logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/04/2017 lúc 09:38:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngắm Tranh Vẽ ‘Biển Đời’ Của Họa Sĩ Ann Phong, Trong Cuộc Triển Lãm Tranh Của Họa Sĩ Ann Phong Tại Việt Báo Gallery Từ Ngày 5 Tới 7 Tháng 5 Năm 2017

UserPostedImage
Họa sĩ Ann Phong lúc sáng tác.(hình do HS Ann Phong cung cấp)

Đam mê vẽ tranh, học và tốt nghiệp Cao Học Mỹ Thuật tại Đại Học Cal State Fullerton, dạy hội họa tại Đại Học Cal Poly Pomona, sáng tác không ngừng, và tham gia hơn 100 cuộc triển lãm tranh nhiều nơi trên thế giới, họa sĩ Ann Phong không những tài năng và nỗ lực phi thường, mà còn khéo chuyển hóa nghịch cảnh thành thuận duyên để biến ước mơ thành hiện thực trong cuộc sống.


Thật vậy, ở đời ai mà không có mơ ước. Nhưng có thể biến ước mơ thành hiện thực ngay trong cuộc sống thường nhật của mình là điều không phải ai cũng làm được. Họa sĩ Ann Phong có được cái may mắn và hạnh phúc đó. Trải qua kinh nghiệm gian nguy của một người tị nạn vượt biên lênh đênh trên chiếc thuyền nan giữa biển cả, rồi được định cư tại đất nước tự do Hoa Kỳ, sau bao năm miệt mài đèn sách và thành đạt, họa sĩ Ann Phong lấy bối cảnh của chính đời sống và thân phận mình làm chất liệu sáng tác tranh. Cho nên, tranh của họa sĩ Ann Phong có sắc màu và hình ảnh rất gần với đời thực của những người tị nạn lưu vong. Nó là sóng nước. Nó là màu xanh của biển. Nó là lộ trình vượt thoát ngục tù. Nó là cuộc đời gắn liền với thân phận của thuyền nhân. Nó là cuộc sống hội nhập trong bầu không khí tràn ngập tự do và sáng tạo trên quê hương thứ hai.


“Biển Đời” -- chủ đề của cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Ann Phong tại Việt Báo Gallery từ ngày 5 tới 7 tháng 5 năm 2017 – cưu mang được tất cả sắc diện, tâm tư và môi trường sống của thân phận con người. Đó không chỉ là thân phận của riêng người họa sĩ, đó có thể là thân phận của những người ngắm tranh, hay ngay cả những người chưa từng biết đến tranh của họa sĩ Ann Phong. Cho nên họa sĩ Ann Phong nói rằng, “Tôi không vẽ những gì tôi thấy mà vẽ những gì tôi cảm được.” Vẽ tranh như vậy là vẽ bằng trái tim, và cũng có thể nói là bằng cái tâm.


UserPostedImage
Tranh “Hồng” 10x10, mixed media, 2017.(tranh do HS Ann Phong cung cấp)
 
Nhân dịp triển lãm tranh sắp tới, họa sĩ Ann Phong đã dành cho phóng viên Việt Báo cuộc trao đổi bằng email để tìm hiểu thêm về cuộc triển lãm này.


Khi được hỏi có phải đây là lần đầu tiên chị triển lãm tranh một mình (solo show) trong suốt 25 năm triển lãm tranh trong cộng đồng tại vùng Little Saigon, và chị cảm nghĩ như thế nào khi một mình đứng ra tổ chức triển lãm tranh của mình -- lo lắng, nôn nao, cực nhọc, thích thú, họa sĩ Ann Phong cho biết, “Vâng đây là lần đầu tiên Ann Phong tổ chức một cuộc triển lãm solo trong cộng đồng tại vùng Little Saigon. Cái thú của cuộc triển lãm này là họa sĩ có thể treo nhiều tác phẩm cùng một chủ đề. Người thưởng ngoạn có dịp đi sâu vào đề tài và cảm xúc của từng tác phẩm một cách tận tường hơn. Lo lắng cực nhọc ư? Chắc không. Nôn nao thích thú ư? Chắc chắn rồi, vì lần này có nhiều tác phẩm mới sáng tác nên sẵn sàng tiếp đón nhận xét phê bình từ người thích nghệ thuật tạo hình.”


Trả lời cho câu hỏi trong cuộc triển lãm lần này chị dự định sẽ cho giới thưởng ngoạn tranh của chị xem bao nhiêu tranh và những tranh này được vẽ từ khi nào, chúng có gì đặc sắc so với những tranh mà chị đã triển lãm trước đây, họa sĩ Ann Phong nói rằng, “Những lần trước, vì chỉ có thể đem vài tác phẩm đến chung vui với các họa sĩ, tôi thường triển lãm những bức tranh về biển, về cảm xúc của những thuyền nhân thời vượt biên. Với thời gian sống tại Hoa Kỳ đã lâu, tôi được thấy nhiều, hiểu nhiều và chiêm nghiệm nhiều về cuộc đời, tác phẩm của tôi không còn thu gọn trong đề tài thuyền nhân mà nay mở rộng ra đến những suy nghĩ về người Việt Nam đang sống tại quê nhà và cả cuộc sống của chúng ta ngày nay ở thế kỷ 21. Nên màu sắc và nội dung của các tác phẩm đa dạng hơn và nhộn nhịp hơn. Kỳ này tôi trưng bày hơn 30 tác phẩm đủ cỡ.”


Với hơn 30 tác phẩm đủ cỡ mà họa sĩ Ann Phong triển lãm lần này, chắc chắn sẽ làm cho giới thưởng ngoạn mãn nhãn lắm! Được hỏi có phải chủ đề “Biển Đời” (Sea of Life) của cuộc triển lãm cũng là sự nối tiếp đối với thể tài lớn và bao quát về Biển trong sự nghiệp hội họa của chị, hay nó còn mang một ý nghĩa, thông điệp nào khác, họa sĩ Ann Phong tâm tình rằng, “Biển là nguồn cảm hứng chính trong tác phẩm của tôi. Biển rộng bao la, lúc hiền lành yên lặng lúc sóng dữ cuồn cuộn, lúc trong sáng long lanh, lúc đen ngòm nặng trĩu. Biển trong tranh tôi phảng phất cuộc đời những người như tôi đã trải qua cuộc sống ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương. Cùng lúc có những tác phẩm tranh chia sẻ những cảm xúc của những người Việt Nam ngày nay sống ở bờ bên kia ra khơi đánh cá và thuyền họ bị đánh chìm nơi biển mênh mông. Nước cũng mang ý nghĩa về những người có cuộc sống giàu có hiện nay ở thế kỷ 21 nhưng không biết tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và làm ô nhiểm nguồn nước chung.”


Trong tranh của họa sĩ Ann Phong, như thế, còn có bóng hình và thân phận khốn khổ của những ngư dân Việt trong nước. Hơn nữa, họa sĩ Ann Phong cũng dùng tranh của mình để đánh thức về thảm họa ô nhiễm nguồn nước và môi sinh là nguy cơ lớn của nhân loại đang đối diện hiện nay. Đây là thông điệp về tính nhân bản trong hội họa của chị.


UserPostedImage
Tranh “Hành Trình Trong Cuộc Sống” mixed media, 30x40, 2016. (tranh do HS Ann Phong cung cấp)

Được biết có ít nhất 3 bức tranh triển lãm lần này sẽ gây chú ý cho người xem, đó là bức tranh “Hồng,” “Hành Trình Trong Cuộc Sống,” và “Đang Đợi Bình Minh.” Điều gây chú ý và dễ thấy nhất có lẽ là màu sắc của tranh. Sở trường của chị là màu xanh của biển. Dường như chị hiếm khi vẽ tranh mà màu “hồng” bao trùm hầu như toàn bức tranh, như tranh “Hồng,” chỉ có vài vệt màu đen nằm ở dưới, màu vàng nhạt và màu trắng theo bước đi của một kẻ lữ hành cô độc. Người lữ hành này bước đi trên ngọn sóng mà ở dưới là cơn ba đào phẫn nộ với màu hồng đậm lấn sang màu máu đỏ. Bức tranh “Hành Trình Trong Cuộc Sống” là những cơn sóng màu hồng nhạt (pink) với ngọn triều bạc trắng vồ chụp lên một chiếc thuyền nhỏ mong manh. Xa xa đằng trước là một chiếc thuyền đã vượt thoát hiểm nguy và dường như đang trôi vào cõi bình an nào đó với màu xanh tươi hy vọng và bầu trời bao la ở phía trước. Còn bức tranh “Đang Đợi Bình Minh” với màu đen, màu xám tro, màu bụi đất pha một chút màu hồng nhạt hơi trắng trắng, là một chiếc thuyền vỡ nát nằm dưới lòng đại dương, với con cá chạy thoát ra từ chiếc thuyền tạo ra cơn ba động của nước làm tung lên bùn cát dưới đáy biển.


Giải thích đây có phải là một sự biến hóa sắc màu nào đó trong thế giới hội họa của chị để diễn tả thực trạng đau thương của quá khứ và tương lai sáng sủa đang định hình hôm nay, họa sĩ Ann Phong nói rằng, “Cám ơn anh đã hỏi câu hỏi này. Nếu gặp người nào chỉ hỏi qua loa cho qua chuyện thì thường tôi mĩm cười và trả lời ngắn ngọn là tui đang yêu đời :). Nhưng thật ra đây là một việc tôi tự thử thách tôi. Tôi muốn tìm lối đi mới là thử dùng màu nhẹ để diển đạt những suy nghĩ nặng, xem nó có "tới" hay không. Vì ở đời có những lúc cuộc sống đè lên người nặng đến độ bế tắc, nhưng ngẫng mặt nhìn lên thì thấy mặt trời vẫn mọc và hoa vẫn nở.


“Trong tác phẩm "Ngẫm Chuyện Đời" nếu quý vị nhìn gần, sẽ thấy có cái trống đồng ở góc dưới tranh ẩn hiện đi lên. Những đường cong của trống đồng như đang tỏa sức sống (energy) theo vòng cong, từ đó những con chim hạc bay ra. Nhiều người thưởng ngọan đã nói với tôi rằng họ cảm thấy thích thú khi ngắm tranh tôi. Tùy lúc tùy ánh sáng và tùy góc độ đứng, người xem sẽ thấy được những hình ảnh hiện ra khác nhau. Vâng, đó chính là sắc thái riêng tôi đi tìm cho tác phẩm tôi. Vì khi sáng tác, tôi không vẽ những gì tôi thấy mà vẽ những gì tôi cảm được. Tôi để mảng màu mới phớt lên mảng màu cũ, hình ảnh sau lấp chồng lên phần nào của hình ảnh trước.”


Trong bài “Khắc Dấu Mạn Thuyền,” họa sĩ Ann Phong viết rằng, “Mỗi tác phẩm của tôi, mỗi quãng thời gian tôi sống, tôi ghi lại như một dấu khắc trên mạn thuyền đời.” Có phải vì vậy mà trong cuộc triển lãm lần này họa sĩ Ann Phong lấy chủ đề “Biển Đời,” vì sóng nước của biển là môi trường sống và hoạt động của thuyền? Nhưng, ngược lại, nếu là chiếc thuyền nan chèo trên biển đời mênh mông và giông bão chập chùng thì quả thật là nguy cơ trùng trùng cho thân phận bé bỏng. Có bao giờ trong những tác phẩm hội họa của chị vẽ ra lối thoát cho con thuyền đời?


Họa sĩ Ann Phong trả lời một cách thâm trầm và lạc quan những câu hỏi vừa nêu trên, rằng, “Sống tại Hoa Kỳ gần bốn thập niên, tôi thấy tôi chuyển mình. Từng bước, từ môt thuyền nhân vừa thoát chết đến sự hội nhập một văn hóa mới rồi trưởng thành biết suy nghĩ độc lập như một người Mỹ. Tác phẩm của tôi đã diển tả được những chặng đường tôi sống.


“Về chiếc thuyền nan mong manh trên biển sóng: theo tôi, đời không theo luật tuyệt đối, thành ra chiếc thuyền nan chèo trên biển dù nhỏ cách mấy thế nào cũng có một hai chiếc có cơ hội sống sót được. Thuyền tôi đi vượt biên là thuyền nhỏ đánh cá đáng lẽ chỉ đủ chứa một gia đình (mà chúng tôi ngồi đến 56 người), và tôi đi thoát được đến bến bờ tự do. Thành ra trong tác phẩm tôi, độ sáng tối của màu lúc nào cũng đa dạng. Dù tác phẩm có độ đậm cách mấy, đâu đó cũng có môt vệt màu lợt lướt qua. Hy vọng vẫn còn đó, anh ạ :).”


Có lẽ nhờ “hy vọng vẫn còn đó” mà họa sĩ Ann Phong đã nỗ lực không ngừng vươn mình lên để có những thành tựu như hôm nay, và chắc cũng chính niềm “hy vọng vẫn còn đó” mà trong những bức tranh của mình họa sĩ Ann Phong luôn mở những cánh cửa tươi sáng đâu đó. Cảm ơn “một vệt màu lợt” của chị. Màu thì “lợt,” nhưng sức mạnh của ánh sáng từ đó chiếu ra thì xa và kỳ diệu vô cùng!


UserPostedImage
Tranh “Đang Đợi Bình Minh” acrylic, 20Hx54W, 2017. (tranh do HS Ann Phong cung cấp)

Đặc biệt, trong kỳ triển lãm này, chính xác là từ 12PM tới 4PM, vào Chủ Nhật, ngày 7 tháng 5, chị sẽ mở “lớp vẽ với Ann Phong” dành cho người lớn cũng ngay tại nơi triển lãm Việt Báo Gallery để dạy về cách sáng tác tranh acrylic. Họa sĩ Ann Phong đã giải thích rõ thêm về lớp học này, rằng, “Nhiều lúc gặp bạn bè trong cộng đồng, họ hay hỏi và nhờ tôi mở lớp dạy hội họa. Thú thật tôi không có thời gian. Ngày thường tôi phải đi dạy hội họa tại trường đại học Cal Poly Pomona. Thời gian còn lại tôi cần lo gia đình và còn phải để dành cho tôi sáng tác. Nay sẵn dịp ngồi trông phòng tranh, các bạn thân của tôi mới nảy ý là mở một lớp cho người lớn vừa vẽ vừa nhâm nhi chút rượu. Vì kiến thức hội họa của tôi là cho đại học, nên tôi muốn dành lớp này cho những anh chị cô bác muốn tìm hiểu một chút về căn bản vẽ, rồi thực tập vẽ tại chỗ một tác phẩm. Người học không cần có căn bản trước, chỉ cần có lòng muốn học. Vì tôi cần thời gian để giúp và giải thích cách vẽ đến từng người nên khoảng 20 người là đủ rồi. Ai gởi tiền hay đi đến Việt Báo đóng học phí trước thì có chỗ. Để được công bằng đến mọi người, cho Ann Phong xin phép không đóng học phí không nhận giữ chổ trước. Xin cám ơn.”


Hoạ sĩ Ann Phong tốt nghiệp Master of Fine Art tại Đại Học Cal State Fullerton, Nam California. Hiện nay họa sĩ Ann Phong là giáo sư dạy hội họa tại trường đại học Cal Poly Pomona. Đến nay, họa sĩ Ann Phong đã tham dự hơn 100 cuộc triển lãm, từ gallery đến viện bảo tàng như Laguna Art Museum ở Quận Cam, Krabi Museum ở Thái Lan, Gang Dong Art Center ở Nam Hàn, và Blue Roof Museum ở Thành Đô Trung Quốc. Tác phẩm của họa sĩ Ann Phong được nhiều tư nhân và nơi công cộng sưu tầm, như Đại Học Cal Poly Pomona, Cal State U Fullerton, UC Riverside Sweeney Gallery, Queen Art Gallery ở Thái Lan. Từ năm 1994 họa sĩ Ann Phong bắt đầu tham gia vào sinh hoạt của VAALA (Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ tại Quận Cam), một hội văn học nghệ thuật bất vụ lợi ở ngoài Việt Nam, chuyên về triển lãm nghệ thuật tạo hình, và tổ chức liên hoan phim Việt Nam tầm vốc quốc tế. Hiện nay họa sĩ Ann Phong là chủ tịch của VAALA.


Chân thành cảm ơn họa sĩ Ann Phong về cuộc trao đổi lý thú và hữu ích. Chúc chị thành công trong cuộc triển lãm tranh tại Việt Báo Gallery vào ngày 5-7 tháng 5 năm 2017.

Việt Báo Gallery tọa lạc tại địa chỉ 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683; Tel. 714-894-2500.

Độc giả có thể  tìm hiểu them thế giới hội họa của họa sĩ Ann Phong trên trang mạng: www.annphongart.com .

Theo Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.158 giây.