logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/04/2017 lúc 09:41:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cô giáo Hiền khuyến khích học sinh huyện Hải Lăng, Quảng Trị đọc sách. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

SÀI GÒN (NV) – Đến nay, dự án sách hay dành cho học sinh tiểu học của một cô giáo ở Sài Gòn đã trao được 200 tủ sách, tiếp cận hơn 60,000 học sinh tiểu học ở các nơi nghèo của miền Trung.
Một ngày sau cơn lũ dữ ở Quảng Bình, cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền đứng giữa sân trường của một huyện nghèo. Cô nhìn thấy cảnh thư viện trường trống trơn, lác đác vài quyển sách giáo khoa, vào giờ ra chơi học trò vẩn vơ ngồi nghịch đất…
Nhìn những cảnh đó, cô Thu Hiền cứ trăn trở: “Phải có gì bổ ích để các em đọc. Không thể thế này mãi được…”.Và dự án nói trên đã ra đời như thế. Bài ký sự ngày 27 tháng Tư của báo Tuổi Trẻ tường thuật.
Mỗi mùa lũ đi qua, đồng bào khắp nơi lại gửi hàng cứu trợ về các tỉnh miền Trung. Nhưng thay vì tặng sách giáo khoa, vở trắng như nhiều đoàn từ thiện, cô Hiền và đồng nghiệp lại chọn các đầu sách tham khảo, sách dạy kỹ năng sống cho học sinh.
“Những năm đầu đời, trẻ em Nhật Bản được trang bị kỹ năng sống nhiều hơn kiến thức. Trên tinh thần đó, dự án tập trung vào học sinh tiểu học, giúp trẻ có thói quen đọc sách, góp phần trang bị kỹ năng sống, hình thành nhân cách, lối sống sau này cho các em.
“Giữa quyển truyện chữ 20,000 đồng và truyện tranh hơn 40,000 đồng, tôi chọn quyển đẹp hơn, hấp dẫn hơn để học sinh hào hứng đọc từng trang sách. Song, không thiếu những truyện dài, truyện chữ, nhưng số lượng ít hơn để phục vụ học sinh có thiên hướng văn chương thưởng thức”, cô Hiền cho biết.
Học sinh được khuyến khích bày tỏ suy nghĩ về quyển sách đã đọc, chia sẻ cảm xúc một cách tự do, chân thành nhất.
Để có sách cho học trò miền Trung, cô Hiền đã tổ chức quyên góp trên mạng xã hội, với sự bảo đảm duy nhất là lời hứa của một nhà giáo. Nhanh chóng, cô Hiền gom được hơn 160 triệu đồng, đặt mua sách, rồi chuyển ra Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Thế là ba cô giáo tuổi gần về hưu chiều hôm trước còn trên bục giảng ở Sài Gòn, trưa hôm sau đã mải miết dọc theo những cung đường heo hút tận miền Trung, cơm đùm cơm nắm lót dạ giữa ngày mưa.
“Sau giờ dạy, chúng tôi gõ cửa doanh nghiệp, các trường phổ thông để xin tài trợ. Khi sách đến tận tay hiệu trưởng cùng nhân viên thư viện, công việc chỉ hoàn thành 10%. 90% thành công còn lại nằm ở nhà trường. Đây không phải hoạt động cho – nhận, mà là sự cam kết giữa những người làm giáo dục. Các thầy cô ở địa phương cùng tham gia dự án, cùng chúng tôi thay đổi tương lai của học trò”.
Đến nay, dự án sách hay cho học sinh tiểu học của cô Hiền đã tiếp cận 200 trường học ở huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh; Nam Đông, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế và huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Ông Phan Trần Duy Hải, hiệu trưởng Trường tiểu học Hương Giang, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết: “Trường ở miền núi, thư viện trường trước đây được hỗ trợ sách, nhưng hai năm vừa rồi hết nguồn. Khi dự án về trường, học sinh có sách mới, các em rất thích, chăm chỉ vào thư viện, lượt đọc tăng cao. Thấy cô Hiền tâm huyết, thầy cô hưởng ứng theo. Mong dự án sẽ giữ liên lạc thường xuyên với trường, và nguồn sách được bảo đảm lâu dài cho học sinh”.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.