logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/05/2013 lúc 10:18:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đạo diễn Asghar Farhadi, diễn viên Tahar Rahim và Berenice Bejo của phim Quá khứ - Le Passé tại Cannes ngày 17/5/2013.
REUTERS/Eric Gaillard

“Le Passé - Quá khứ” của đạo diễn Iran Asghar Farhadi và « A Touch of Sin -Thiên trụ định » của Giả Chương Kha là hai bộ phim châu Á được chú ý trong ngày thứ hai (17/5) của Liên hoan phim Cannes 2013.

Đạo diễn người Iran, Asghar Farhadi đem đến Cannes câu chuyện của Ahmad, một công dân Iran từ Téhéran đến Paris theo yêu cầu của cô vợ người Pháp là Marie. Trong chuỗi ngày ngắn ngủi trên quê hương vợ, người chồng Iran chứng kiến sự đương đầu tàn bạo, nếu không muốn nói là khốc liệt giữa Marie với cô con gái riêng của mình là Lucie. Ahmad cố gắng hàn gắn mẹ con Marie và Lucie. Đó cũng là lúc những bóng ma trong quá khứ hiện về … Sự im lặng đôi khi có sức công phá không thua gì những loại vũ khí nguy hiểm nhất.

Theo giới phê bình, Farhadi là một nhà làm phim bậc thầy. Năm 2011 tên tuổi của nhà làm phim người Iran còn trẻ tuổi này đã nổi lên như cồn với hàng loạt giải thưởng quốc tế dành cho « Une Séparation – Cách chia », từ giải Gấu vàng của liên hoan phim quốc tế Berlin đến giải các giải Golden Globe, Oscar và Cesar dành cho bộ phim ngoại quốc giá trị nhất.

Lần này trong bộ phim đầu tiên thực hiện trên đất Pháp, Asghar Farhadi đã điều khiển một dàn diễn viên vô cùng xuất sắc như nam tài tử người Iran, Ali Mosaffa hay nam diễn viên người Pháp Tahar Rahim. Nhưng đáng chú ý hơn cả là ngôi sao điện ảnh Bérénice Bejo. Cô nhập vai Marie hết sức tài tình.

Hai năm trước sự nghiệp của cô đã thăng hoa nhờ vai Peppy Miller trong bộ phim câm đen trắng « The Artist » của đạo diễn người Pháp và cũng là người bạn đời của Bérénice trong cuộc sống hàng ngày, Michel Hazanavicius. Lần này hợp tác với đạo diễn Iran, Asghar Farhadi, Bérénice Bejo đã trút bỏ hết vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài để nhập vào thế giới của Marie, với những ẩn ức nội tâm của một người đàn bà bất hạnh.

« Thiên trụ định », mặt trái của phép lạ kinh tế Trung Quốc

Bộ phim Trung Quốc « A Touch of Sin -Thiên trụ định » của đạo diễn Giả Chương Kha cũng rất được chờ đợi. Tác giả đã phác họa xã hội Trung Quốc đương đại qua chân dung của bốn người sống ở bốn miền khác nhau trên quê hương Mai Trạch Đông. Cả bốn cùng phải trực diện với những bất công hàng ngày, với nỗi tuyệt vọng và sự tàn bạo của những những con người chung quanh, của chính mình để tồn tại.

Đạo diễn họ Giả đã kết hợp phim truyện với phim tài liệu để lột tả thực tế trong cuộc sống bất luận sống ở nông thôn hày thành phố. Nhà làm phim người Trung Quốc này đã đưa vào « Thiên trụ định » những trích đoạn của các vở tuồng kinh điển truyền thống hay những đoạn phim kiếm hiệp để minh họa cho sự vùng lên của mỗi cá nhân, để nói về một xã hội tựa như một thùng thuốc súng, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, nơi « mạng người không bằng một con vịt ».
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.031 giây.