logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/03/2017 lúc 10:04:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện người đàn ông có 37 vợ !
Phải nói rằng “vợ” ở đây, theo nghĩa của đồng bào dân tộc Thái, là người chung sống với mình chứ không theo nghĩa pháp luật của nhà nước CSVN là phải có đăng ký kết hôn.
Anh Lường Văn Bok (tiếng Kinh là Đường Văn Bó), sinh ngày 1/1/1979 (năm nay 38 tuổi), cao 1m60, nặng 52 kg, làm nương rẫy. Tình trạng đặc biệt: nghèo nhưng có… 37 lần lấy vợ !
Bố chọn vợ giùm
Với 37 người phụ nữ đã từng chung sống với mình, người ít là nửa năm, người nhiều là vài năm, anh Lường Văn Bok tức Đường Văn Bó, người bản Mờn, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, xứng đáng là người đào hoa nhất tại vùng Tây Bắc.
Chuyện tình của Bó khiến nhiều người phải ngạc nhiên. ”Bok”, theo tiếng của dân tộc Thái là có nghĩa là bông hoa. Có lẽ vì vậy nên cái số đào hoa luôn luôn đeo đuổi người con trai lớn nhất của cái gia đình có 5 người con vừa trai vừa gái này.
Bó không biết chữ, cũng chẳng có nghề nghiệp gì rõ ràng nhưng được cái nhanh trí. Trông người ta làm một vài lần là anh làm được ngay, biết sửa từ chiếc đồng hồ, cái ti vi đến chiếc xe máy.
Năm 1994, khi Bó mới 15 tuổi, bố mẹ đã tìm cho Bó một cô vợ. Vợ Bó hơn Bó tới 10 tuổi, nên thỉnh thoảng bạn bè lại nói chọc: “Mày lấy vợ về làm mẹ à?”. Lấy vợ lớn tuổi hơn mình chẳng phải là chuyện lạ đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.
Đó là một đám cưới không có tình yêu. Hai gia dình quen biết nhau. Bố Bó nghe nói gia đình bên kia có đứa con gái lớn, nên đến xem mặt rồi hỏi luôn cho con trai. Lúc ấy ông đã chuẩn bị, định cất thêm một căn nhà nhưng ông “ưng cái bụng” đứa con dâu tương lai kia quá nên bán luôn mọi thứ được 7 triệu đồng (hồi đó rất lớn, trị giá còn hơn một con trâu mộng hạng nhất) để lo cưới vợ cho Bó.
Nhà gái ở xã Chiềng Mung cũng không xa xã của Bó là mấy, lúc cưới anh mới biết mặt. Bó phải ở rể. Phải làm lụng cho bên nhà gái đầu tắt mắt tối nhưng không được phép ngủ với vợ. Sau 3 năm, tằng cẩu (búi tóc) của người vợ được quấn lên cao, bấy giờ vợ chồng mới được gần gũi nhau. (May quá, ĐD tui không phải người Thái!).
Vợ của Bó tên là Tòng Thị Im – một cô gái Thái khá xinh xắn. Chị đẻ liền cho anh 2 đứa con. Có vợ đẹp, con ngoan nhưng lòng Bó không được vui vì có con rồi mà cứ phải ở rể mãi. Một buổi Bó bỏ trốn về nhà mình khiến cho cả nhà gái nổi giận, vợ Bó đâm đơn xin ly dị. Cuộc ly hôn có sự chứng kiến của pháp luật bởi lúc trước họ cũng có đăng ký kết hôn. Hai đứa con ở với mẹ, Bó trở lại xã nhà sống đời cô độc..
Và tự chọn được… 36 vợ
Được một thời gian, Bó làm quen với Lò Thị Việt – một phụ nữ ở xã Chiềng Dong. Bố mẹ tổ chức cho Bó một đám cưới rất to. To đến mức 30 triệu đồng vay nợ hồi đó phải gán nương ngô, đến nay vẫn chưa trả hết nợ để chuộc về được. Lần này Bó không thèm ở rể nữa mà ở luôn nhà mình.
Tết năm ấy, khi thằng Lường Văn Nam – đứa con của Bó với Lò Thị Việt – mới biết ngồi thì Việt bảo với chồng rằng mình muốn về quê chơi ít bữa, Bó đồng ý, vậy là Việt địu thằng bé trên lưng, về quê. Thế rồi Việt đi mà không trở lại. Bó sang Chiềng Dong đòi vợ, đòi con mãi không được, đành tặc lưỡi: “Nó chê mình nghèo nên mới bỏ mình. Thôi kệ, mình lấy đứa khác cũng được”.
Người thứ 3 là Lò Thị Quén ở xã bên cạnh. Quén đã có con rồi mà chưa có chồng nên tằng cẩu vẫn chưa quấn lên. Bó bỏ ra 3 triệu đồng cưới về làm vợ, vậy là tằng cẩu của Quén quấn lên đầu ngay vì đã có con, Bó không phải đợi chờ đằng đẵng 3 năm như cưới gái chưa có con. Hai vợ chồng làm một cái nhà nho nhỏ bên đường đi Phiêng Pằn, sống hạnh phúc được 7 tháng thì người anh vợ do nghiện, gửi thuốc phiện xuống bán khiến Quén bị bắt. Bó nhận tội thay cho vợ, đi tù để Quén còn nuôi con nhỏ…
Hai năm sau, khi Bó trở về thì vợ đã bỏ đi mất, đem theo cả đứa con cùng 5 con dê, 1 đàn gà, vét sạch 1 ao cá bán lấy tiền, chỉ còn có mỗi một cái xác nhà. Thời gian này Bó bị quản thúc tại địa phương, bố mẹ lại giục lấy vợ nên Bó tìm hiểu cô Lò Thị Ỏm ở bên huyện Thuận Châu….
Thủ tục cưới người vợ thứ 4 mất 3 triệu, vừa ăn hỏi, vừa chờ quấn tằng cẩu, vừa ở rể luôn tại nhà gái. Lúc có con trong bụng rồi mà Ỏm vẫn nhất định không chịu về nhà chồng. Bấy giờ nhà Bó chỉ có một mình đứa em gái sống cùng bố mẹ, nên bố bảo Bó bỏ đi, về lấy vợ khác.
Vợ thứ 5 của Bó là Lò Thị Au ở xã Mường É huyện Thuận Châu, người mà Bó quen trong một dịp đi thăm anh họ. Lúc đó nhà Bó đã khánh kiệt lắm rồi, bố nợ nần đến nỗi phải bán cả nhà, không có chỗ ở. Em trai của Bó dựng tạm một cái lều gọi là lấy chỗ để chui ra chui vào. Au có chửa chừng 7 tháng thì bỗng trốn về quê trong một đêm khuya vắng.
Kể từ đó, bố của Bó buồn chán không làm thủ tục cưới hỏi vợ cho Bó nữa. Bó cứ yêu rồi về sống cùng những người phụ nữ mà chẳng có thủ tục gì. Lúc họ sống ở nhà trọ, lúc sống ở lều canh nương, lúc lại sống ở ngay chính cái nhà tồi tàn rách nát của Bó.
 Bó bảo có nhiều người yêu thương Bó thật lòng nhưng họ sợ mang tiếng là vợ của người đàn ông nhiều vợ nên bỏ. Vợ bỏ thì phải đi bước nữa, thành thử cả thảy mới là 37 người, đủ cả các sắc tộc, Thái, Mông, Dao…, và tất cả đều sống về nghề làm nương, rẫy.
Bó nói chỉ người vợ đầu là Bó cưới không có tình cảm, còn những người sau anh đã yêu thương bằng cả chân tình. Bởi thế người nào dứt áo ra đi anh cũng đều buồn. Người buồn 1 ngày, người buồn 1 tuần, người buồn 1 tháng, người buồn đến 1 năm…
Tới người phụ nữ thứ 37 là Lò Thị Lưu ở xã Chiềng Nơi (hiện đang sống cùng), Bó quen thân rất chóng vánh. Mồng 3 tháng 9 năm 2015, đang buồn chán vì bị vợ bỏ, Bó lên Chiềng Nơi thăm người em gái nuôi tên Lò Thị Lưu. Thấy Lưu “dễ thương”, đến mồng 5/9 anh ngỏ ý yêu luôn. Lưu đồng ý. Gia đình Lưu cũng tác hợp cho cuộc tình này bởi Lưu cũng đã một lần lỡ dở. Đúng lúc ấy, người nhà của Lưu mất, chị phải để tang và kiêng cữ việc ăn nằm 1 năm. Gần hết 1 năm thì bố của Bó chẳng may đột ngột qua đời, không kịp sống cho đến ngày trông thấy con dâu sum họp.
Vậy là từ đó Bó sống cùng Lưu mà chẳng cưới xin gì cả. Họ ở trong một cái lều coi nương giữa một quả đồi mênh mông lúa. Gia sản của họ đâu có nhiều nhặn gì ngoài 1 con lợn nặng 5 kg (loại lợn cắp nách, thả trong thiên nhiên), nuôi rẽ người ta chia cho; 12 con gà cả to lẫn bé và 1 con mèo. Nhưng vẻ hạnh phúc vẫn long lanh trên mắt chị Lưu, bởi trong bụng chị đang có một sinh linh bé nhỏ cứ máy lên từng chập. Lại một đứa con nữa của Bó sắp ra đời.
Khi được hỏi tổng số vợ, Bó nhẩm tính: “Nếu sống chung 6 tháng trở lên thì có 24 người. Nếu tính cả số 6 tháng trở xuống thì có 42 người”.
Một điều lạ là Bó không biết chữ, không đẹp trai, không nghề nghiệp, thường lang thang tìm chỗ trú chân để làm những công việc lặt vặt, nhưng phải cái không biết chê gái mà chỉ biết vơ vào. Bó không chê già, không chê trẻ, không chê xấu, không chê nghèo, không chê giàu (vì tự ti mặc cảm mình nghèo), yêu tuốt.
Chuyện phụ nữ lấy nhiều chồng
Đàn ông được phép lấy nhiều vợ, phụ nữ có thể lấy nhiều chồng, họ ăn chung nhà, ngủ chung giường, không ghen tuông… Ai muốn cưới thêm vợ, lấy thêm chồng cứ về nói với vợ mình (hay chồng mình) là được. Chuyện có thật nhưng ít ai biết đó là phong tục lạ lùng của người K’ho ở vùng La Ngâu, La Dạ, tỉnh Bình Thuận.
Già làng Chao Lo Bọp kể: “Trước đây người dân tộc K’ho ở vùng La Ngâu, La Dạ chúng tôi có phong tục anh em ruột được phép lấy chung một vợ. Người em được phép lấy vợ của anh trai. Họ lấy nhau, ở chung một nhà, làm kinh tế chung, chung luôn cả các con cái, nhưng một điều cấm kỵ là người anh không được lấy vợ của người em vì mọi người cho rằng đấy là một sự xúc phạm lớn nhất…”
Bà Huỳnh Thị Phen, năm nay 76 tuổi, là người có hai chồng là ông Lò Văn Níp và em trai ruột của ông Níp.
Bà Phen kể: “Lúc lấy chồng tôi chỉ nghĩ lấy một mình ông Níp, nhưng khi về nhà chồng, thấy em của ông Níp chưa có vợ mà lại đẹp trai, hiền lành, nên tôi đem lòng yêu. Tôi nói với chồng là muốn cưới cả người em trai. Chồng tôi đồng ý, vậy là cả nhà giết heo ăn mừng. Tôi ăn ở chính với ông Níp, khi nào ông ấy đi vắng thì tôi ăn ở với người em của ông ấy. Được ít lâu, tôi mang bầu rồi sinh ra đứa con gái tên Huỳnh Thị Hẻm nhưng không phân biệt được bố cháu là ai”.
UserPostedImage
Bà Huỳnh Thị Phen, người lấy 2 người chồng là anh em ruột

Không biết ai là cha của con mình
Để thấy tận mắt người phụ nữ lấy cả hai cậu cháu làm chồng, chúng tôi tìm đến nhà bà Hoàng Thị Xêu, vợ ông Hoàng Văn Thu và cũng là vợ của người cháu, con của người chị ruột ông Thu tức gọi bà Xêu bằng mợ, tên là Hoàng Văn Đấu.
Ông Thu và bà Xêu lấy nhau năm nào không ai nhớ rõ. Già làng Chao Lo Bọp cho biết: “Bà Xêu lấy ông Thu, sống với nhau được hơn 20 năm thì lúc ấy, anh Hoàng Văn Đấu, cháu gọi ông Thu bằng cậu ruột, đang tuổi hai mươi, thường về thăm nhà. Sau nhiều lần hai mợ cháu gặp nhau, họ yêu nhau và xin phép ông Thu cho cưới.
Ba người sống chung được gần 5 năm thì ông Thu mất. Lúc ấy ông Thu và bà Xêu mới chỉ có một người con. Sau này bà Xêu và ông Đấu có thêm 6 người con nữa, tổng cộng có 7 anh em, không phân biệt con của cậu hay con của cháu mà họ coi nhau đều là anh em.
Già làng Chao Lo Bọp nói: “Trước đây, con trai con gái người K’ho thường ăn ở với nhau trước khi cưới. Sau đó nếu muốn họ sẽ về xin phép gia đình làm đám cưới. Với những người đã có vợ, có chồng, nếu ưng thêm người khác thì có thể đưa nhau về xin phép người vợ hoặc người chồng hiện tại để được sống chung. Nếu được chấp thuận họ sẽ không bị phạt vạ. Trong trường hợp người vợ, người chồng hiện tại không cho phép thì phải chuẩn bị đầy đủ số khăn để đền vạ, sau đó mới được chuyển về ở với nhau.
Chuyện phạt vạ về tội “gửi cái nước” cho gái khác nhà
Năm nào người Ja Rai làng Plei Drộp, xã Đăk Năng, tỉnh Kon Tum cũng phạt trai gái quan hệ bất chính. Họ bảo con gái đã có chồng, con trai đã có vợ rồi thì không được lấy trai, lấy gái nào khác.
Theo quan niệm của đồng bào thiểu số ở Kon Tum, nếu làng nào xảy ra chuyện xấu mà chưa phạt vạ thì thần linh trừng phạt làng đó, như làm mất mùa, cả làng sẽ bị đói rét, bệnh tật quanh năm. Chính vì vậy, mỗi dân tộc ở đây đều xử phạt người vi phạm theo cách riêng của mình, trong đó có nhiều cách ngày nay vẫn còn duy trì.
Phạt heo, tiền về tội bỏ vợ
Tới làng Plei Drộp những ngày cuối năm, chuyện phạt vạ một gian phu đã được “bắt làm chồng”, có con rồi nhưng vẫn đi theo gái làng khác cũng xôn xao không kém gì chuyện mua sắm tết.
Già làng A Yêm (80 tuổi) nói: “Phải phạt thôi, bởi vì thằng Bin Ngân (33 tuổi) đã được con Y Thuyên (34 tuổi) cưới hơn 10 năm nay và có đứa con tên là Bin Nghị (9 tuổi), vậy mà nó còn theo con Y Blưm ở làng Plei Rơ Wắt, bỏ vợ con thì phải phạt thôi”.
Già làng A Yêm kể, cách đây gần hai tháng, thằng Bin Ngân bỏ đi đâu biền biệt, không về ngủ giường nhà con Y Thuyên nữa. Con Y Thuyên buồn và nhớ chồng, đi tìm thì thấy nó sống như vợ chồng với con Y Blưm ở làng Plei Rơ Wắt.
“Con Y Thuyên tới nhà tao và nhà già làng A Jun trình bày, nhờ làng phạt vạ thằng chồng giường nhà không ngủ mà đi ngủ giường khác, “gửi cái nước” cho đứa con gái khác. Những đứa phạm lỗi, làm chuyện xấu phải bị phạt vạ theo tục lệ” – gia làng A Yêm nói.
UserPostedImage
Già làng Chao Lo Bọp cho coi 2 chiếc khăn “đền vạ”

Để phạt vạ Bin Ngân, Hội đồng già làng của làng Plei Drộp tìm đến già làng Plei Rơ Wắt nói rõ lý do. Thấy có lý, những người trong Hội đồng già làng Plei Wắt bèn bắt con Y Blưm và thằng Bin Ngân trở về làng Plei Drộp để chịu vạ.
Thế rồi chọn ngày đẹp trời, hai gia đình cùng với già làng ở hai làng Plei Drộp, Plei Rơ Wắt, trưởng thôn và công an hai thôn này cùng về nhà của Y Thuyên để dự lễ phạt vạ.
Theo luật làng, Bin Ngân phải nộp 5 triệu đồng, còn Y Blưm phải nộp 5 triệu đồng và con heo 50kg để xin lỗi con Y Thuyên. Con heo phạt vạ phải xẻ thịt ngay tại nhà Y Thuyên. “Sau lễ phạt vạ, nếu đứa nào còn phạm lỗi, làng sẽ phạt tiếp”, già A Yêm nói.
Không nộp vạ thì bị đuổi khỏi làng
Già làng Plei Drộp là A Jun cho biết, năm nào làng cũng phạt vạ trai gái kiểu như trên. Nếu không phạt vạ, không giữ được phong tục thì trai gái bây giờ hư lắm.
UserPostedImage
Y Thuyên, người có chồng là Bin Ngân phụ bạc

Rít một hơi thuốc, đưa bàn tay vuốt mái tóc đã bạc trước tuổi, già A Jun kể, ngày xưa người Ja Rai phạt vạ rất nặng chứ không như bây giờ. Chỉ mấy chục năm về trước thôi, đứa đã có chồng, có vợ rồi mà còn “gửi cái nước” (tức ăn nằm) với nhau, làng sẽ phạt đứa con trai 1 con bò, thậm chí có khi 1 con trâu trắng, mấy ghè rượu cần để cả làng tụ tập tại nhà rông ăn uống. Sau lễ phạt vạ, có nhà sạt nghiệp, “nhưng làng không mang tiếng xấu, thần linh sẽ không trừng phạt”, già A Yun nói.
Đó là đối với những người đã có gia đình, còn với nam nữ thanh niên, nếu đứa con gái có chửa mà đứa con trai không chịu làm chồng thì phạt bằng tiền hay một con bò và mấy ghè rượu cần. Còn đứa con gái có chửa nhưng không chịu ưng đứa con trai thì không phạt đứa con gái mà cũng không phạt đứa con trai.
Già làng A Yun nói: “Người Ja Rai phạt vạ nặng nhất là đàn bà chồng mới chết chưa cúng bỏ mả mả mà đã đi lấy trai. Làng phạt 1 con trâu hay 1 con bò, 1 con heo lớn, 1 con dê, 1 con gà và mấy ghè rượu cần để đãi cả làng ăn uống ở nhà rông”. Phóng viên hỏi: “Nếu họ nghèo hay không chịu nộp phạt thì sao?”. Già làng trả lời: “Xưa, làng phạt thì ai cũng chịu hết, nếu không sẽ bị tịch thu nhà cửa và bị duổi khỏi làng. Nay, nhiều đứa không chịu nộp phạt mà làng cũng không biết phải làm sao, chỉ đuổi ra khỏi làng thôi”.
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.163 giây.