logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/05/2013 lúc 09:44:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Người tỵ nạn Việt Nam được chiến hạm HMAS Melbourne cứu hồi năm 1981. Ảnh tư liệu. Credit: RAN/AWM

Bộ di trú Úc cho hay ngày càng có nhiều người Việt vượt biển tới Úc để xin tỵ nạn. Ông Trịnh Hội, luật sư người Úc gốc Việt, nói rằng lý do là vì chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp người dân.

Bộ di trú Úc cho hay họ đang tìm hiểu nguyên nhân khiến khoảng 460 người Việt Nam vượt biển tới Úc kể từ tháng Một tới nay.

Trong khi đó bộ di trú xác nhận 4 người Việt xin tỵ nạn bị giữ tại Airport Lodge ở thủ phủ Darwin đã bỏ trốn hồi đêm thứ Hai 6/5. Khoảng 160 trong số 700 người bị giam ở nơi được gọi là “nơi thay thế cho trại giam” (alternative place of detention) là người Việt Nam.

Phóng viên Joanna McCarthy của Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc ABC đã hỏi Luật sư Trịnh Hội về lý do khiến số người Việt Nam vượt biển tới Úc gia tăng.

Ông Trịnh Hội nói rằng một trong những lý do là vì chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp người dân, cụ thể là các blogger, những nhân vật bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động.

Theo ông Trịnh Hội, từ nhiều năm qua, VOICE cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác đã lên tiếng kêu gọi Úc nhận người tỵ nạn từ Thái Lan, Campuchia... trên căn bản nhân đạo nhưng Úc vẫn không đáp ứng.

Nên biết VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment) là một tổ chức thiện nguyện trong đó ông Trịnh Hội là một trong những thành viên và là người sáng lập. VOICE được thành lập năm 2005 nhằm giúp xây dựng một xã hội dân sự ở Việt Nam và giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam.

Ông nói rằng khi chính quyền Việt Nam đàn áp người dân, một số đã chạy trốn sang các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan, Philippines và có người đã sống ở Thái tới 23 năm. Ở những nơi vừa nêu, tiếng nói của những người này và số phận của họ không được ai đoái hoài nên họ đã lại một lần nữa ra đi và lần này họ tới Úc, dù rằng Úc là “một nước hơi xa”.

Theo ông Trịnh Hội, với tư cách là nước đã ký vào Công ước Tỵ nạn, Úc có nghĩa vụ phải thực hiện tiến trình thanh lọc và tiếp nhận người tỵ nạn.

Ông nói rằng ở Việt Nam hiện nay, chính quyền kết những án tù dài hạn “10, 15, 16 năm chỉ vì những người này nói lên những điều họ suy nghĩ. Vì thế không lạ gì khi có những người lại chạy trốn khỏi Việt Nam”.

Khi phóng viên Joanna McCarthy đề nghị giải thích về mức độ ngược đãi người dân Việt Nam và “lý do tại sao dường như chính phủ Việt Nam lại thực hiện thêm nhiều hành động đàn áp trong những năm gần đây”.

Ông Trịnh Hội nêu sự việc mới xảy ra hôm Chủ nhật 5/5 khi các blogger và các nhà hoạt động muốn tổ chức một buổi dã ngoại nhân quyền. Ông nói rằng một số người chỉ phân phối bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thì họ bị bắt và bị đánh đập.

Ông nói rằng ông vừa nói chuyện với một blogger 28 tuổi (*) bị công an đánh đập và đồ đạc bị tịch thu. Khi mẹ cô này đến để yêu cầu công an trả lại đồ đạc cho con bà thì bà cũng bị đánh. Khi em gái của nữ blogger này tới thì cô này cũng bị “công an đánh gẫy 3 chiếc răng”.

Ông Trịnh Hội nói rằng sở dĩ “chính quyền cộng sản Việt Nam dám trấn áp dân chúng vì họ cảm thấy rằng họ có thể làm việc đó mà không ai nói gì được” và cũng vì “ở một mức độ nào đó Úc đã không thực hiện việc đưa những vấn đề này lên diễn đàn quốc tế”

Ông Trịnh Hội cho rằng trong tư cách một đối tác thương mại tốt Úc phải nêu cao tiếng nói của các blogger, các nhà hoạt động và những nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Ông nói “hàng trăm người hiện đang ở trong tù (tại Việt Nam) chỉ vì họ đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải tôn trọng tiếng nói của họ”.

Theo ông Trịnh Hội, ông “thực sự mong mỏi chính phủ Úc hãy nói thẳng và nói thực vấn đề này và quan điểm của mình với phía Việt Nam trong lúc làm ăn buôn bán và trong các cuộc đối thoại thường niên về vấn đề nhân quyền”.

(1) Theo truyền thông trong và ngoài nước, blogger này là cô Nguyễn Hoàng Vi. Mẹ cô Vi là bà Nguyễn Thị Cúc và em gái cô Vi là cô Nguyễn Thảo Chi
Source: ABC Australia
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.