình.
6. Đề tài cần tránhĐối với một số trường để bạn chủ động chọn đề tài, thì bạn cần tránh một số chủ đề sau vì những chủ đề này rất sáo ngữ, khiến người đọc bị nhàm chán: lời khuyên của ông bà về cuộc sống, khoe khoang (như bạn được đi trược tuyết, được nghì hè tại một nơi cao cấp,…), cảm giác nhớ nhà hay nhớ quê hương, hoặc những ý dẫn đến một câu tuyên bố, như “Tôi nhận ra rằng tôi thật may mắn khi…”.
7. Đề tài nên lưu ýNên chọn những đề tài nào có thể giúp chứng minh rằng bạn từng đọc cuốn sách, một tờ báo, hay một trang mạng giáo dục này ấy. Những đề tài này cho người tuyển sinh thấy rằng bạn là một người am hiểu và có kiến thức đến những gì xảy ra chung quanh. Hoặc đề tài về những cá thể nào cống hiến cho nhân loại; đề tài mang tính chất “bất ngờ”; đề tài sử dụng nhiều nhân hóa, so sánh và ẩn dụ; hoặc ngay cả những đề tài nghi ngờ cả đề bài đặt ra.
8. Đừng ngại nói đến những chủ đề khác lạNhững đề tài nào có tầm quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời bạn cũng có thể là một chủ đề hay. Ví dụ điển hình, bạn là một cầu thủ dự bị cho đội bóng của trường nhưng bạn không nản chí và quyết tâm nỗ lực để được trở thành cầu thủ chính thức.
9. Để một hai người tin tưởng xem lạiNên nhờ một người giỏi từ vựng và ngữ pháp xem lại để họ có thể cho bạn biết còn lỗi nào trong bài luận của bạn không. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn lọc lời nhận xét và tránh trường hợp hỏi quá nhiều người, vì nếu bạn chỉnh sửa theo ý mọi người, đây không còn là bài luận văn của bạn nữa.
Theo báo Người Việt