logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/05/2013 lúc 01:00:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hôm trước, khi tôi kể cụ nghe cái chuyện “Chuyện Vui Cuối Tuần,” rồi tôi phản đối cái đề tựa này. Tôi nói rằng câu chuyện này chẳng thể là chuyện vui mà phải xếp vào loại chuyện không vui hay là chuyện buồn. Rồi sau đó, nhân tiện dây cà ra dây muống, tôi bàn đến cái sự bất công của Tạo Hóa, sinh ra người này dưới một ngôi sao sáng chói, người kia dưới một ngôi sao tăm tối mịt mờ.

Nhân đó, tôi nghĩ đến chuyện những đứa trẻ con, ngay từ lúc mới hiểu biết, mới biết nói, biết phát biểu ý nghĩ của mình, câu đầu môi chót lưỡi của chúng là: “Its not fair,” mỗi khi chúng đòi cái gì mà không được, hoặc bị cha mẹ cấm đoán điều gì. Lúc đó, bài học triết lý đầu tiên chúng được cha mẹ dậy là: “Life is not fair.”
Phải nhớ kỹ nằm lòng cuộc sống là một chuỗi những sự bất công. Đừng bao giờ chờ đợi sự công bằng ở trên cõi đời này. Thế nhưng, khi chập chững bước chân vào trường, bài học đầu tiên chúng được dậy trong lớp mẫu giáo lại là phải play fair. Khi chơi phải tôn trọng sự công bằng. Cấm không được ăn gian. Rồi sau đó là phải nhường nhịn, phải biết đợi đến lượt mình, phải xếp hàng.
Thật ra thì tôi chẳng được học mẫu giáo bên Mỹ này, nhưng những điều này tôi đọc được trong một cuốn sách của ông Robert Fulghum, một tác giả mà tôi rất ưa thích, trong cuốn sách rất nổi tiếng của ông, có tựa đề là “Tất Cả Những Điều Cần Biết, Tôi Đã Được Dạy Từ Mẫu Giáo.” Nhận xét của ông rất trung thực. Nếu cụ đọc kỹ, sẽ thấy, những điều luật về luân lý căn bản - theo nền giáo dục Mỹ - chỉ được nhắc đến trong lớp mẫu giáo – sau đó, nhà trường không có bổn phận và cũng không có quyền hạn, phải giáo dục trẻ, mà chỉ có bổn phận dạy chúng những kiến thức chuyên môn. Dạy dỗ về luân lý, là phận sự của bố mẹ.
Đây là sự khác biệt giữa nền giáo dục của Mỹ và Việt Nam - trước 75, cần phải nói cho rõ. Công cuộc đức dục của một đứa trẻ bắt đầu từ trong lòng mẹ, sau đó là bổn phận của nhà trường. Tiên học lễ, hậu học văn. Cụ cứ đọc lại, hay nhớ lại những bài trong Luân Lý Giáo Khoa Thư, cụ sẽ thấy rằng, chỉ cần hiểu biết và áp dụng những bài học cấp tiểu học này, đứa trẻ sau này ra đời, sẽ trở nên một con người có giáo dục, có lương tâm, có đạo đức. Nhiều lúc tôi nghĩ thầm trong bụng, giá mà tôi là một con người đàng hoàng, đứng đắn một tí, tôi nên viết một cuốn sách, từa tựa như cuốn của ông Fulghum, với đề tựa là: Những điều Luân Lý Căn Bản Để Làm Người, Tôi Đều Học Được Từ Bộ Luân Lý Giáo Khoa Thư, của chương trình tiểu học thời Pháp Thuộc, thì hay biết mấy. Nhưng mà cụ cũng biết đấy, khỏi cần giải thích, thanh minh, thanh nga dài dòng văn tự làm gì. Chuyện này để ngày mai tôi sẽ nói tiếp. Hôm nay tôi cần phải nói về cái chuyện “Life is not fair” cơ. Cụ chịu khó nghe chuyện này, rồi ngày mai, tôi hứa với cụ là tôi sẽ bàn về cái vụ những điều được dạy trong mẫu giáo Mỹ, và tiểu học ngày xưa ở Việt Nam, cái Việt Nam thanh bình của cụ và tôi. Ngày nay, chương trình mẫu giáo đang trên đà bị thay đổi rồi cụ ơi. Mẫu giáo Mỹ đấy nhá, chứ tôi không nói chuyện cổ tích giáo dục thời xưa ở nước mình đâu.
Hôm tôi viết cái bài chẳng phải là chuyện vui cười, tôi nói đến sự bất công của Tạo Hóa. Tại sao hai anh học trò, cùng học một lớp, cùng học một trường mà sau khi ra đời mỗi anh lại đi vào một con đường trái ngược nhau như vậy? Một anh trở thành một vị thẩm phán, cầm cân nảy mực, gìn giũ trật tự cho xã hội được an ninh, một anh lại là một kẻ làm hại xã hội, phá hoại an ninh, sống ngoài vòng pháp luật. Và tôi đi đến nhận định, ông Trời bất công. Tôi trở thành một đứa trẻ con, lúc nào bất mãn là lại than phiền cuộc đời. Tại, vì, bị, bởi. Số phận hẩm hiu. Trời Già không tựa. Cuộc đời hắt hủi. “Life is not fair.”
Cụ còn nhớ con cháu gái nhỏ của tôi, con Michelle, vừa mới đấy đã học năm thứ ba đại học. Trong một buổi mẹ con bà cháu bàn luận chuyện đời, nhân nói đến một đứa bạn học trung học cùng với nó – con cháu của một gia đình quen với gia đình tôi từ hồi còn ở Việt Nam - Michelle cho biết, thằng này bỏ học sau khi tốt nghiệp trung học. Nó bỏ nhà, đi giang hồ, và vừa bị cảnh sát bằt về tội buôn bán cần sa, ma túy. Michelle kết luận, nó biết thằng này hút và bán ma túy từ hồi còn ở trong trường. Nghe xong chuyện, tôi chép miệng nói: tội nghiệp cái thằng số phận hẩm hiu chẳng ra gì. Ông Trời bất công với nó quá. Nỡ lòng nào đẩy đưa nó vào con đường trụy lạc, tội lỗi như vậy chứ. Con Michelle lừ mắt, lên giọng dạy bà: không có cái gì là số phận, là xui xẻo, là bất công cả, bà ơi. Tại nó tự chọn cho nó cách sống tồi tệ đó. Chẳng có Ông Trời nào bảo nó làm như thế. Nó có tự do lựa chọn mà. Tự ý nó muốn đi ra khỏi cuộc sống bình thường, có kỷ cương, kỷ luật. Nó lựa chọn cuộc sống ngoài vòng pháp luật như thế mà, tại sao lại trách Ông Trời???
Tôi giật mình nhìn con cháu bé vừa ngạc nhiên vừa hãnh diện. Con ranh con này lớn lên từ bao giờ thế này? Ai dạy nó mà nó lý luận chuyện đời khôn ngoan như thế nhỉ? Chắc nó giống bà rồi. Hì hì. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh chứ! Nhưng mà, tôi nói thế để lấy le một chút cho lên tinh thần, chứ mà nó giống bà thì chắc sẽ chẳng thể khá được. Bà luôn luận chuyện đời, thế mà không hề nghĩ đến cái chuyện tự do lựa chọn của con người. Phải đợi cho cháu nó nhắc mới nhớ ra.
Nhiều người ca tụng cho rằng món quà quí giá nhất mà Thượng Đế ban cho con người là sự tự do lựa chọn. Ông cho con người một hình hài để hành động, một bộ óc để học hỏi, suy tư, một trí thông minh để phân biệt phải trái và cái nguy hiểm nhất là sự tự do để lựa chọn cho mình một con đường đi, một lối sống như ý muốn. Những người thành công, có khi coi đó như một sự đương nhiên vì nhờ tài năng của mình, và có thể không nghĩ rằng mình đã lựa chọn đúng. Nhưng người thất bại luôn luôn nhìn nhận, mình đã làm một lựa chọn sai lầm. Chỉ có những người già cả, lẩm cẩm như tôi mới đổ tại số phận. Nhưng món quà quí giá này - sự tự do lựa chọn - chẳng phải ai cũng biết xử dụng cho đúng cách.
Giá mà, Ông Trời không cho con người được tự do lựa chọn, mà chỉ đưa ra một con đường bên phải để cho con người cứ đó mà đi, cứ thế mà tiến, thì trên đời chẳng có nhiều người thất bại hay phạm tội. Có thể cũng vẫn còn sự chênh lệch về kiến thức và khả năng. Người đi nhanh, người đi chậm, người đến trước, kẻ đến sau, người ngã bên lề, người đi nhưng không bao giờ tới. Nhưng sẽ không có người đi ra ngoài lề, hay đi lạc hướng. Như vậy, cũng vẫn không tránh khỏi câu thắc mắc: Tại sao tôi chọn đúng mà vẫn thất bại? Tại sao nó chọn sai mà lại thành công? Tại sao nó đi nhanh mà tôi đi chậm?
Những người quê mùa như tôi lại phải mượn lời cụ Nguyễn Du: Có Trời mà cũng có Ta! Tránh làm sao khỏi bàn tay ông Trời! Cho dù chọn đúng hay chọn sai. Đã bảo là cái số mà lị.

Bà Ba Phải (VienDongDaily)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.