logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/01/2017 lúc 11:10:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tết đầm ấm với du học sinh Việt ở Mizzou

UserPostedImage
Khách tham gia chơi nhảy sạp tại một sự kiện mừng Tết của Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Missouri ở Columbia (Mizzou), thành phố Columbia, bang Missouri, Mỹ, vào năm 2016. (Nguồn: Hội Sinh viên Việt Nam tại Mizzou)

Ở thành phố Columbia thuộc bang Missouri của Mỹ, nơi Đinh Thị Thu Uyên đang sinh sống, ngày mùng một Tết chỉ là ngày cuối cùng trong một tuần học tập bận bịu của cô. Năm ngoái Thu Uyên còn được tận hưởng không khí tưng bừng của ngày Tết bên gia đình và bạn bè, năm nay cô chỉ có thể cảm nhận điều đó qua mạng xã hội.

“Cả một tuần nay khi mà trên mạng xã hội bạn bè và người thân ở Việt Nam đã bắt đầu đăng ảnh nhà cửa trang trí, gói bánh chưng, mâm cơm, đồ ăn chuẩn bị ngày Tết thì em cũng rất là buồn,” Thu Uyên chia sẻ, “tại vì bên này dường như người ta cũng không có nhiều những cái chuẩn bị cho ngày Tết lắm.”

Đây là năm đầu tiên nữ sinh viên 18 tuổi này đón Tết xa nhà, gần sáu tháng sau khi cô lần đầu tiên tới Mỹ du học ngành Truyền thông và Báo chí.

Nhưng những lời nhắn tin chúc Tết của gia đình và bạn bè vào đêm giao thừa khiến Thu Uyên cảm thấy được an ủi phần nào, “không phải là mất hoàn toàn một cái Tết” theo lời cô nói.

Thu Uyên cũng may mắn nhận được giúp đỡ và hỗ trợ hết lòng của những du học sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Đại học Missouri ở Columbia, thường được gọi với cái tên thân thuộc là Mizzou. Vì du học sinh Việt Nam ở đây đa phần theo học lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ, Thu Uyên là một trong những sinh viên nhỏ tuổi nhất trong cộng đồng này.

Và tình cảm của họ dành cho cô chẳng khác gì anh chị em trong cùng một gia đình, cô cho biết.

“Các anh chị luôn coi em giống như em út, giúp đỡ em, cũng như quan tâm chăm sóc đến em,” cô nói thêm.

Sự gắn bó của cộng đồng du học sinh Việt Nam ở đây khiến cho những cái Tết xa nhà của các bạn thêm đầm ấm và nhiều ý nghĩa, mang tới niềm vui sum họp gia đình mà những người con xa quê hương mong mỏi.

Chị Hoàng Khánh Hòa hiểu rõ điều này. Suốt gần 10 năm sinh sống và học tập ở Mỹ, đây là năm thứ bảy chị ăn Tết xa nhà. Đó là lý do vì sao nữ tiến sĩ kinh tế nông nghiệp này tiếp nối một truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam tại Mizzou mà chị hiện đang làm chủ tịch: một sự kiện mừng Tết Nguyên Đán của Hội sẽ được tổ chức trong khuôn viên trường đại học vào ngày 28 tháng 1.

“Khoảng năm, sáu năm gần đây Tết ở Mizzou thành truyền thống,” chị Hòa nói. “Mọi người đến thuê một cái phòng rất là rộng, sau đấy thì mời rất là nhiều giáo sư, bạn bè nước ngoài của mình như người Mỹ và các bạn bè quốc tế đến cùng chứ không chỉ là sinh viên Việt Nam.”

Đó là điểm đặc biệt của những sự kiện mừng Tết của du học sinh Việt Nam ở đây. Trong một xã hội với sự đa dạng văn hóa cao như xã hội Mỹ, những sự kiện văn hóa như thế này không chỉ là dịp để một cộng đồng tôn vinh sự độc đáo của nền văn hóa của mình mà còn để chia sẻ trải nghiệm này với những cộng đồng thuộc những nền văn hóa khác.

Dù người bản xứ và bạn bè quốc tế ở đây thường biết tới Tết ta qua tên gọi “Chinese New Year” (Tết Tàu), song Hội Sinh viên Việt Nam ở Mizzou vẫn tự hào giới thiệu sự kiện của mình là “Vietnamese Lunar New Year” (Tết âm lịch Việt Nam).

“Mình có các chương trình như là các gia đình tụ họp gói bánh chưng, bánh tét trước tết,” chị Hòa cho biết thêm. “Hôm Tết thì mọi người giúp nấu các món ăn truyền thống của Việt Nam như chả giò, nem rán, gỏi cuốn, những món ăn ngày Tết, rồi mang tới. Có chương trình lì xì cho các cháu nhỏ. Có thể là có văn nghệ.”

Đó là những hoạt động cơ bản trong những sự kiện Tết mỗi năm của Hội, còn những hoạt động giải trí khác có thể tùy thuộc vào sự sáng tạo của người tổ chức, chị Hòa nói. Năm nay sự kiện Tết của Hội có một tiết mục đố vui để giới thiệu văn hóa Việt Nam, những món đồ thủ công mỹ nghệ mang từ Việt Nam sang để bán đấu giá gây quỹ cho Hội, và một đoạn video ngắn kể về đời sống của nghiên cứu sinh học lấy bằng tiến sĩ ở Mizzou sẽ được chiếu tại sự kiện này.

Đối với những sinh viên mới đến như Thu Uyên, sự kiện mừng Tết này có một ý nghĩa đặc biệt. Cô cho biết:

“Ngoài việc sự kiện đấy làm cho em cảm thấy mình vẫn không hoàn toàn bị mất đi những truyền thống của người Việt Nam mỗi khi đến những dịp đặc biệt trong năm mà nó còn làm em cảm thấy bớt nhớ nhà hơn, bớt cô đơn hơn ở giữa cộng đồng những người mà có thể không cùng văn hóa với mình, không cùng những truyền thống như mình.”

Ngoài những món ăn ngày Tết, nữ sinh viên này cho biết cô rất mong được nhìn thấy “những em bé mặc quần áo xinh xắn được bố mẹ đưa đến và sau đó nhận tiền lì xì,” bởi vì hình ảnh này khiến Thu Uyên nhớ tới gia đình đông đúc của cô ở Việt Nam.

Còn đối với chị Khánh Hòa, một bữa tiệc Tết tươm tất và đầm ấm bên gia đình nhỏ của chị cùng những người bạn thân là điều khiến chị mãn nguyện. Nhưng năm nay có một thứ mà chị quyết tâm làm cho thật đúng.

“Năm nay em muốn giới thiệu với khách nước ngoài về cà phê sữa đá Việt Nam và trà đá Việt Nam,” chị nói. “Thế thành ra là rất là muốn cố gắng làm cho đúng, và làm đủ.”

“Năm ngoái cũng có thử nhưng mà làm không đủ, cũng không biết cách trình bày,” chị bật cười chia sẻ.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 28/01/2017 lúc 11:13:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sinh viên Việt và gốc Việt ở Mỹ đón Tết

UserPostedImage
Múa lân đón Tết.


Vẫn theo truyền thống hàng năm, năm nay, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California tiếp tục tổ chức Hội Chợ Tết, một trong những hội Tết lớn nhất của người Việt Nam ở hải ngoại.

Với nhiều chương trình lễ hội truyền thống, Hội Chợ Tết của Tổng Hội Sinh Viên Nam California được xem là hình ảnh tiêu biểu trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Chị Hồ Phương Quỳnh, trưởng ban tổ chức Hội Chợ Tết Sinh Viên cho biết, năm nay Hội Tết được tổ chức tại trung tâm sự kiện ở thành phố Costa Mesa, California, từ ngày 27 đến 29 tháng Giêng, tức là từ 30 Tết đến Mùng 2 Tết:

“Hội chợ Tết lần thứ 36 với chủ đề Xuân Thanh Bình – Spring of Harmony, các bạn sinh viên đầu tư rất nhiều thời gian để thực hiện hội Tết. Các em và tình nguyện viên tổ chức Hội Tết với ý nghĩa là giữ gìn văn hóa Việt Nam, để mọi người biết và nhớ về văn hóa Việt Nam. Tổng Hội Sinh Viên và các hội đoàn cùng góp tay hỗ trợ nên Hội Sinh Viên tụi em phải có trách nhiệm giữ gìn văn hóa của mình.”

Phương Quỳnh kỳ vọng sẽ có hơn 50.000 khách tham dự Hội Tết năm nay, và số tiền bán vé sẽ dành tài trợ cho các hoạt động cộng đồng, tài trợ cho các tổ chức, hội đoàn phi lợi nhuận khác.

Hơn 15 năm qua, Hội đã trao tặng hơn 1 triệu đôla cho các hội đoàn tại Nam California.

Anh Billy Lê, một trong những thành viên của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam nam California cho biết thêm:

“Hội Tết sinh viên cũng chia sẻ những nét đẹp của người Việt Nam với người bản xứ Hoa Kỳ, nhất là khu vực quận Cam, khu Little Saigon ở Nam California. Ngoài ra, thông qua các sinh hoạt này còn tạo cơ hội cho các bạn trẻ nắm lấy những chức vụ lãnh đạo, để mai sau các bạn làm điều gì đó tốt cho xã hội.”

Billy Lê giới thiệu các chương trình của Hội Tết Sinh Viên năm nay như sau:

“Ngày thứ Sáu, 27/1, Hội Tết có cuộc thi Hoa Khôi Liên trường, thi về trí tuệ và nét đẹp. Các em đại diện cho các trường đại học hoặc trung học cùng trổ tài trên trên sân khấu, cùng các câu ca dao, tục ngữ. Thứ Bảy 28/1, lúc 12 giờ trưa chính thức khai mạc Hội Tết Sinh Viên… đốt pháo, lì xì cho các em nhỏ, rước kiệu, dựng nêu, và đám cưới đầu xuân…”

Ngoài ra, Billy cũng cho biết Hội Tết còn tái hiện sinh hoạt cung đình với trang phục xưa, lễ rước Thành Hoàng và đám cưới đầu Xuân trong khung cảnh làng quê nông thôn Việt Nam, có ông đồ, và quán nước đầu làng.

Người lớn tuổi còn có cơ hội khám sức khỏe miễn phí thông qua hội chợ y tế.

Theo Billy, thông qua Hộị Tết này, cộng đồng Việt Nam có dịp trao đổi với các dân biểu các cấp và giúp họ hiểu cộng đồng gốc Việt nhiều hơn:

“Đây là cơ hội chúng em mời được các vị dân cử từ các cấp liên bang, tiểu bang, và địa phương đến để chung vui. Đây cũng là cơ hội để họ tìm hiểu về phong tục tập quán của người Việt Nam. Để họ cảm thông và giúp chúng ta một cách dễ dàng hơn.”

Trong khi đó, Hội Thanh Niên Việt Nam tại Hoa Kỳ, một hội sinh viên do các du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ thành lập từ năm 2013 cũng có nhiều hoạt động vui Xuân, kết nối giúp đỡ các du học sinh.

Đoàn Minh Phương, thành viên lâu năm, hiện phụ trách đối ngoại của Hội, cho VOA biết:

“Hội Thanh Niên Việt Nam tại California tổ chức đón Tết sớm nhất. Hội Thanh Niên Việt Nam tại thủ đô Washington D.C., có sự tham gia, góp mặt của đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh, và các cán bộ đại sứ quán. Sắp tới, Hội Thanh Niên Việt Nam tại New York có cuộc thi áo dài, có sự tham gia của Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, bà Nguyễn Phương Nga.”

Dù có khác nhau về hình thức, quy mô, và thành phần khách mời, cả Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam nam California và Hội Thanh Niên Việt Nam tại Hoa Kỳ đều cho rằng giá trị văn hóa truyền thống ngày Tết của người Việt là rất thiêng liêng, cần trân trọng, cần giữ gìn và chia sẻ.
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 28/01/2017 lúc 11:14:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Mỹ gốc Việt đón Tết tại Việt Nam


Về quê thắp ông bà một nén nhang, thăm mồ mả, đón tháng Chạp trên quê cũ và nghe âm thanh một thuở của sông quê, tìm lại tiếng gọi đò, tìm hình bóng một thuở quê nhà mà trong cuộc hành trình viễn xứ, dường như những điều ấy chỉ còn trong ký ức. Tết về, về quê đón Tết. Hằng năm, bắt đầu từ những năm 1990 trở lại, cứ đến dịp xuân về, các sân bay phía Nam vĩ tuyến 17 lại tấp nập kẻ đón người về từ bên kia đại dương. Những Việt Kiều về quê đón Tết.

Bà Trần Thị Sự, Việt kiều Mỹ, hiện sống tại thành phố Houston chia sẻ: “Về Việt Nam rất vui, cũng có nhiều người thân, người quen ở đây nên rất là sung sướng được ở đây. Và sân bay Đà Nẵng cho cảm giác rất an toàn. Bữa trước chị về bên Tân Sơn Nhất hơi ngại nhưng bên này rất ok.”

Đà Nẵng là một trong những thành phố có số lượng người Việt sống ở nước ngoài nhiều nhất nước. Tháng Chạp, sân bay Đà Nẵng rộn ràng cảnh đón người thân từ khắp các nước về thăm gia đình, đón Tết cùng người thân trong nước. Cảm thức Tết Việt như một bản nhạc du dương trong tâm hồn người con xứ Việt, những ai từng ngắm hoa mai nở khi tàn đông, chắc hẳn khó quên mùi hương hoa mai và mù sương tháng Chạp.

Bà Trần Thị Sự chia sẻ thêm rằng là người sống trên đất Mỹ đã vài mươi năm, qua 11 lần về thăm quê, lần này, gia đình bà Trần Thị Sự mới có dịp về thăm quê trong dịp Tết. Bởi hai ông bà đã nghỉ hưu, thời gian Tết Việt Nam không còn là thời gian đi làm theo lịch phương Tây. Được đón Tết cùng người thân ở quê, được đi viếng mộ ông bà, tổ tiên trong dịp tảo mộ, được thắp nén nhang lên bàn thờ, dâng mâm cơm rước gia tiên ngày Ba Mươi Tết, đối với ông bà Sự, đó là sự ấm áp và niềm vui khó nói.

Bà Trần Thị Sự chia sẻ thêm: “Bên này thì ăn Tết đầm ấm hơn. Còn bên Mỹ thì đời sống bận rộn hơn, cộng đồng người nào cũng có tổ chức này kia nhưng mình ít tham dự vì mình đi làm những ngày đó. Sinh hoạt thì không thay đổi gì nhiều!”

Về Việt Nam thăm bà con, thăm người thân, nghe hương vị bánh chưng, bánh tét, lì xì cho con cháu chút tiền mua quà Tết rồi tháng Giêng lại ra sân bay, lại người đi kẻ ở. Dường như điệp khúc nằng nặng nỗi buồn ấy vẫn chưa bao giờ chấm dứt trong tâm hồn người Việt sống ở hải ngoại. Bởi quê cũ như một cội mai già, đến tháng Chạp về, nghe sương mù réo rắt, lại cựa mình trổ bông.
Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 28/01/2017 lúc 11:54:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam đón giao thừa Đinh Dậu “buồn” hơn mọi năm

UserPostedImage
Hồ Gươm, Hà Nội vắng vẻ hơn mọi năm. (Hình: báo VNExpress)
VIỆT NAM (NV) – Tối 30 Tết, tại Hồ Gươm, Hà Nội lượng khách ít hơn mọi năm do không còn màn pháo bông được chờ đợi nhất. Trong khi đó ở Sài Gòn, đường hoa Nguyễn Huệ vẫn thu hút khách.
Theo mô tả của phóng viên báo điện tử VNExpress, tối 30 tết ( ngày 27 tháng Giêng), Hà Nội trời se lạnh, khô ráo, nhiệt độ khoảng 20 độ C.

Do năm nay không bắn pháo bông, nên xung quanh Hồ Gươm không đông đúc như mọi năm. Pháo bông sẽ được chiếu trên màn hình LED tại các điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật gồm như: Vườn hoa Lý Thái Tổ, sân vận động Mỹ Đình, trung tâm quận Hà Đông, quận Tây Hồ, thị xã Sơn Tây nên những nơi này người dân tập trung đông hơn.
Ở ngoài đường phố, nhiều đôi trai gái, gia đình trẻ dắt con nhỏ thong thả dạo phố. Nhiều người vẫn kiên nhẫn chờ bán những cây quất cuối cùng. Năm nay, đào quất không đẹp nên cũng không được giá. Nhiều người buôn thất thu. Tương tự, tại tỉnh Phú Thọ, không khí ngoài đường trầm hơn mọi năm.
Tại Phú Yên, tuy không bắn pháo bông, nhưng nhờ tổ chức đường hoa Xuân thay thế đã kéo được người dân ra đường thưởng lãm. Khoảng 20 giờ, dòng người đổ về trung tâm thành phố Tuy Hòa, các tuyến đường Đại lộ Hùng Vương, Trần Phú, Lê Trung Kiên, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo… nhộn nhịp khách dạo phố. Nằm sát bờ biển, Quảng Trường 1 Tháng 4 trên đường Lê Duẩn – Độc Lập, hàng ngàn người đổ về để thưởng thức chương trình nghệ thuật Chào năm mới.
Tại kinh thành Huế hay vì đến khu vực Ngọ Môn xem trình nghệ thuật, nhiều bạn trẻ và du khách ngoại quốc lại chọn các quán bar uống bia chờ năm mới. Một số khác thì ở nhà xem tivi cùng gia đình.
Tại Đà Nẵng, trời ấm áp. Người dân cũng đổ ra đường nhưng không đông như những năm trước vì thành phố không bắn pháo hoa. Nhiều quán nhậu vẫn đông nghẹt khách. Ven sông Hàn, nhiều người dân đổ đến những điểm trang trí hoa xuân để dạo chơi, chụp hình…
Thành phố Đà Nẵng sẽ cho cầu Rồng phun lửa và nước trong suốt 4 đêm; Cầu quay sông Hàn cũng quay 90 độ từ 2 giờ sáng đến 12 giờ đêm các ngày mùng Một và mùng Hai Tết để phục vụ người dân, du khách.
Còn tại Sài Gòn, càng đến thời điểm giao thừa, dòng người đổ về các tuyến đường trung tâm thành phố như Đồng Khởi, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng… ngày càng đông. Trong khu vực đường hoa Nguyễn Huệ, màn biểu diễn ánh sáng nghệ thuật trên tòa nhà Ủy ban thu hút hàng ngàn người đến xem.
 
UserPostedImage
Người dân chụp hình lưu niệm bên linh vật của năm Đinh Dậu tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.(Hình: báo VNExpress)

“Các tiết mục rất độc đáo, nhiều màu sắc lại hiện trên nền tòa nhà có kiến trúc đẹp nên rất hấp dẫn. Vì năm nay không có pháo hoa nên tôi cho các con dạo một vòng đường hoa, xem biểu diễn ánh sáng rồi về đón giao thừa cùng gia đình”, ông Hòa ngụ Thủ Đức chia sẻ.
Dù mới hơn 6 giờ tối, nhưng hàng ngàn người dân từ các tỉnh xung quanh đã đổ về đường hoa nghệ thuật “Sắc xuân đất nước” tại thành phố Cần Thơ chờ đón giao thừa. Các con đường dẫn vào đường hoa xe cộ chen nhau dày đặt, cụ thể nhiều tuyến đường bị ùn ứ kéo dài từ khu vực đường hoa, đường đại Lộ Hoà Bình, đường 30-4.
Lực lượng cảnh sát giao thông rất vất vả để hướng dẫn người dân lưu thông nhằm tránh kẹt xe. Càng đến thời khắc giao thừa thì tại khu vực đường hoa lượng người đổ về càng đông.
UserPostedImage
Đường phố Cà Mau vắng vẻ. (Hình: báo VNExpress)

Tại Cà Mau, thời tiết cũng mát mẻ, nhưng nhiều tuyến đường trung tâm vắng vẻ do người dân biết không bắn pháo bông. Đông đúc nhất là khu vực Nhà thiếu nhi tỉnh và chợ hoa ở phường 9. “Chúng tôi cho các con vui chơi chút cho biết không khí phố phường ngày Tết rồi tranh thủ về đón giao thừa cùng gia đình”, chị Trang Thị Nhung ở huyện Đầm Dơi, tươi cười nói.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.162 giây.