logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/01/2017 lúc 09:16:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những chuyện cổ tích và truyền kỳ của Việt Nam, nếu viết riêng một cuốn sách vẫn chưa đủ. Trong khuôn khổ khái quát, tôi chỉ biên soạn các sự tích thiết yếu mà thôi.

I- Tam Hoàng: Tam Hoàng là 3 vị lỗi lạc thời cổ đại ở Á Đông, với sự lỗi lạc của các ngài, nên người Tàu đã nói rằng các ngài là tổ tiên của họ. Nhưng chúng ta đều biết Lạc Việt, khi xưa sống bên bờ sông Dương Tử. Sau này bị người Hán (Tàu) hung hãn lấn chiếm. Thời xa xưa ấy, Việt tộc đã biết làm nông nghiệp lúa nước. Tại tỉnh Hà Nam ngày nay, các nhà khảo cổ khai quật tìm thấy những vỏ rùa có khắc văn tự (chữ) trên đồ đá mài, như: Rìu, búa, dao, chày... và dụng cụ quay tơ bằng đá, tức là thời ấy Việt tộc đã biết dệt vải, làm ra tơ lụa. Còn tìm thấy Việt tộc vào thời xưa đã biết làm đồ gốm sứ và đồ đồng: Nồi đồng, đầu mũi tên bằng đồng... Nhà khảo cổ học Anderson đã viết: “Thời đại các di vật ấy cách đây 5.000 năm, đấy là nền văn minh Đông Á của Việt tộc”. Vùng đất nơi bờ sông Dương Tử, thuở xưa là của Việt tộc, nhìn vào mốc thời gian ấy, các vị Tam Hoàng là thủy tổ của người Việt thì đúng hơn là của người Tàu.

1- Vua Phục Hy (4480-4365 TCN), tương truyền thân mẫu của ngài là bà Hoa Tư, song sinh ra ngài và Đức Nữ Oa, cả hai anh em dáng dấp rất kỳ lạ, “thân rồng đầu người”. Ngài để lại một sự nghiệp to lớn được lưu truyền như sau:
a- Sáng tạo văn tự: Có lẽ là chữ “Khoa Đẩu” của Việt tộc (vì lúc ấy chữ Hán chưa có), trong bản dịch Kinh thư của Thẩm Quỳnh đã ghi: “Cung Vương đến nước Lỗ, dỡ nhà cũ của Khổng Tử, cất lại lớn hơn để tiện cúng tế. Thấy sách dấu trong vách, viết bằng lối chữ Khoa đẩu. Khổng An Quốc đem sách ấy dâng cho vua Hán (149-140 TCN). Vua bảo dịch ra lối chữ lệ. Gồm có 30 thiên, gọi là cổ văn Thượng thư” (tức là chữ Khoa Đẩu mà người Hán ngày nay gọi là chữ Đại triện". (Người viết sẽ trình bày về chữ Khoa Đẩu của Việt tộc khi có dịp).
b- Sáng tạo ra lịch thời tiết: Trong cuốn “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn, nói về sách “Xuân Thu Nội Thị” đã viết: “Vua Phục Hy đặt ra 8 tiết, vạch ra hào ứng về thời tiết, khí hậu, ngài còn đặt ra 8 quẻ, mỗi quẻ 3 vạch tượng trưng cho 24 khí tiết".
c- Sáng tạo dịch học: Truyền sử kể rằng, ngài dùng 55 điểm trên mình con Long mã hiện lên ở sông Hoàng Hà tạo ra Hà Đồ. Vua Đại Vũ dùng 45 điểm trên lưng Rùa thần hiện lên ở sông Lạc tạo ra Lạc Thư. (Người viết sẽ trình bày về Tử vi, phong thuỷ khi có dịp).
d- Phục Hy còn chế tác một loại nhạc cụ, gọi là Cầm và sáng tác nhạc khúc, làm phong phú đời sống tinh thần cho người đời. Ngài còn dạy người ta khoan gỗ lấy lửa, đun chín thức ăn, con người bắt đầu không còn ăn uống bằng đồ sống sít nữa. Phục Hy khi xưa ở vùng Hoài Dương, Hà Nam, Tế Ninh, Khúc Phụ, Sơn Đông. Ngày nay ở Tế Ninh còn có lăng của ngài. Hằng năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, dân gian từ các nơi tề tựu về đây, cúng tế vị thủy tổ có công phát minh nhiều thứ hữu dụng cho đời sống con người.

2- Đức Nữ Oa: Bà là em gái của Phục Hy, là “Đệ Nhị Hoàng”, là người từng luyện đá ngũ sắc để vá trời. Truyền sử ghi rằng Bà Nữ Oa dùng bùn ướt nắn thành người ta. Một ngày kia, có một trận bão lớn gây cho bầu trời bị sập một lỗ hổng lớn, nước như thác đổ, dân chúng bị trôi chết rất nhiều. Bà bưng một tảng đá to bay đến nơi lỗ hổng để trám lại nhưng nước đổ quá mạnh, Bà Nữ Oa bị dội ngược trở lại.
Bà đi lượm rất nhiều đá ngũ sắc, chất đống bên lỗ hổng cao như núi. Rồi cắt rất nhiều cây lau đem phủ lên đá ngũ sắc, trui đốt đến 9 ngày đêm. Sau đó Bà nhanh nhẹn đem những hòn đá có sẵn bên lỗ hổng, liên tục lấp lỗ hổng trong 7 ngày đêm, cuối cùng lỗ hổng lớn cũng lấp lại được. Vị Nữ thần dũng cảm đã trừ được một tai nạn to lớn để cứu dân chúng. Từ đó dân chúng bắt đầu xây dựng cuộc sống thanh bình, đàn ông thì cày cuốc làm ruộng rẫy; đàn bà thì may vá, dệt vải, và tất cả được sống trong sự yên bình.

3- Vua Thần Nông (3220-3080 TCN): Ngài là Đệ Tam Hoàng, còn gọi là Viêm Đế (tổ tiên Việt tộc). Theo truyền thuyết, vua Thần Nông là người đã dạy dân chúng làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch điền (lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng) hoặc lễ Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), nên dân gian gọi ngài là Ngũ Cốc Tiên Đế và có câu: “Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc” nghĩa là: Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc. Ngài đã dạy dân cách dùng thuốc Nam để trị bệnh.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, phần lời tựa ghi: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam-Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”. Theo Đế Vương thế kỷ và Sử Ký-Bổ Tam Hoàng bản kỷ thì Thần Nông thị giữ ngôi đế gồm có 9 đời: Viêm Đế, Đế Lâm Khôi, Đế Minh, Đế Trực, Đế Nghi, Đế Lai, Đế Khắc, Đế Du Võng.

4- Hoàng Đế (2698-2599 TCN): Hoàng Đế tên thật là Công Tôn Hiên Viên là lãnh tụ Hoa tộc. Truyền thuyết thời Hoàng Đế đã phát minh: Làm nhà, đóng xe, thuyền, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật... nên có người liệt Hoàng Đế vào Tam Hoàng. Tương truyền, Hoàng Đế có một sử quan tên là Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ Hán cổ. Tuy nhiên, có tài liệu đã ghi rõ ràng rằng Hoàng Đế hợp với Viêm Đế đánh bại Xuy Vưu, rồi Hoàng Đế lại tiêu diệt Viêm Đế là lãnh tụ của Viêm tộc (tức Việt tộc), độc chiếm sáu tỉnh lưu vực sông Hoàng Hà rồi lập ra nước Tàu. Hiên Viên đã phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc (Việt tộc) để tổ chức xã hội Hoa tộc, vì Hoa tộc lúc đấy là một bộ lạc bán khai, du mục, gốc Turk lai Mông Cổ ở phương Bắc vào xâm chiếm đất Trung Nguyên, với văn hoá truyền khẩu (chưa có chữ viết). Kẻ chiến thắng chiếm đoạt tài sản của kẻ chiến bại, như bắt dân Viêm tộc làm nô lệ, chiếm đất nước và văn hoá trong đấy có chữ “Khoa Đẩu là chữ Việt cổ” rồi biến cải chữ Khoa Đẩu ra chữ Hán?!.

5- Ngũ Đế (Tiếp thời Tam Hoàng), gồm có:
- Đế Cốc (? - 2453). - Đế Chí (? - 2365).
- Đế Nghiêu (2337- 2258 TCN), tên là Phóng Huân, là anh em khác mẹ với Đế Chí, ông thuộc bộ tộc Đào Đường nên còn gọi là Đường Nghiêu. Theo truyền sử, sau khi Đế Cốc mất, Đế Chí lên ngôi, Đế Chí không có tài trị nước. Nên Phóng Huân lên thay tức Đế Nghiêu. Đế Nghiêu là một vua đạo đức, ông truyền ngôi cho Thuấn, không truyền ngôi cho con trai là Đan Chu, đời sau xem là tấm gương tốt của việc chọn người tài đức.
- Đế Thuấn (2258-2205TCN), tên là Diêu Trọng Hoá hay Hữu Ngu Thị. Thuấn nổi tiếng là người hiền đức. Mẹ mất sớm, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác và sinh ra Tượng. Ông bị cha, mẹ ghẻ và Tượng hành hạ, Thuấn vẫn giữ hiếu thuận. Tiếng tốt đồn xa, vua Nghiêu gả cho Thuấn hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh. Khi vua Nghiêu già yếu, không nhường ngôi cho con trai mà nhường ngôi cho Thuấn (53 tuổi)?!.
- Đế Vũ (2205-2198 TCN), tên là Tỉ Văn Mệnh, thường gọi là Hạ Vũ hay Đại Vũ, là vua đầu tiên của nhà Hạ. Theo truyền thuyết, vua Thuấn sai Cổn đi trị thuỷ, Cổn không làm được nên bị xử tội chết. Thuấn lại dùng con Cổn là Vũ trị thuỷ, Vũ trị thuỷ thành công. Nhờ có công, vua Thuấn không truyền ngôi cho con mình là Thương Quân mà truyền ngôi cho Vũ.

Sử sách đã ghi rằng: “Kinh Dương Vương kết hôn với con gái vua Thần Long, miền Động Đình Hồ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi lấy đế hiệu là Lạc Long Quân”. Nhìn chung, truyền thuyết đã ghi: “Việt tộc là hậu duệ của Lạc Long Quân, nên Việt tộc chính thống là dòng giống Rồng. Phục Hy là thủy tổ giống rồng và cũng là tổ tiên của Lạc Long Quân. Từ đó, thấy rõ ràng Tam Hoàng là tổ tiên của Lạc Việt vậy”.

Nguyễn Lộc Yên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.