logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/12/2016 lúc 01:40:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh đang làm việc với phụ nữ H'mông ở Trạm Tấu, Yên Bái Hình do chị Hồng cung cấp RFA.

Huyện Trạm Tấu thuộc vùng cao tỉnh Yên Bái, với 97% dân số người H’mông, là một trong 62 huyện nghèo nhất nước.

Trạm Tấu là một huyện vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Vì là vùng cao, thời tiết khắc nghiệt lắm, mùa đông rất lạnh, nhiều sương muối sương mù, trẻ em không có đủ quần áo ấm để mặc đâu. Làng bản thì cách xa nhau, giao thông đi lại cũng khó.

Đó là lời chị Nguyễn Thị Minh Hồng, một phụ nữ Kinh ở Trạm Tấu, người được giải Nữ Hộ Sinh Xuất Sắc Quốc Tế qua nỗ lực làm việc, khả năng đóng góp và hỗ trợ tích cực nhằm thay đổi nếp nghĩ của phụ nữ dân tộc vùng cao về lợi ích và sự cần thiết của y tế trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Ứng viên từ 14 quốc gia

Giải thưởng Nữ Hộ Sinh Xuất Sắc Quốc Tế do tổ chức Save The Children Cứu Trợ Trẻ Em ở Việt Nam phối hợp cùng tổ chức tài trợ Atlantic Philantrophy Foundation đồng trao tặng:

Dự án “Chăm Sóc Sức Khỏa Bà Mẹ Trẻ Sơ Sinh Từ Nhà Tới Bệnh Viện”, cho nữ hộ sinh, điều dưỡng và y sĩ đi tập huấn trong đó có phần học lý thuyết và học chuyên môn, bắt đầu vào tỉnh Yên Bái từ năm 2012 và đến tháng Tám vừa rồi đã kết thúc. Sau khi kết thúc khóa học thì có tổ chức thi chạy trạm để đánh giá trình độ chuyên môn của các học viên. Họ giám sát và theo dõi kết quả mình đạt được. Trong tình Yên Bái đợt vừa qua thì rất may là Hồng được trúng giải Nữ Hộ Sinh Xuất Sắc Quốc Tế, được đi tham dự và nhận cúp tại Canada.

Tốt nghiệp Trung Cấp Y Tế chuyên ngành Nữ Hộ Sinh ngay tại quê nhà Yên Bái, chị Minh Hồng về Trạm Tấu làm việc suốt 34 năm qua, hiện là phó trưởng Phòng Khám Đa Khoa Khu Vực ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.
Từ Hà Nội, bác sĩ Bùi Việt Hưng, điều phối viên dự án “Chăm Sóc Sức Khỏa Bà Mẹ Trẻ Em Từ Nhà Tới Bệnh Viện” mà Save The Children triển khai cho 3 địa phương Daklak, Cà Mau và Yên Bái, cho biết chị Minh Hồng là người trực tiếp tham gia và được đào tạo trong khuôn khổ của dự án từ năm 2012:

Save The Children phối hợp với Hội Đồng Nữ Hộ Sinh Quốc Tế cùng xét chọn ứng viên từ 14 quốc gia đang phát triển, nơi còn những vấn đề về bà mẹ và trẻ sơ sinh, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh còn nhiều khó khăn.

Căn cứ vào những cái mà chị Hồng cống hiến thì chúng tôi ở Việt Nam có đề cử 3 người ở 3 dự án khác nhau là Yên Bái, Cà Mau và Dak Lak. Hai người kia ở tuyến tỉnh, còn chị Hồng ở vùng cao mà đặc biệt có những cống hiến nhất định trong công việc của chị.

Ở vùng núi cao nhiều dân tộc thiểu số như Trạm Tấu những điều kiện cho công tác của chị Hồng còn rất nhiều khó khăn, Trạm Tấu lại là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Ngoài tính cần cù và chịu khó và nhiệt tình, khả năng của chị về mặt chuyên môn cũng thể hiện rất tốt. Trong điều kiện như vậy thì chị Hồng được bình chọn giải thưởng Nữ Hộ Sinh Xuất Sắc.

Hôm trung tuần tháng Tám 2016, chị Minh Hồng từ Yên Bái lên đường qua Vancouver, Canada, để nhận giải thưởng Nữ Hộ Sinh Xuất Sắc Quốc Tế. Đây là lần xuất ngoại đầu tiên đầy vinh dự đối với một cán bộ y tế vùng sâu vùng xa, nơi đã giữ chân chị suốt hơn ba thập niên:

Hồng qua Canada ngày 13 tháng Tám, nhận giải hôm 15 tháng Tám 2016, sau đó có nhiều các buổi hội thảo đi sâu vào chuyên môn. Thực ra nói về trình độ chuyên môn các thứ thì nó không phù hợp với nơi Hồng làm việc lắm nhưng Hồng cũng được phát biểu và cũng có những ý kiến cho mình tham khảo. Cũng có những người hỏi mình một số vấn đề và mình cũng đã trả lời cho mọi người hiểu được công việc mình làm ở bên Việt Nam.

Hồng rất vui và rất hãnh diện bởi vì trong bao nhiêu quốc gia mà chỉ có Việt Nam với Nigeria được giải. Bạn ở Nigeria là y tá mà rất tiếc bạn đó không sang Canada được bởi vì ở Nigeria hiện tại đang có chiến sự nên bên Canada không cấp visa cho bạn ấy sang lãnh thưởng mà phải chuyển giải đó về nước cho bạn.

Ở một nơi chỉ tin thấy cúng

Trở về và tiếp tục công việc của mình ở Trạm Tấu, Yên Bái, chị đã có thể chia sẻ với mọi người về những chặng đường gian nan mà chị phải vượt qua, về cuộc sống và phong tục của người địa phương mà chị phải tìm hiểu và học hỏi từ những ngày đầu :
Từ ngày bắt đầu ra công tác thì Minh Hồng ở trên bản cùng với người H’mông, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ H’mông, rồi nói chung là chăm sóc sức khỏe toàn diện luôn bởi vì lúc đó thì lực lượng cán bộ y tế rất là mỏng nên mình phải làm tất cả mọi việc.

Làm cán bộ y tế và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cho người H’mông không phải chuyện dễ, chị Minh Hồng nói. Người H’mông vốn hiền lành, ít nói, phải cái hay tin dị đoan và còn giữ nhiều hủ tục:

Có những hủ tục lạc hậu lắm, người ốm thì chỉ cúng ma thôi chứ không tin vào y tế. Có thai thì sinh tại nhà và sinh trong buồng kín, chỉ có chồng hoặc là mẹ chồng đỡ đẻ cho thôi còn không cho bất cứ một người lạ nào đến giúp cả. Nếu đẻ khó thì có khi là sản phụ chết, đứa trẻ cũng có thể tử vong ngay sau đó. Thế nhưng họ chỉ gọi thầy cúng đến thôi chứ còn họ không tin tưởng gì vào y tế cả.

Minh Hồng đã ăn ở cùng dân, đi làm cùng dân và học tiếng H’mông luôn, sau đó tuyên truyền vận động trong một thời gian dài thì người ta tin tưởng làm theo những cái mà mình tuyên truyền vận động. Dần dần họ cũng bớt dần những hủ tục lạc hậu đi. Đến giờ người dân nói chung đã tin tưởng, đến với cán bô y tế nhiều hơn. Chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng thì ngày càng được cải thiện hơn nhiều.
Tính đến thời điểm này, số phụ nữ H’mông ở Trạm Tấu tự động xuống trạm y tế xã để được theo dõi chăm sóc sức khỏe trong thời gian thai nghén cũng như sau khi sinh nở đã lên được 60%. Mặt khác, vẫn còn không ít gia đình chừng như không thể nào dứt bỏ những tập quán xưa cũ:

Ví dụ có những bà mẹ sinh khó, đau bụng cả ngày rồi mà không sinh được mà cũng không đến trạm y tế. Có khi mình biết mình đến nhưng họ không cho vào nhà, nếu vào nhà họ còn giữ giày giữ dép của mình họ không cho mình ra khỏi cửa.

Có những lần tôi đến thì họ đã lấy dép của tôi họ mang ra chậu nước họ rửa, sau đó họ đổ nước vào trong gầm giường chỗ sản phụ nằm, Họ giữ mình ở đấy một đêm ngày hôm sau họ mới cho mình về. Mình nói thế nào họ cũng không nghe, họ bảo mình đi dép vào trong nhà như thế thì lấy mất sữa của con họ, cho nên là nhiều khi cũng rất là khó.

Mặc dù thời gian công tác rất là lâu và vận động rất nhiều thì cái hủ tục đó vẫn còn. Thế nhưng bây giờ họ có một cái qui ước là họ cắm lá xanh ở trước cửa thì mình biết mình không vào nữa, vào thì họ cũng vẫn rửa dép của mình hoặc họ giữ đồ của mình như thế. Chỉ đến khi họ cúng họ kiêng khoảng 3 ngày thì sau đó mình mới được vào nhà.

Trong 34 năm làm việc ở Trạm Tấu, chị Minh Hồng thổ lộ điều làm chị hãnh diện nhất là đã học và nói được được ngôn ngữ của người H’mông để giao tiếp dễ dàng hơn:

Qua đó người dân hiểu Hồng hơn, hiểu cán bộ y tế hơn và từ đó công tác tuyên truyền vận động được nâng cao hơn.

Tuy nhiên, vẫn theo lời chị, mặc dù thời gian làm việc khá dài mà sự biến chuyển sự thay đổi xem ra còn khá chậm:

Từ lúc chưa tin tưởng vào y tế, những bà mẹ tre em không đến với cán bộ y tế, cho đến bay giờ ba mươi tư năm là 60% các bà mẹ đã đến sinh nở tại cơ sở y tế cũng là một quá trình rất dài và rất gian nan mới đạt được.

Huyện Trạm Tấu có 12 thôn bản, có 12 xã, trong 12 xã đó chỉ có xã của Hồng là xã Trạm Tấu của huyện Trạm Tấu thì phụ nữ H’mông đến sinh nở tại trạm y tế là cao nhất.

Người phụ nữ gắn bó với thôn làng H’mông còn bày tỏ là chị cũng có rất nhiều mơ ước cho vùng đất nghèo và thiếu thốn mọi bề này, vùng đất đã ban cho chị niềm hãnh diện và danh hiệu Nữ Hộ Sinh Xuất Sắc Quốc Tế:

Sắp đến thời gian Hồng hết công tác rồi, chuẩn bị về hưu rồi, Hồng chỉ muốn rằng là các cán bô y tế của xã Trạm Tấu nói riêng và huyện Trạm Tấu nói chung đều đạt được thành quả như Hồng đã làm.

Vấn đề thứ hai và quan trọng nhất, là muốn tất cả phụ nữ người H’mông nói riêng và phụ nữ trên toàn huyện Trạm Tấu nói chung, được chăm sóc y tế từ khi còn là những đứa trẻ sơ sinh cho đến khi là những bà mẹ, kể cả sau này đã hết tuổi sinh nở thì vẫn được chăm sóc về y tế trong điều kiện tốt nhất.

Một vấn đề nữa, Hồng muốn rằng tất cả các phương tiện, các y dụng cụ ở các trạm y tế được trang bị đầy đủ hơn, đáp ứng được công việc chăm sóc sức khỏe của người dân.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.