logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/04/2017 lúc 06:41:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ảnh Trịnh Công Sơn tại Nhà tưởng niệm Trịnh Công Sơn ở Bình Quới, TP.HCM.

Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn vừa cho biết bài hát “Nối Vòng Tay Lớn,” cùng với các bài “Huế-Sài Gòn-Hà Nội,” “Ca Dao Mẹ,” “Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chưa được cấp phép lưu hành.
Sự kiện này xảy ra ngay sau khi nhà chức trách Việt Nam đưa ra danh sách 5 bài hát trước năm 1975 bị cấm lưu hành vào tuần trước, trong đó có “Con đường xưa em đi” của nhạc sĩ Châu Kỳ, gây ra sự phản đối mạnh từ nhiều giới trong công chúng.
Bốn ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình cờ bị phát hiện không nằm trong danh mục hơn 2.500 bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến khi gia đình cố nhạc sĩ cùng với Đại học Y - Dược Huế xin phép tổ chức chương trình ca nhạc “Nối vòng tay lớn” vào ngày 21/4.
Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, ông Nguyễn Đăng Chương, được VnExpress dẫn lời nói “Dù bài hát 'Nối vòng tay lớn' phổ biến và được sử dụng trong nhiều buổi hội họp, chương trình văn nghệ, thực chất mọi người hát đều chưa xin phép.”
Cách đây 42 năm, vào đúng ngày 30 tháng Tư, 1975, vào lúc 3 giờ chiều, đích thân Trịnh Công Sơn đã hát Nối Vòng Tay Lớn tại đài Phát Thanh Sài Gòn.
Nối Vòng Tay Lớn vốn là một trong số những bài hát phổ biến được hát trong phong trào tranh đấu của sinh viên - học sinh trước năm 1975. Ca khúc này sở dĩ được cho phép sử dụng rộng rãi sau đó là vì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được nhà nước trọng dụng, theo nhận định của nhà thơ Bùi Chí Vinh.
“Bắt đầu từ ông Võ Văn Kiệt. Lúc đó, ông Võ Văn Kiệt làm Bí thư Thành ủy, rồi sau làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tức Thủ tướng, đã cho phép bài đó hát rất rộng rãi. Đến bây giờ tự nhiên có sự xét lại. Điều này nói lên sự bất tất của hệ thống cầm quyền mới, của những nhân sự mới”, vẫn lời nhà thơ Bùi Chí Vinh.
Nhạc sĩ Phú Quang, nổi tiếng với các ca khúc về Hà Nội, nói với VOA rằng sự kiện này không có gì lạ đối với ông. Trước đây, ông cũng từng có kinh nghiệm về những rắc rối liên quan tới các bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Ông kể: “Hồi tôi còn làm công tác sinh viên, người ta cũng ra lệnh cấm bài này, cấm bài kia, bài này không được hát, bài kia không được hát. Tôi có trả lời rằng ‘Các anh theo tiêu chí gì mới được chứ?’ Bây giờ anh kiên quyết cấm bài Hạ Trắng, nhưng lại cho phép bài Biển Nhớ. Tôi thì tôi phân tích cả hai bài đều về tình yêu trai gái. Giá mà bảo thí dụ là tình yêu đồng tính, thì lúc ấy cấm cũng còn có thể hiểu được. Chứ còn cũng là nhớ với nhung các thứ, mà tại sao Biển Nhớ thì được mà Hạ Trắng thì không. Tôi cho cái đấy là cái ấu trĩ của một số người thôi.”
Riêng với Nối Vòng Tay Lớn, nhạc sĩ Phú Quang nói: “Bài đó, theo quan điểm của tôi, chả có gì để phải cấm cả. Thật ra trong chùm những bài phản chiến của Trịnh Công Sơn, thì bài đấy là bài tốt. Bấy lâu nay chúng ta cũng đang kêu gọi hòa hợp thì tại sao lại xếp bài ấy là bài phản động được”.
Người nhạc sĩ tự nhận mình “chẳng quan tâm gì tới chính trị” cho rằng sự kiện này “chắc là do một người nào đấy cố tình hiểu sai. Tôi nghĩ một chuyện như thế này ở Việt Nam thì người ta cũng lại sửa lại thôi.”
Vụ “lọt sổ cấp phép” 4 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn ra chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra lệnh cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc được sáng tác trước năm 1975, bao gồm Cánh Thiệp Đầu Xuân của nhạc sĩ Lê Dinh-Minh Kỳ, Rừng Xưa và Chuyện Buồn Ngày Xuân của nhạc sĩ Lam Phương, Đừng Gọi Anh Bằng Chú của nhạc sĩ Diên An và Con Đường Xưa Em Đi của nhạc sĩ Châu Kỳ-Hồ Đình Phương.
Nhà chức trách khẳng định 5 ca khúc bị cấm “không có vấn đề về tư tưởng, chính trị”, nhưng vì “sai lời so với bản gốc”.
Tuy nhiên, công chúng có vẻ không thỏa mãn với giải thích trên. VnExpress ngày 7/4 dẫn lời vợ nhạc sĩ Châu Kỳ, “Tôi và chồng tự sửa lời bài Con Đường Xưa Em Đi.”
Một số người được VOA phỏng vấn nói họ nghi ngờ có “những câu chuyện phía sau” lệnh cấm các ca khúc trước năm 1975.
Nhà thơ Bùi Chí Vinh dẫn chứng: “Bài Con Đường Xưa Em Đi cũng bình thường thôi, nhưng mà nếu cấm vì viện dẫn lý do có những câu nói về Việt Nam Cộng Hòa, nói ‘chiến trường nào anh bước đi’ có ý ám chỉ nhạc sĩ sáng tác về nhạc miền Nam, thì tôi thấy cái đó là tiểu nhân, bới lông tìm vết”.
Trong số 4 ca khúc “chưa được cấp phép” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Nối Vòng Tay Lớn đã trở thành một bài hát của quần chúng, “gần như là một bài đồng dao”, Luật sư Phạm Công Út, từ Sài Gòn, nhận xét với VOA, rằng Việt Nam hiện không có quy định pháp lý cụ thể trong việc cấm lưu hành các tác phẩm nghệ thuật.
“Có thể là ở đây họ đặt yếu tố về tư tưởng cao hơn, do luật pháp không có quy định cụ thể bằng luật. Tuy nhiên có thể họ có những văn bản dưới luật, mang tính chất nội bộ, để quản lý, cấp phép biểu diễn hoặc tạm dừng tác phẩm nào đó đã cấp phép”, vẫn lời luật sư Út.
Theo VOA
phai  
#2 Đã gửi : 11/04/2017 lúc 06:46:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phải chăng cộng sản đang thực hiện chiến dịch “giải phóng âm nhạc”?

Sau 5 ca khúc bất hủ được sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành vĩnh viễn, đến lượt bản nhạc cổ “Dạ cổ hoài lang” đang bị “treo” án chung thân. Hiện tại bài hát “Nối vòng tay lớn” chưa được cấp phép lưu hành. Điều gì đang diễn ra khi những bài hát nổi tiếng này đã, đang là vấn đề nóng trong việc quản lý biểu diễn nghệ thuật của cộng sản? Trước đó, sở VHTT và DL tỉnh Tiền Giang là cơ quan trực thuộc của Bộ này cũng đã có văn bản cấm bài hát “Mùa Hoa Đỏ” một bài hát nặc mùi cộng sản. Tuy nhiên sau vài lần họp hành, báo cáo thì bài hát này đã được “bỏ nhỏ” sẽ không bị cấm nữa.

Kể từ sau 1975, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được sử dụng rất nhiều trong các chương trình văn hóa nghệ thuật do cộng sản tổ chức. Thế nhưng không hiểu lý do gì mà Cục Biểu diễn nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do cộng sản nắm quyền cấm lưu hành phổ biến.

Được biết vào ngày 21/4/2017, trường Đại học Y dược Huế kết hợp cùng gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đứng ra tổ chức đêm nhạc “Nối Vòng Tay Lớn”. Tuy nhiên chương trình đã gặp phải khó khăn do có tới 4 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác đang nằm trong không được phép phổ biến. Ngoài ca khúc “Nối vòng tay lớn” là những bài “Huế-Sài Gòn-Hà Nội”, “Ca dao Mẹ” và “Đêm thấy ta là thác đổ” bị nhà cầm quyền cộng sản gây khó khăn vì chưa có hồ sơ cấp phép lưu hành.

Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng cục biểu diễn nghệ thuật của cộng sản đảng cho biết: “theo nghị định của chính phủ về phổ biến các sáng tác trước năm 1975, các đơn vị tổ chức, cá nhân muốn biểu diễn những tác phẩm này phải tự hoàn thiện hồ sơ gửi lên Cục. Hồ sơ bao gồm nhiều giấy tờ như đơn đề nghị cấp phép, bản ghi âm nội dung tác phẩm và chứng nhận của tác giả chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện quyền tác giả”.

Bốn ca khúc trên đã từng được sử dụng rất nhiều trong các chương trình ca nhạc tại Việt Nam suốt nhiều năm nhưng không hề gặp cứ trở ngại nào khi lưu hành. Hầu hết người yêu âm nhạc đều dễ dàng nhận ra đây là những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hàng chục năm qua những ca khúc này đã trở nên quá quen thuộc với công chúng trong các đêm nhạc cộng đồng hay những chương trình âm nhạc lớn nhỏ được tổ chức trên cả nước.

Cơ cấu cai trị của tập đoàn cộng sản đảng có 18 bộ, trong đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một cơ quan quản lý tư duy và sở thích của người dân Việt Nam. Dưới sự thống trị của cộng sản đảng, cơ quan này được giao quyền hạn quản lý những vấn đề liên quan đến những hoạt động giải trí văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước.

Chính những show diễn mang nội dung tuyên truyền chế độ cũng được ban tuyên giáo cộng sản chọn những ca khúc trên để biểu diễn. Điều này cho thấy cộng sản biết, hiểu và quản lý các ca khúc này trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên cộng sản bất ngờ bày trò cấm phổ biến rộng rãi các ca khúc trên. Phải chăng cộng sản đảng đang tổ chức chiến dịch “giải phóng âm nhạc” ra khỏi đời sống người dân Việt Nam?

Những bản nhạc dù nằm trên giấy hay được cất lên đâu đó thì vốn dĩ vẫn là thứ vô tri vô giác. Chỉ những người sáng tác hay những người nghe và hát thì mới có sự cảm nhận cái hay, cái đẹp từ những bài hát. Để từ đó những ca khúc ấy được phổ biến, được đón nhận và đi vào lòng công chúng thuận theo lẽ tự nhiên. Cái gì hay, cái gì đẹp, cái gì văn hóa sẽ được chấp nhận mà không cần đến bất cứ thủ tục hay quy trình xin cho theo lối cộng sản.

Chế độ cộng sản vốn dĩ được sinh ra từ sự dối trá, tàn bạo và độc tài. Chính vì thế những gì là sự thật, những gì là văn hóa luôn được xem là những thứ không được phép tồn tại trong tư duy của những kẻ cầm quyền. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cái tên nghe rất văn hóa nhưng thực tế đây là một tổ chức không hiểu biết gì về văn hóa. Đã thế lại còn đẻ ra cái Cục biểu diễn nghệ thuật với chức năng tham mưu những vấn đề về văn hóa nghệ thuật cho Bộ này. Trước thì cấm vì cho rằng các ca khúc trước 1975 bị sửa lời, sau thì nói không xác định được thời điểm sáng tác, giờ lại la làng bắt phải xin phép này nọ. Những kẻ cầm quyền trong đảng cộng sản với bản chất rừng rú cho thấy chúng nhận thức âm nhạc như thể loài khỉ trường sơn rú lên mỗi khi tranh giành miếng ăn.

12.04.2017

Hải Âu
phai  
#3 Đã gửi : 12/04/2017 lúc 09:06:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tản mạn với dòng nhạc phản chiến

Hôm rồi đang thơ thẩn trên con đường xưa em đi, Đồ tui gặp lại một học trò cũ, sau vài lời thăm hỏi, cô học trò khoe rằng hôm 8/4 đã lên Đà Lạt để tham dự đêm nhạc Trịnh. Cô học trò kể thêm rằng, báo đài nổ là có gần 30.000 khán giả đến xem, nhưng riêng cô lại rất thất vọng, vì chủ đích đi để nghe lại các bài phản chiến như "Nối vòng tay lớn, Gia tài của Mẹ, Huế-Sàigòn-Hà Nội" nhưng lại không thấy trình diễn? Nghe kể mà Đồ tui thở một hơi dài thườn thượt, tưởng như từ Sài Gòn ra tận Hà Tĩnh!



Nói đến Trịnh Công Sơn thì hầu như tất cả người dân Miền Nam đều biết tên tuổi nhạc sĩ này, một thiên tài trong âm nhạc. Đúng, Đồ tui không phủ nhận điều đó, TCS quả thực là một phù thủy âm nhạc qua những bài tình ca tuyệt vời, bất hủ sống mãi với thời gian. Trong phạm vi bài này, Đồ tui chỉ xin nói về dòng nhạc phản chiến.


Đồ tui nhớ rất rõ những năm tháng còn mặt áo sinh viên tại Sài Gòn. Sau cuộc Tổng khủng bố đỏ Tết Mậu Thân, Miền Bắc CS và lũ nằm vùng tuy thua cay nhưng chúng vẫn tiếp tục điên cuồng gia tăng pháo kích, khủng bố dân tình trên khắp nơi. Là trai thời loạn, bạn bè Đồ tui rời ghế nhà trường tản mác bốn phương trời: Đứa du học, đứa vào đại học, đứa khoác chiến y. Nhưng mỗi lần có đứa nào về phép, lại tụ tập nhau đi cà phê hoặc vào sân trường đại học nghe nữ hoàng chân đất Khánh Ly cùng TCS ôm đàn song ca. Tình ca có, mà phản chiến cũng có. Nối vòng tay lớn, Huế-Sàigòn-Hà Nội, Người con gái VN da vàng, Du mục (Đàn bò vào thành phố), Hát trên những xác người... bài nào cũng chứa chất những âm hưởng nỉ non, rền rỉ, mô tả một cuộc nội chiến thấm đẫm máu me và xác người chồng chất, dẫn đến tác dụng giới sinh viên học sinh chán ghét chiến tranh, phản đối nhà cầm quyền. Những người bạn chiến sĩ của Đồ tui nghe xong không kìm được bực bội chua chát, tiền tuyến gian khổ, đối mặt từng giờ với cái chết để hậu phương bải hoải, nghe những loại nhạc mê mụ như vầy hay sao?


Những người bạn khoác chiến y của Đồ tui, có đứa đi không trở lại, bỏ lại cha già mẹ yếu em thơ, bỏ người yêu học trò, người vợ góa phụ ngây thơ vật vã bên quan tài. Ai đã hy sinh xương máu, một phần thân thể thậm chí cả tính mạng cho TCS bình an ở thành phố để viết những ca khúc có lợi cho CS?


Phải công nhận chính phủ VNCH đã quá sức là tự do và nhân bản, khi cho phép nhạc phản chiến của TCS được phổ biến rộng rãi. Và TCS đã lợi dung khe hở đó tuy biết rằng, trong cuộc nội chiến này, Miền Nam chỉ đấu tranh phòng vệ, còn chính Miền Bắc CS mới là giặc xâm lược, nhưng vì tư tưởng của Trịnh bị thiên cộng quá nhiều, nên vẫn ngấm ngầm tiếp tay cho cộng sản trong công tác tuyên truyền ru ngủ thanh niên miền Nam.


Chúng ta đều nhớ rất rõ, trưa ngày 30/04 TCS đã hồ hỡi đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn: 


"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước... Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập."


Đây không phải là quy kết về chính kiến của TCS mà thật sự trong một lần đi thăm Nhà bảo tàng tại Quảng Bình năm 1984, Trịnh đã xúc động trước hình ảnh bà mẹ VN anh hùng chuyên nuôi giấu bọn nằm vùng giết người, để rồi viết lên bài hát “Huyền thoại Mẹ”: 


Mẹ lội qua con suối. Dưới mưa bom không ngại. Mẹ nhẹ nhàng đưa lối. Tiễn con qua núi đồi. Xóa sạch vết con về...


Hay bài ca “Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh”, sáng tác thời gian đầu sau 1975, thuộc bộ sưu tập của các nhạc nô chuyên bưng bô cho Hồ Chí Minh, TCS đã đầu độc cả thế hệ măng non:


“Em luôn cùng kết đoàn. Vì các em đã thuộc Năm điều Bác dạy. Học cho ngoan lớn cho nhanh. Bay vào đời xây dựng. Rèn đôi tay, chắc đôi chân. Lao động là vinh quang. Kìa các em xinh xinh. Chân bước vội đến trường.Từng chiếc khăn em quàng thắm đỏ bình minh. Từng cánh tay măng non. Đang xây ngày mai hồng. Đoàn thiếu nhi em là Hy vọng Việt Nam”.


Một thứ nghệ sĩ phản trắc, ca ngợi bác và đảng như thế, thì có đáng cho người Miền Nam thần tượng, rầm rộ tập trung đến 30.000 người đi nghe nhạc của hắn không?


Tình ca của TCS lãng mạn đẫm chất thơ bao nhiêu, thì dòng nhạc phản chiến của hắn lại đẫm độc hại bấy nhiêu. Chuyện gì “công-tội“ đều phải phân minh, Miền Nam chúng ta thất thủ vì do nhiều yếu tố, nhưng cái loại Ăn cơm quốc gia, Thờ ma cộng sản như TCS cũng đã góp một tay vào. Ngay cả hàng trăm bản tình ca thơ mộng, mà TCS viết ra được, cũng là nhờ không khí tự do của Miền Nam, chứ ví như TCS mà sinh ra tại Miền Bắc CS, thì chỉ cần một bài tình ca cũng đủ cấm tiệt việc sáng tác rồi, thế mà TCS đã không biết cám ơn xương máu Miền Nam, lại ngấm ngầm đâm sau lưng chiến sĩ thì đúng là thứ phản bội.


Nhớ lại, hôm Tết bọn học trò cũ có đến nhà chơi, Đồ tui muốn biết suy nghĩ của giới trẻ thành phố về hiện tình biển chết nên đưa ra thảo luận, đứa thì ú ớ xem như chuyện nước ngoài, không biết ất giáp gì cả, đứa thì ngốc nghếch nhai lại cái luận điệu của đảng: “Phải ráng chịu chớ sao, muốn có thép mà thầy” (Tuy làm nghành sư phạm, mà nghe nói như vậy Đồ này cũng muốn đờ mờ.) Chẳng kiêng cử ngày tư ngày tết gì cả, tuy bình thường Đồ tui rất thương bọn học trò như con của mình, nhưng trí dục chưa đủ, mà phải kèm theo cả đức dục, xạc cà rây cho bọn bò tót này một trận.


Biển miền Trung đã chết tức tưởi, vì Formosa với sự giúp đỡ và bao che của ĐCSVN đã quăng quả bom hóa học với nguy hại nặng nề cho những năm tháng sắp tới, thế mà biểu tình chỉ thấy những nạn nhân trực tiếp tại Hà Tĩnh, còn những người Việt khác trên khắp miền đất nước, cùng máu đỏ da vàng sao không thấy đau lòng với đồng bào Miền Trung để cùng nhau xuống đường đuổi cổ Formosa?


Thưởng thức âm nhạc là quyền tự do của mỗi người. Đồ tui chỉ đau lòng là hiểm họa diệt vong đang đến gần, cái chết vì bệnh và ô nhiễm môi trường đang xẩy ra hàng ngày, chỉ có điều là chưa đến phiên mình hay người thân của mình đi “bán muối”, thử hỏi ba chục ngàn người đó ngày mai có còn được ung dung mà nghe nhạc bằng tiếng Việt nữa không? Hay họ giống như những người nghèo cùng khổ trong xã hội nhưng quá dễ tin, được đảng đỏ chủ trương dùng tiền dân rồi đốt pháo bông xem cho đỡ đói? Hay họ cũng giống như những ngư dân Miền Trung, mà đảng chủ trương phát cờ quần què ra bám biển để bọn cảnh sát biển hèn hạ bám bờ? Hay họ cũng như những học sinh giỏi, mà đảng phát thưởng mấy tấm hình Bả Chó để... liệng kống! Buồn!

12.04.2017
Đồ Hiếm
phai  
#4 Đã gửi : 12/04/2017 lúc 09:07:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tào Lao Là Một Vũ Khí

Không ai hiểu được tại sao Ly Rượu Mừng cũng nhắc tới "lính" thì được cởi trói nhưng 5 bài "lính" khác bỗng nhiên "suy thoái tư tưởng" đến độ bị "bỏ tù" sau bao năm tung bay.

Kế đến, không ai hiểu được tại sao bài Dạ Cổ Hoài Lang hiền hòa sống với dân tộc bao năm đã gần như ca dao bỗng nhiên cũng "phản động" đến độ lãnh án "tù chung thân".

Và nay, cũng không ai hiểu được cáo trạng truy tố bài Nối Vòng Tay Lớn. Nếu sợ NVT Lớn có khả năng lôi kéo nhân dân đấu tranh Bất bạo động thì tại sao không truy tố luôn bài Huế - Sài Gòn - Hà Nội và "bắt khẩn cấp" để "xử tử" ngay bài Dậy mà đi?

Tại sao nhà nước ta càng lúc càng TÀO LAO như thế ?

Xin thưa câu trả lời đơn giản: TÀO LAO LÀ MỘT VŨ KHÍ!

- Hiện nay, quyền uy của đảng đang bị xuống cấp trầm trọng vì rất nhiều lý do, từ vĩ mô kinh tế thất bại đến vi mô CSGT lộng hành. Lãnh đạo rất cần kiếm chuyện để ra oai, để nhắc dân chúng họ có "toàn quyền sinh sát" trong tay mà không cần luật lệ hay lý lẽ gì. Họ rất cần người dân trở về vị trí câm miệng tuân lệnh.

- Nhưng quan trọng hơn nữa, lãnh đạo cần công luận rời khỏi ngay những chủ đề Thảm họa Formosa, Xuống đường Venezuela, Tàu TQ liên tục giết ngư dân Việt cách bờ MỘT cây số, Quốc tế liên tục trao giải nhân quyền cho cho người Việt trong tù,... để chuyển sang bàn luận say sưa về các "tù nhân lương tâm" âm nhạc.

Vậy để không làm điều tào lao hay trở thành tào lao như đảng muốn thì ta làm gì ?

Câu trả lời khá đơn giản: KHÔNG tranh luận chuyện tào lao một khi đã biết chủ ý của đảng; Tiếp tục chú tâm 100% vào những chuyện lớn của dân tộc.

Và khi mệt mỏi cần giải trí thì cứ hát NHƯ KHÔNG HỀ CÓ LỆNH CẤM.
Vũ Thạch
song  
#5 Đã gửi : 12/04/2017 lúc 11:37:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nực cười về lệnh cấm và cấm lầm các ‘ca khúc trước 1975’

UserPostedImage
Một ca sĩ đang hát phục vụ cho các học viên trong trại cai nghiện ma túy ở Hà Nội. Tại Việt Nam, bài hát trong các chương trình văn nghệ lớn đều phải nằm trong danh sách được cơ quan quản lý văn hóa của nhà cầm quyền cấp phép. (Hình: Getty Images)

SÀI GÒN (NV) – Sắp đến ngày 30 Tháng Tư, dư luận tại Việt Nam liên tiếp dậy sóng sau những tiếng “tuýt còi” từ cơ quan quản lý văn hóa liên quan tới việc cấm các ca khúc ra đời ở đô thị miền Nam trước 1975.
Rộn ràng nhất là sự kiện 5 ca khúc: Cánh Thiệp Ðầu Xuân (Lê Dinh-Minh Kỳ), Rừng Xưa (Lam Phương), Chuyện Buồn Ngày Xuân (Lam Phương), Ðừng Gọi Anh Bằng Chú (Diên An), Con Ðường Xưa Em Ði (Châu Kỳ-Hồ Ðình Phương) đang lưu hành bị Cục Biểu Diễn, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch cho rằng sai lời, sai tên tác giả, cần ngưng lưu hành vĩnh viễn.
Sự phi lý khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ tập trung vào hai lý do: đi kèm lệnh cấm, cơ quan này không đưa ra văn bản gốc của các ca khúc để chứng minh được thế nào là sự biến dạng của tác phẩm đang lưu hành; thứ hai, vấn đề làm biến dạng ca khúc thường thuộc về tác giả, bên sở hữu tác quyền, hoàn toàn không liên quan gì đến chức năng của nhà quản lý hành chính.
Thế nhưng sự sốt sắng trong việc cấm đoán cùng với sự “ăn có” của những “nhà phê bình tay chân” với chiêu trò quy chụp quan điểm tư tưởng quen thuộc đã tạo ra những trò hài hước, phơi bày sự bệnh hoạn trầm kha trong cỗ máy kiểm soát văn hóa của nhà cầm quyền Việt Nam. Trong khi trên thực tế, lệnh cấm luôn làm cho tác phẩm được chú ý nhiều hơn.
Hài hước nhất là sau việc siết chặt kiểm tra, cấm đoán những ca khúc miền Nam trước 1975 thực thi từ trung ương thì các cơ quan quản lý văn hóa địa phương cũng vào cuộc hăng hái thừa hành, hưởng ứng.
Từ đây xảy ra một sự cố dở khóc dở mếu: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Tiền Giang vì quá sốt sắng vào cuộc nên đã buộc gỡ nhầm một ca khúc “nhạc đỏ” (bài Màu Hoa Ðỏ của Thuận Yến phổ thơ Nguyễn Ðức Mậu) trên hệ thống kinh doanh karaoke trong tỉnh này. Sau đó, chính cơ quan này đã công khai nhận lỗi sơ suất, lầm tưởng… nhạc đỏ là “nhạc vàng.”
Và gần nhất, đêm nhạc “Nối Vòng Tay Lớn” do trường Ðại Học Y Dược Huế và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức vào đêm 21 Tháng Tư bị tuýt còi vì trong chương trình có bốn ca khúc do ông Trịnh Công Sơn viết trước 1975: Ca Dao Mẹ, Nối Vòng Tay Lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội, Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ. Bốn ca khúc này bị liệt vào danh sách chưa được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép.
Sự đời trớ trêu, ca khúc này do chính Trịnh Công Sơn hát trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 11 giờ 45 trưa 30 Tháng Tư 1975. Trong giờ phút miền Nam đang trải qua biến động, xáo trộn lớn thì sau lời phát biểu được nhiều trí thức Sài Gòn thời bấy giờ cho là khó hiểu và khó chấp nhận được, Trịnh Công Sơn đã hát “Nối Vòng Tay Lớn” không phải với cây guitar thùng như đã từng hát ca khúc Da Vàng đầy tình tự dân tộc hay những tình ca đầy nhân bản trước đó.
Nối vòng tay lớn có thể xem là một dấu mốc cho thấy sự xoay chiều đột ngột trong sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn. Công chúng nghe nhạc và quan tâm đến thái độ chính trị của ông từ đây cũng bắt đầu phân hóa quan điểm mạnh mẽ khi nhìn về Trịnh Công Sơn theo hai hướng cơ bản: với người này sự thay đổi đó là xoay chiều hợp lý, nhưng với người kia là sự suy thoái của phẩm chất trí thức lẫn thẩm mỹ.
Vì tính cổ động reo vui hân hoan, ca khúc này vẫn được hát một cách rất đỗi bình thường trong các sinh hoạt hội, đoàn chính thống, nó cũng thường là ca khúc hát tập thể trước khi kết thúc các chương trình nhạc Trịnh tổ chức trong nước. Vậy mà một ngày nó được phát hiện nằm trong danh sách chưa được cấp phép. Sự chưng hửng với chính những cán bộ đoàn, hội trong hệ thống là nằm ở chỗ: hóa ra lâu nay họ đã hát vang một ca khúc còn ở trong “vùng cấm” nhưng lại lầm tưởng đó là một ca khúc an tâm nằm trong dòng nhạc đỏ rồi.
Ngày 12 Tháng Tư 2017, sau khi một số tờ báo chính thống lên tiếng “đòi công bằng” cho ca khúc này thì trên trang web của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, “Nối Vòng Tay Lớn” được chính thức cấp phép cùng với 2,586 ca khúc sáng tác trước 1975. Một sự “sửa sai” nhanh chóng. “Nối Vòng Tay Lớn” lập tức trở về đúng vị trí và màu sắc của nó: đỏ. Một ca khúc bị… cấm lầm!
Ðã đến lúc bộ lọc quản lý văn hóa của nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu phơi bày những lúng túng, bất lực, giới hạn trước sức sống thực tế mạnh mẽ tự nhiên của những tác phẩm trong lòng dân chúng.
Càng lúng túng, thiểu hiểu biết, duy ý chí cộng với tính hăng hái “hồng vệ binh’ đã gây ra tình trạng “gậy ông đập lưng ông” qua những lệnh cấm là điều mà công chúng đang thấy với cường độ ngày càng cao.
Ðã đến lúc cho thấy cơ chế kiểm soát trở nên hài hước hơn bao giờ hết, bởi sự cấm đoán của nhà cầm quyền đưa ra là một gợi ý để sản phẩm bị cấm trở nên có cơ hội phổ biến hơn trong thực tế. Dĩ nhiên, trừ ra những sản phẩm bị cấm nhầm!

An Nam/Người Việt
co  
#6 Đã gửi : 14/04/2017 lúc 08:15:27(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Sợ thì cấm !

Trung tuần tháng ba, thông tin Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TTDL) ra quyết định tạm dừng lưu hành năm ca khúc sáng tác trước năm 1975 đã dấy động lên nhiều thắc mắc cũng như sự không đồng tình của công luận. Sự việc vẫn còn trong vòng tranh luận thì đầu tháng tư, Cục này lại cho rằng năm ca khúc trên, bao gồm : Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương), Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương) và Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), sẽ bị cấm lưu hành vĩnh viễn, nếu bị sửa lời so với bản gốc !
Thoạt đầu, những người đứng đầu Cục khẳng định rằng « không có vấn đề tư tưởng hay nội dung » và sau khi được kiêm chứng về ca từ gốc cũng như về tác giả thì các ca khúc trên sẽ lại được phép lưu hành trở lại.
Sau đó, không biết công việc kiểm chứng khó khăn như thế nào đã khiến họ đưa ra quyết định nực cười : cấm vô thời hạn các bài hát trên. Cứ như thể Cục Nghệ thuật biểu diễn nói riêng và nhà nước cộng sản nói chung luôn lấy sự minh bạch và sự thật làm tôn chỉ cho mọi quyết định.
Mà họ, những người « chiến thắng », « giải phóng và thống nhất đất nước » đã từng ra sức tàn phá, triệt tiêu những gì liên quan đến văn hóa, nghệ thuật và học thuật của miền Nam Việt Nam. Dòng nhạc vàng và tiền chiến, được sáng tác trước 1975, bị ngăn cấm lưu hành, trình diễn. Những băng cassette, đĩa nhạc hay sách vở ghi chép nhạc cũng bị đem đốt và thiêu hủy.
Một thời, cái lý tưởng của con người xã hội chủ nghĩa siêu việt luôn là mệnh đề tiên quyết trong mọi bài rao giảng, tuyên truyền của chế độ nhằm phỉ báng, hạ thấp những di sản văn hóa của phân nửa đất nước vừa được « giải phóng ».
Cấm ! Nhưng thật ra thì những ca khúc của miền Nam vẫn được ca hát, truyền tụng cho nhau trong vòng bí mật hòng tránh né sự nhòm ngó của chính quyền. Khi sự nghèo khổ, khó khăn bao trùm quê hương thì những lời ca bình dị, thắm nhuộm tình cảm yêu thương lại như cơn gió mát thổi vào tâm hồn của người dân, làm cho cuộc sống trở nên dễ thở hơn.
Những năm tháng ấy, tôi vẫn nhớ rõ hình ảnh mẹ tôi, vào những trưa hè hay đêm tối, thường nằm trên chiếc đi văng gỗ và cất tiếng hát nhỏ nhẹ :
Con đường xưa em đi,
Vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê
Anh làm thơ vu quy,
khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi
Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe… Hỏi còn ai cố tri
Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
Mẹ cứ hát, trầm ngâm suy nghĩ. Không chỉ riêng Con đường xưa em đi, mà còn nhiều ca khúc khác nữa. Tôi lắng nghe và một cách vô thức đã thuộc những câu hát trên. Cái thời thiếu niên, sự nhìn nhận vấn đề bị ảnh hưởng rõ rệt từ những gì hấp thụ ở nhà trường. Nghe mãi những bản nhạc tiền chiến, nhạc vàng khiến đôi lúc tôi bất bình, trách mẹ sao cứ nghe loại nhạc yếu đuối, ướt át tình cảm đôi lứa, bi lụy. Những lúc ấy, mẹ chỉ bảo : « Khi nào mày xa nhà, mang tâm trạng như mẹ thì mày sẽ hiểu ».
Thế rồi những năm tháng tha hương, đôi khi chỉ cần nghe tiếng Việt là đã khơi dậy trong tôi nhiều nỗi niềm nhớ thương. Lắng nghe những bài hát trước 1975 trở nên một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc đời kẻ xa nhà. Tôi chợt thấy sư bình dị, ngạt ngào tình yêu qua những ca từ hết sức bình dân nhưng vô cùng đẹp đẽ và lãng mạn. Lẽ nào những âm điệu dân dã, chất chứa bao nỗi niềm dễ đi vào lòng người lại được viết ra trong một giai đoạn đau thương tột cùng của dân tộc. Sự trong sáng của từng chữ, từng câu ca đã thể hiện giá trị nhân bản của một cộng đồng, của một mảnh đất khát khao hòa bình và tình yêu.

Nguồn cảm xúc nghệ thuật không đến từ thiên đường xã hội chủ nghĩa vô tưởng, không thực tế mà chính là tình cảm lứa đôi, là tình yêu quê hương đất nước. Những thứ tình cảm bình dị, trong sáng mà mọi người đều hướng về.
Có lẽ đó chính là điều mà những người cộng sản không bao giờ chấp nhận. Sự tự do trong sáng tác nghệ thuật và suy nghĩ bị chi phối bởi một hệ thống tư tưởng chính trị cứng nhắc. Phải là Quốc tế cộng sản, là đảng, là những người lãnh tụ kính yêu chứ không thể nào có chỗ cho sự sáng tạo.
Trong khi đó, hơi thở, sức sống và sự sáng tạo vẫn không ngừng chảy trong suốt những năm tháng chiến tranh tại miền Nam. Tình yêu đôi lứa cũng như ước mơ về hòa bình vẫn là đề tài chủ đạo trong mọi tác phẩm được sáng tác tại đây. Công việc của người nhạc sĩ không bị sự can thiệp thô bạo hay đàn áp bởi chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Những ca khúc phản chiến, thiên chế độ miền Bắc vẫn được sáng tác và trình diễn một cách tự do. Tất cả cho chúng ta thấy một môi trường sống cởi mở và dân chủ khi nhà cầm quyền chấp nhận sự phản biện và đối lập trong chừng mực.
Ấy thế mà, môi trường tự do đó vẫn chỉ là một giấc mơ cho đến hôm nay, sau 42 năm chiến tranh chấm dứt. Những ca khúc một thời bị cấm, được cho phép hát lại vì chế độ thừa biết không thể cưỡng lại xu hướng của thời đại. Nhưng dường như người ta vẫn lo ngại về giá trị của những tác phẩm từng bị gán là sản phẩm của sự đồi trụy, của những kẻ bán nước.
Một mặt cho rằng năm ca khúc bị cấm lưu hành vĩnh viễn trên không hề có vấn đề tư tưởng chính trị nhưng mặt khác, chính hình ảnh người lính VNCH đã khiến cho Cục Nghệ thuật biểu diễn phải lo lắng. Sau bao khó khăn, tuyên truyền nhằm hạ thấp nhân cách của người lính chế độ cũ, nhà cầm quyền nhận ra rằng, trong lòng của người dân, đó là những người lính chân chính, can đảm và anh dũng bảo vệ đất nước chống ngoại xâm. Ngày nay, chính những người lính ấy chứ không ai khác đang bị bỏ mặt bởi nhà cầm quyền dẫu mang trong mình bao vết thương nặng hay trở nên tàn tật. Ngay cả nghĩa trang của những người lính VNCH cũng bị cố tình vùi dập trong sự bỏ quên và lạnh lẽo.
Hình ảnh người lính bên những mối tình buồn hay lãng mạn, đơn thuần chỉ là tâm hồn và khao khát của người nhạc sĩ khi chứng kiến quê hương vẫn chìm trong khói lửa chiến tranh, nhưng vẫn đủ sức để khơi dậy những cơn ác mộng đối với nhà cầm quyền.
Hay khi Lam Phương nhắc đến :
Người về đâu hỡi người về đâu ?
Đây ước mơ của miền Nam mến yêu
Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình
Tìm hạnh phúc ngày qua
Phải chăng đã khiến Cục Nghệ thuật biểu diễn không vui vì « miền Nam dấu yêu ». Sau bao năm thống nhất đất nước, sự chia rẽ Nam-Bắc vẫn còn hằn sâu trong tâm thức của người dân. Vết thương chiến tranh vẫn âm ỉ và nhà cầm quyền vẫn không hề có một động thái tích cực nào để hàn gắng những nỗi đau, hậu quả của cuộc chiến đã qua.
Đằng sau những quyết định tạm dừng rồi cấm năm ca khúc được sáng tác trước 1975, chúng ta có thể cảm nhận được sự lo ngại, bối rối của Cục Nghệ thuật biểu diễn, của chính quyền. Hình ảnh miền Nam Việt Nam với một nền văn hóa nghệ thuật, học thuật, giáo dục, kinh tế và chính trị đang trở thành đề tài tìm hiểu của giới trẻ trong nước, bất chấp sự cấm đoán trong vô vọng của chế độ.
Và khi không còn kiểm soát được, nhà cầm quyền cộng sản lại phải quay về với những chiêu trò mà họ làm tốt nhất, đó là cấm đoán.
Chính nhạc sĩ Lam Phương đã tâm sự khi được hỏi về hai bản nhạc của ông bị cấm tại quê nhà : « Họ cấm là chuyện dĩ nhiên rồi ! Đó là hai bài tôi viết trong chế độ đó. Chuyện gì họ cũng cấm hết. Không sao, tôi còn mấy trăm bài, cấm hai bài đâu có ăn thua gì. Chuyện này mình biết trước rồi. Tôi biết thế nào họ cũng cấm nhiều bài nữa. Mình viết tân nhạc mà trái với đường lối thì họ cấm. Chuyện dĩ nhiên mà. Hổng có gì buồn hết. Nghịch với đường lối của họ thì họ làm. Còn tình cảm sáng tác thì mình vẫn giữ thôi. Họ để thì để, họ không cho thì cấm thôi. Đường của mình thì mình đi, đường của họ thì họ đi. »
Hay như nhạc sĩ Lê Dinh chia sẻ : «  Trước năm 1975 thì là của mình. Mình viết theo sự tự do của mình. Còn bây giờ thì họ muốn làm gì thì làm. Tôi không để ý tới. Lời ca thì viết theo chánh phủ của mình, Việt Nam Cộng hòa. Họ muốn đổi thì đổi, muốn không hát thì không hát. Tôi không để ý tới. Đối với tôi là tác giả, không thành vấn đề. »
Mới thấy, chế độ độc tài nào cũng luôn lo sợ khi phải đối đầu với sự thật.
Và càng cấm, người ta càng hát. Những câu ca như đã in sâu trong tiềm thức của người dân thì sự cấm đoán chỉ thể hiện bản chất nhỏ mọn của một chế độ đang chịu nhiều chỉ trích về tính chính danh. Cấm để đối phó, để duy trì sự tồn tại.
Nếu với tôn chỉ minh bạch hóa mọi sinh hoạt, có lẽ nhà cầm quyền thừa hiểu phải làm gì. Chỉ cần lắng nghe những nguyện vọng của người dân về cuộc sống, về sự tự do và về mội trường.
Nhỏ mọn và cố chấp như những gì nhà cầm quyền cộng sản đang thể hiện thì làm sao nói đến hòa giải và hòa hợp dân tộc!

 14/4/2017
Lâm Bình Duy Nhiên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (4)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.302 giây.