logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 14/12/2016 lúc 10:23:37(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Xã hội VN ngày nay: Người Việt đâu có cần cù, lo ăn chơi liên miên, ưa khoe thành tích, còn giả dối nữa chứ!

UserPostedImage
GS Trần Ngọc Thêm (Dân Trí)


SÀI GÒN - Truyền thống hiếu học, tính cần cù được người ta ca tụng, tự hào là ưu điểm của người Việt Nam, nhưng theo nhận xét và nghiên cứu của một giáo sư ở trong nước, đó là chỉ huyền thoại. Dân Việt ngày nay không còn hiếu học, mà là ham vui chơi và ưa nói dối.

Giả dối là điểm dễ thấy nhất trong xã hội Việt Nam ngày nay, từ cấp lãnh đạo đảng Cộng Sản cho đến các em trong trường học. Nghiên cứu của giáo sư cho thấy giả dối là “bệnh” số một trong các tệ nạn tại Việt Nam ngày nay.

Qua một bài báo đăng trên mạng Dân Trí hôm thứ Ba vừa qua, của tác giả Hoài Nam, người ta được biết những điều xấu kể trên được một vị giáo sư đưa ra trong khuôn khổ hội thảo về vấn đề nhân cách con người và giáo dục, được tổ chức tại thành phố Sài Gòn. Dưới đây là phần trích lược của bài báo đó.

Giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm đã nêu ra hàng loạt hiện tượng xuống cấp, suy đồi trong đời sống xã hội như bẻ cành bông hoa, “hôi” bia tại nơi xảy ra tai nạn, hiện tượng bòn rút tiền và vật liệu trong các công trình xây cất. Ông Thêm đặt câu hỏi: Tại sao?

GS Trần Ngọc Thêm cho hay đang có sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại nảy sinh nhiều thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhiều nước cũng gắn bó với kinh tế thị trường, đã và đang trải qua quá trình công nghiệp hóa, nhưng họ không phải trải qua những thực trạng, hiện tại tệ hại như ở Việt Nam.

Nhà nghiên cứu khoa học này đề cập đến việc người Việt đang có quá nhiều “căn bệnh,” nhiều tính xấu phổ biến ngay trong môi trường giáo dục - nơi mang trọng trách giáo dục nhân cách cho con người.
Ông phân tích bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng.

Ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra. Tình trạng học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng. Sự dối trá phổ biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành động được xem là khôn ngoan.

Theo nhóm nghiên cứu của GS Trần Ngọc Thêm thực hiện với 5,600 người thì bệnh giả dối đứng hàng đầu trong 34 tật xấu của người Việt, chiếm đến 81%.

Còn theo điều tra của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục 2008 thì tỷ lệ nói dối cha mẹ của học sinh ở cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50% và cấp 3 là 64% và sinh viên ĐH là 80%. Tức là càng học cao thì học sinh càng nói dối với cha mẹ nhiều hơn.

Trong trường học từ phổ thông lên đại học có bệnh “đồng phục” từ ăn mặc đến tư duy. Mặc cũng đồng phục, học cũng đồng phục, tư duy cũng đồng phục giết chết tư duy sáng tạo của học sinh. "Giáo dục chạy theo mục tiêu con ngoan, trò giỏi làm sản phẩm giáo dục bị triệt tiêu khả năng cá nhân. Trò giỏi là thuộc bài, làm đúng theo bài giả của cô giáo, làm sáng tạo là… sai, là kém.”

Đặc biệt, giáo sư Thêm nói rằng có những điểm lâu nay được cho là những giá trị tốt đẹp của người Việt Nam nhưng đó chỉ là huyền thoại. “Tôi gọi chúng ta có huyền thoại về tính cần cù. Bởi vì chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè. Không chỉ tính cần cù, về điều mà người Việt luôn tự hào là tinh thần hiếu học tôi cũng gọi là huyền thoại.”

Ông nói về mục tiêu học tập của người Việt: Ngày xưa thì học để làm quan, ngày nay thì để lấy bằng. Học vì sĩ diện, che giấu cái dốt, sợ người ta nói đến điểm yếu của mình.

Ngoài ra, ông chỉ ra hạn chế của người Việt là thiếu khiêm tốn, khi đẩy vào thế bắt buộc mới tỏ ra khiêm tốn. Còn ai cũng cho mình là “ông trời con” rất khó hợp tác. Rồi thói vô kỷ luật, không chấp hành các quy định mà còn làm ngược, ở đâu cấm cái gì thì xuất hiện cái đấy. Chỗ nào cấm họp chợ thì nhộn nhịp mua bán, không giẫm lên cỏ thì rủ nhau ngồi la liệt, cấm đổ rác thì nơi đó rác chất đống, vân vân và vân vân.

GS Trần Ngọc Thêm đề nghị xây dựng một hệ thống giá trị bản sắc Việt Nam mang tính đối chiếu để loại bỏ những thói hư tật xấu, có như vậy mới có giá trị định hướng. Trong đó, ông nhấn mạnh đến giá trị nhân ái, trung thực, bản lãnh, tình yêu dân tộc trong thời bình ở mỗi cá nhân.

Trong buổi hội thảo nói trên, một giáo sư khác cũng nêu ra những nét xấu trong nền giáo dục tại Việt Nam ngày nay.

Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hữu, nguyên giám đốc Đại Học Huế cho rằng nhiệm vụ giáo dục trước hết phải đào tạo ra những con người có đầy đủ nhân cách, con người có lòng tự trọng, trung thực, nhân hậu, biết trọng danh dự, nghĩa khí. Vị giáo sư này đã “vô cùng ngạc nhiên” trong năm qua và cho đến bây giờ, “giáo dục chúng ta không nhắc đến phẩm chất cao thượng của con người.” Ông đề cập đến tình trạng báo động, suy thoái hiện nay và đặt câu hỏi: Vì chúng ta quên hay vì chúng ta không còn lòng tin con người có thể cao thượng?
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.