Các nhà khoa học Pháp công bố phát hiện mới: một số tế bào gốc có thể ‘ngủ đông’ hơn hai tuần trong xác chết và sau đó có thể phục hồi và phân chia thành các tế bào chức năng mới.
Tế bào gốc của con người: tế bào chưa phân năng (trái) và tế bào thần kinh. (Photo:Nissim Benvenisty). .Công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí ‘Nature Communications’ đã mở khóa những kiến thức chuyên sâu hơn về khả năng biến đổi của tế bào này, và tạo ra một nguồn tương lai để tái tạo các mô bị tổn thương.
Tế bào gốc cơ của bộ xương có thể tồn tại 17 ngày trong cơ thể người và 16 ngày ở chuột, nhiều hơn so với khoảng thời gian 1-2 ngày như các nhà khoa học thường nghĩ từ trước đến nay.
Các nhà khoa học phát hiện thấy tế bào vẫn duy trì được khả năng biến đổi thành các tế bào cơ và thực hiện đầy đủ các chức năng.
“Phát hiện này có thể tạo nền tảng cơ bản cho phương pháp bảo tồn mới, cho các tế bào gốc được sử dụng để điều trị một số loại bệnh lý,” các nhà nghiên cứu cho biết.
Tế bào gốc là các tế bào nhỏ phát triển thành các mô chuyên biệt trong cơ thể.
Chúng đem lại tia hi vọng tái tạo các bộ phận cơ thể bị tổn thương do bệnh tật hoặc tai nạn.
Ông Fabrice Chretien, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, đến từ Viện Pasteur của Pháp, phát hiện thấy để tồn tại trong điều kiện bất lợi, các tế bào cơ xương giảm cơ chế chuyên hóa để rơi vào trạng thái ngủ, sử dụng ít năng lượng hơn.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu tế bào gốc lấy từ tủy xương, nơi tế bào máu được sản sinh.
Những tế bào này vẫn sống 4 ngày sau khi chết ở chuột thí nghiệm và vẫn có khả năng tái tạo mô sau khi cấy tủy xương.
“Bằng việc lấy tế bào gốc từ tủy xương trong xác người hiến tặng, bác sĩ có thể giải quyết được vấn đề thiếu mô và tế bào ở mức độ nào đó”, theo một tuyên bố do 4 viện khoa học ủng hộ cuộc nghiên cứu đưa ra.
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo nên thận trọng bởi phương pháp tiếp cận “rất nhiều hứa hẹn” nhưng đòi hỏi cần thử nghiệm thêm và được công nhận chính thức trước khi thử nghiệm ở người.
Source: ABC Australia