logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/05/2017 lúc 09:24:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Đặng Quốc Anh hướng dẫn hai con là Đặng Nhật Anh (bìa phải) và Đặng Thái Anh học tại nhà.
Courtesy of tuoitre

Trường hợp rút con khỏi trường phổ thông và cha mẹ tự dạy ở nhà là câu chuyện đang được dư luận quan tâm; sau khi truyền thông trong nước cho đăng bài nói về thành công của quyết định đó.
Đó là câu chuyện của gia đình ông Đặng Quốc Anh ở Quận Tân Bình, Sài Gòn, từ hai năm qua đã cho 2 con là Đặng Nhật Anh và Đặng Thái Anh, ra khỏi trường phổ thông để học ở nhà mà thầy  dạy là cha và mẹ.
Lên tiếng trên  báo Tiền Phong số ra thứ Sáu ngày 5 vừa qua, ông Đặng Quốc Anh cho rằng đây là một quyết định sáng suốt vì hình thức học tập này thích hợp với bản thân 2 cháu hơn.
Ông Quốc Anh và vợ đều là giảng viên Học Viện Bưu Chính Viễn Thông thành phố Hồ Chí Minh, đều tự tin là mình có trình độ và có khả năng giáo dục con về mọt mặt.
Có nhiều lý do để giữ con ở nhà và tự dạy chúng học, ông Quốc Anh khẳng định với nhà báo,  là vì thời khóa biểu học trên trường khá là xung khắc với thời biểu làm việc của hai ông bà nên cũng  cả nhà rất mệt và rất vất vả.
Bên cạnh đó, lịch học và môi trường học ở trường xem ra không phù hợp với hai cháu, thí dụ việc truy bài giữa học sinh có học thêm và học sinh không học thêm, việc bắt phạt trong giờ chơi, việc kiểm tra không công bằng, việc bắt học thêm ngoài giờ vân vân..
Và sự việc làm ông dứt khoát với ý tưởng cho con học ở nhà, ông Quốc Anh trình bày tiếp, là khi cháu Nhật Anh, lúc đó học Lớp 10, phải nghỉ học vì bệnh sốt xuất huyết nhưng đến khi trở lại lớp thì bị sốc do không thể bắt kịp lịch học và chương trình học quá nặng.
Theo ghi nhận của nhà báo Thanh Tâm trong bài viết trên mạng, hai em Thái Anh và Nhật Anh đã không phản đối khi được cha mẹ cho nghỉ trường công về học ở nhà trong 2 năm qua. Mặt khác, trình độ Anh ngữ của 2 em được coi là trôi chảy và khá hơn tiếng Việt rất nhiều. Trong cuộc thi IELTS tháng Chín 2016, Thái Anh đạt mức điểm 8.5, Nhật Anh thì đạt mức điểm 8.00 trong cuộc thi IELTS trước đó.
Những ý kiến trái chiều
Đây có thể là lần đầu tiên  chuyện trẻ học ở nhà do cha mẹ dạy được truyền thông loan tải với khá nhiều phản ứng khen, chê hoặc đồng tình. Từ Hà Nội, nhà giáo Phạm Toàn với chủ trương cải cách giáo dục lâu nay, nhận xét:
Ông ấy là một người sáng suốt, thấy rằng cách nào có lợi nhất cho con thì ông ấy làm, và điều kiện là gia đình ấy có hai vợ chồng đều có thể tham gia vào việc dạy con. Điểm thứ hai là 2 đứa con lại hưởng ứng việc làm của bố mẹ mà không cáu giận, không khó chịu. Ông nói trên báo là tôi cho con học ở nhà để mở mang, khai phóng đầu óc thì tức là ở đây đã có cái ý là cách học khác nó không mở mang thì tôi làm cho con tôi nó mở mang. Thế thì gia đình người ta tổ chức cho con người ta học đầy đủ thì chả có vấn đề gì cả.
Từ Sài Gòn, ông Hoàng Trọng An, một phụ huynh cũng là nhà hoạt động xã hội với Trung Tâm Giúp Ích Cộng Đồng, cho biết nếu có điều kiện ông sẽ dạy con ở nhà như mô thức giáo dục của ông bà Đặng Quốc Anh:
Nếu gia đình tôi có đủ trình độ và tiềm lực kinh tế thì tôi chấp nhận để con tôi được học ở nhà. Đó là điều mà  rất  nhiều phụ huynh ở đây mong muốn nhưng thực sự gia đình còn nhiều khó khăn lo cơm áo gạo tiền, thời gian cho con không có cho nên đành cứ nghĩ là gởi con đến trường cho con đi học là hết nhiệm vụ. Việc gia đình ông Đặng Quốc Anh cho 2 con ở nhà để cha và mẹ dạy học theo mô phạm của mình thì thật sự không nhiều. Mà cũng rất may mắn là 2 cháu hiểu được ý của cha mẹ, biết rằng con đường cha mẹ đặt ra cho mình là con đường đúng đắn.
Dưới mắt phụ huynh Phạm Thanh Hoài Bảo thì việc giữ con ở nhà cho con tự học không hẳn là tốt vì trẻ cần đến trường để giao tiếp chơi đùa và ganh đua học tập cùng bạn bè:
Nếu cho con học ở nhà thì các con không có sự cạnh tranh, khi học phải có cạnh tranh ganh đua với nhau, phải học về kiến thức và học về xã hội nữa. Nếu bé học ở nhà không thì nó không biết gì ngoài xã hội. Trong trường học thì phải va chạm và phải phấn đầu để vượt lên nữa, thành ra Bảo thấy cho con học ở nhà không hoàn toàn là tốt. Báo nói về  trường hợp của 2 em này là học giỏi nhưng mà giỏi về ngoại ngữ thôi, ngoài môn đó ra các em còn phải giỏi về nhưng môn khác nữa. Nếu chỉ học ở nhà không thôi thì từ từ 2 em sẽ giống như tự kỷ, nó chỉ nghĩ như vậy là đúng mà nó không biết được ở ngoài có những chuyện khác mà mấy em phải phấn đầu, phải hòa nhập và phải giúp cho người khác. Đó là môi trường giáo dục tốt hơn nếu mấy em đến trường và gia nhập vào những tổ chức xã hội khác.
Chuyên gia Phạm Quỳnh Hương Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội tại Hà Nội cũng có cùng quan điểm với phụ huynh Phạm Thanh Hòa Bão:
Thế nhưng ở Việt Nam mà dạy con ở nhà như thế nó cũng không có đủ điều kiện. Thứ nhất trẻ con cần giao tiếp trong một xã hội thực sự, còn khép kín nó ở nhà, đưa cho con một môi trường thuần khiết quá về sau ra đời gặp khó khăn con không biết ứng xử như thế nào, nó sẽ bị sốc. Tôi nghĩ bằng cái giải pháp giữ con ở nhà tôi nghĩ đứa trẻ sẽ bị hạn chế.
Đó là chưa nói đến tính cách cá biệt của môi trường giáo dục khép kín riêng tư mà trẻ vô tình thâm nhập:
Nó sẽ tự đề cao nó lên, không hòa nhập được vào xã hội và coi thường người khác. Đấy là điều không nên nhưng ở Việt Nam thực tế có những chuyện như thế thật.
Tuy nhiên theo nhà giáo Phạm Toàn thì chuyện dạy con ở nhà là một giải pháp có thể được đề cao nếu được tổ chức đúng qui chuẩn với cha mẹ là những người thầy đầu tiên và tốt nhất:
Nếu đứa trẻ con của anh Quốc Anh mà cứ ép nó phải ở cái trường cái lớp mà nó không chịu đưng được thì nó sẽ trở thành kẻ chống phá, quậy phá, và nó bị nhìn bằng con mắt ác cảm. Chính như thế là đẩy nó thành kẻ thù địch của xã hội.
Cho nên đừng sợ trẻ mất cái gốc xã hội, bố mẹ đã là một xã hội rồi. Lev Semonovich Vygotski, nhà tâm lý học vĩ đại của Nga đã nói rằng môi trường gia đình đã là xã hội rồi.  Xã hội bắt đầu từ gia đình chứ không phải ra đường mới là xã hội.
Được biết từ tháng 2 năm 2017 ông Đậng Quốc Anh đã ghi tên cho con trai thứ Đặng Thái Anh vào Lớp Chín một trường quốc tế ở Sài Gòn. Con trai đầu của ông là Đặng Nhật Anh chuẩn bị thi  IGCSE để lấy chứng chỉ quốc tế về Anh ngữ trong tháng này.
Ngoài ra hai anh em còn được cha mẹ khuyến khích học đàn, tập  thể dục và chia nhau làm việc nhà.
Theo RFA

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.